Tại sao cơ sở đa cấp có thể ngang nhiên hoạt động không phép?
Nhiều người dân nghèo Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ “mất cả chì lẫn chài” vì lỡ “dính” vào “con đường làm giàu nhanh chóng” của cơ sở Hoàng Giang Phúc, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Vấn đề đặt ra là tại sao những cơ sở này có thể ngang nhiên hoạt động khi chưa được cơ quan chức năng địa phương cấp phép?
Nhiều người dân bao vây cơ sở Hoàng Giang Phúc Hương Khê
Có “lệnh cấm” vẫn lén lút hoạt động!
Như Báo PLVN đã thông tin, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy có đến 4 cơ sở hoạt động tại tỉnh Hà Tĩnh nhưng các cơ sở này đều chưa được Sở Công Thương, Sở Y tế Hà Tĩnh cho phép hoạt động bán hàng đa cấp cũng như khám, chăm sóc sức khỏe con người. Vậy tại sao các cơ sở này vẫn ngang nhiên hành nghề khiến nhiều người dân “dính bẫy”?
Theo tìm hiểu của PLVN, các cơ sở này đều đăng kí hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh và “núp bóng” là “đại lý mua bán hàng kim khí điện máy, hàng may mặc sẵn, mỹ phẩm”, được “cấp huyện” cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng trên, không cấp phép bán hàng đa cấp và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn tung ra những gói sản phẩm đi kèm dịch vụ chăm sóc sức khỏe để thu hút khách hàng.
Tại huyện Hương Khê, theo “Biên bản làm việc và giao trách nhiệm” của Công an thị trấn Hương Khê: Ngày 16/7/2015, UBND thị trấn mời ông Nguyễn Hồng Luy, chủ cơ sở Hoàng Giang Phúc Hương Khê cùng các nhân viên của cơ sở này tới làm việc với nội dung: cơ sở Hoàng Giang Phúc do ông Luy làm chủ có hoạt động chăm sóc sức khỏe, xoa bóp cho người dân và bán hàng đa cấp của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy (có trụ sở tại Hà Nội) cho người dân khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Anh Nguyễn Văn Hùng, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Thái Thị Hải Yến thừa nhận là nhân viên của cơ sở Hoàng Giang Phúc để hoạt động chăm sóc sức khỏe, xoa bóp, bán hàng đa cấp và thuyết trình cho nhân dân đến mua hàng tại cơ sở. Chị Yến, nhân viên thu ngân trực tiếp thu tiền và làm hợp đồng cho người tham gia…
Video đang HOT
Biên bản kết luận: Nghiêm cấm cơ sở Hoàng Giang Phúc hoạt động bán hàng đa cấp và chăm sóc sức khỏe. Chủ cơ sở này cùng các nhân viên đã nhất trí và kí tên vào biên bản làm việc, thế nhưng vẫn lén lút hoạt động.
Đề nghị rút giấy phép kinh doanh
Đến ngày 28/7, UBND thị trấn Hương Khê có Báo cáo số 32 gửi UBND huyện, Đội Quản lý thị trường, Công an huyện với nội dung: sau khi phát hiện cơ sở Hoàng Giang Phúc hoạt động không đúng nội dung kinh doanh trong giấy phép, thị trấn đã giao trách nhiệm, tuy nhiên cơ sở này vẫn lén lút hoạt động.
Để ngăn chặn hoạt động trái phép của cơ sở Hoàng Giang Phúc, UBND thị trấn đề nghị UBND huyện Hương Khê xem xét rút giấy phép hoạt động của cơ sở Hoàng Giang Phúc, ngăn chặn các hành vi dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia bán hàng đa cấp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và làm mất ổn định trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra làm rõ sự việc.
Trao đổi với Báo PLVN, ông Lê Hữu Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Hương Khê cho biết: “UBND thị trấn đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra cơ sở Hoàng Giang Phúc, ông Nguyễn Hồng Luy, chủ cơ sở thừa nhận chưa được Sở Công Thương Hà Tĩnh cấp phép cho bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng vẫn hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
Ngoài ra, cơ sở này chỉ được UBND huyện Hương Khê cấp giấy phép kinh doanh kim khí, điện máy nhưng lại hoạt động khám chữa bệnh và bán gói chăm sóc sức khỏe khi chưa có giấy phép của Sở Y tế Hà Tĩnh cấp. Đây là một hoạt động có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật cần phải làm rõ…”.
Ông Thái cho biết thêm: “Để tránh tình trạng nhân dân bị “sập bẫy”, chúng tôi đã có thông báo đến các ngành, đoàn thể, ban quản lý chợ, thôn xóm, truyền thanh trực tiếp trên các loa phát thanh… tuyên truyền cho người dân trước các hoạt động bán hàng đa cấp của cơ sở Hoàng Giang Phúc để tránh thiệt hại về tiền bạc, tài sản của nhân dân. Đối với những người dân đã lỡ tham gia, đóng tiền nay muốn lấy lại số tiền đã nộp thì cần sớm tới gặp các cơ quan chức năng, trong đó có UBND thị trấn để được hướng dẫn làm đơn thư, tư vấn thủ tục…”.
