Tại sao có sản phụ sinh con “nhanh như một cơn gió”, có người lại rất khó khăn
Chuyện sinh nở của phụ nữ khó hay dễ, ngoài yếu tố cơ địa thì còn chịu ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác.
Mỗi sản phụ có quá trình sinh nở chẳng ai giống ai. Có người sinh con “nhanh như một cơn gió”, vừa lên bàn đẻ, rặn vài hơi là em bé đã cất tiếng chào đời. Thời gian nằm trên bàn đẻ tính ra có khi chỉ khoảng 30 phút.
Nhưng cũng có sản phụ đau đẻ cả ngày, sau đó lên bàn đẻ cố gắng mãi vẫn chưa thể hoàn thành cuộc sinh. Thậm chí khó khăn đến mức sau đó phải chuyển sang mổ lấy thai gấp vì em bé có khả năng bị ngạt.
Vẫn biết chuyện sinh dễ hay sinh khó phụ thuộc một phần vào cơ địa của từng sản phụ, thế nhưng, những sản phụ có cuộc sinh diễn ra dễ dàng đều có 3 đặc điểm sau đây:
1. Sản phụ sinh con thứ
Khi sinh con thứ hai, sản phụ đã có kinh nghiệm tích lũy từ lần sinh trước. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ sinh con lần đầu tiên bao giờ cũng khó khăn hơn lần sinh thứ hai, thứ ba… Vì khi ấy đường sinh chưa từng được mở ra lần nào, sản phụ cũng không biết cách lấy hơi và rặn đẻ. Ngoài ra, lần đầu trải nghiệm cơn đau đẻ khiến phụ nữ vô cùng khó khăn để thích nghi và vượt qua. Tâm trạng luôn lo lắng và căng thẳng, thêm nhiều yếu tố gộp lại khiến cho cuộc sinh khó khăn và kéo dài hơn.
Khi sinh con thứ hai, sản phụ đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy từ lần sinh trước. Cổ tử cung từng đóng – mở 1 lần nên hoạt động sẽ nhanh chóng và trơn tru hơn. Thêm nữa, sản phụ sinh con thứ hai đã nắm được cách rặn đẻ, cảm xúc ổn định hơn so với bà mẹ mới sinh con lần đầu. Đó là những yếu tố thuận lợi để chuyện sinh nở nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Video đang HOT
2. Sản phụ ở độ tuổi sinh sản tốt nhất
Nhiều người già thường khuyên phụ nữ trẻ “tranh thủ mà sinh con” không phải không có cơ sở. Ở độ tuổi sinh sản tốt nhất, em bé sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, bản thân sản phụ cũng nhanh hồi phục sức khỏe và quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
Theo góc độ y học, phụ nữ từ 23 – 30 tuổi là độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất. Sau tuổi 30, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm dần đều, sau tuổi 35 thì bắt đầu giảm mạnh.
3. Sản phụ có thói quen vận động và cân nặng thích hợp
Thời kỳ mang thai, phụ nữ cần ưu tiên nghỉ ngơi vì sự an toàn của em bé. Nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ không nên vận động. Ngược lại, có thói quen tập thể dục đều đặn và tập những bộ môn phù hợp lại là yếu tố quan trọng để việc sinh nở thuận lợi hơn.
Các bài tập thể dục hàng ngày phù hợp với thai phụ là: yoga, đi bộ… Bà bầu nhớ không nên vận động trong thời gian dài, khi đi bộ cần có người nhà bên cạnh để phòng tình huống bất ngờ phát sinh.
Ngoài ra, việc sản phụ tăng bao nhiêu cân khi mang bầu cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Đối với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai, mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11kg đến 16 kg.
Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ. Tăng cân quá ít sẽ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân ở mức hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, vừa có tác động tốt đến quá trình sinh con sau đó.
Muốn con sinh ra thông minh hơn người, mẹ bầu phải nhớ 4 nguyên tắc này
Trí thông minh của bé không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ khi mang bầu.
Chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn sinh được những đứa con thông minh, sáng dạ. Nhiều người cho rằng IQ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền nhưng thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 40 - 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường, lối sống. Do đó, bên cạnh yếu tố bẩm sinh, mẹ hoàn toàn có thể cải thiện IQ của con thông minh cho bé ngay từ trong bụng bằng việc tuân thủ 4 nguyên tắc khi mang bầu dưới đây.
Mang thai, sinh con trong độ tuổi "vàng"
Theo các nhà khoa học, từ 25 đến 30 tuổi là độ tuổi sinh nở tốt nhất của phụ nữ.
Về góc độ sinh học, thời điểm này, cơ thể và hệ thống sinh sản của mẹ đã phát triển hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, do đó nguy cơ đột biến ít nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp... Thêm vào đó, đây cũng là quãng thời gian cổ tử cung có độ đàn hồi tốt nhất, dễ mở rộng, các cơn co tử cung cũng mạnh mẽ hơn, thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Về góc độ tâm lý thì đây là lúc phụ nữ đã đủ trưởng thành và sẵn sàng làm mẹ. Sau khi sinh con, chị em phụ nữ trong độ tuổi này có tốc độ phục hồi nhanh, điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con cái đầy đủ.
Mẹ sinh con khi đã lớn tuổi khiến bé có nguy cơ gặp vấn đề về thể chất và trí tuệ. (