Cách thức các cơ sở đa cấp quảng cáo, “dẫn dụ” người dân Hà Tĩnh vào “con đường đa cấp” như thế nào, PLVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Theo Pháp Luật
Lật tẩy 'tập đoàn nông thôn mới'
Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt giữ các thành viên chủ chốt mang danh "Tập đoàn xây dựng Việt Nam -Cu Ba" về các xã vùng sâu "tài trợ công trình xây dựng nông thôn" nhưng thực tế chỉ là "bánh vẽ" để lấy tiền.
"Chủ tịch" Am đang thuyết phục doanh nghiệp tại một nhà hàng ở H.Lệ Thủy, Quảng Bình - Ảnh: C.T.V
Thượng tá Nguyễn Quốc Công, Phó phòng An ninh điều tra (ANĐT) - Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết sáng 31.7, lực lượng ANĐT Công an tỉnh đã phối hợp với Cục ANĐT và Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) chia làm 3 mũi phá án.
Theo đó, bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của Nguyễn Văn Am (50 tuổi) tại 2 xã Đông Ninh và Tân Châu (H.Khoái Châu, Hưng Yên); bắt và khám xét khẩn cấp đối với Kim Thị Minh Nhuận (35 tuổi, tại Gia Lâm và Đống Đa, Hà Nội); khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của Phạm Uông (63 tuổi, quê ở xã Nhật Tân, Gia Lộc, Hải Dương). Hiện Am và Nhuận đang bị tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra làm rõ.
Tính đến khi bị bắt, "tập đoàn" của Am đã "hành nghề" qua 20 tỉnh, thành trong toàn quốc với tổng cộng 370 xã, lấy của các doanh nghiệp nông thôn với số tiền hàng tỉ đồng.
Thông tin ban đầu từ cơ quan ANĐT cho hay, Am vốn là nhân viên bảo vệ của một doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp này đóng cửa, Am rơi vào cảnh thất nghiệp và tự "sáng tác" ra cái gọi là "Tập đoàn xây dựng Việt Nam - Cu Ba" (viết tắt là VIS) và tự phong mình là chủ tịch.
Để lấy lòng tin, Am tạo dựng hình ảnh là "đại tá an ninh", thuê thợ ảnh ghép hình Am với các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cao cấp; tự xưng mình từng tham gia phá vụ án Năm Cam. Đi đâu, Am cũng mang theo mũ cảnh sát, roi điện; thậm chí có thẻ cán bộ của một đài truyền hình.
"Tổng thầu chính" Phạm Uông tại cơ quan An ninh điều tra - Công an Quảng Bình - Ảnh: T.Q.N
Năm 2013, "chủ tịch" Am gặp ông Nguyễn Văn Vinh (67 tuổi, quê ở Gia Lâm, Hà Nội) và phong ông Vinh làm Trưởng ban quản lý dự án, Kim Thị Minh Nhuận làm kế toán tổng hợp. Như Thanh Niên đã thông tin, khi về các xã, "tập đoàn" này khoe có một nguồn vốn phi chính phủ lên đến hàng ngàn tỉ đồng và hứa tài trợ xây dựng các công trình nông thôn mới giúp địa phương. Tại nhiều xã, "chủ tịch" Am hứa tài trợ dự án lên đến 70 - 80 tỉ đồng và cam kết địa phương "chỉ hoàn lại với mức cực kỳ ưu đãi hoặc không cần hoàn lại".
Khi các doanh nghiệp xây dựng địa phương đồng ý tham gia chương trình "nông thôn mới", "chủ tịch" Am yêu cầu nộp 5 triệu đồng cho 1 hạng mục, gọi là tiền phụ phí truyền hình để mời đài truyền hình về quay phim quảng bá cho chương trình. Với lý do "tập đoàn chưa thành lập, sẽ thành lập khi nguồn vốn được giải ngân và việc thành lập do Chính phủ quyết định", nhóm của "chủ tịch" Am đã làm mờ mắt nhiều nạn nhân ở các địa phương vùng sâu, ung dung thu tiền mà hoàn toàn không hề có biên lai, chứng từ.
Hiện cơ quan ANĐT vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ mạng lưới kinh doanh "kỳ lạ" này.
Trương Quang Nam
Theo Thanhnien
Không có giấy phép, công ty đa cấp vẫn "chém gió" như thần Mặc dù chưa có giấy phép hoạt động kinh doanh đa cấp nhưng lâu nay, Công ty CP Everichs Global vẫn hoạt động rầm rộ với nhiều chiến dịch thu hút người tham gia. Gần đây, một doanh nghiệp bán hàng đa cấp có tên Công ty CP Everichs Global xuất hiện trên thị trường và tích cực kêu gọi người tham gia...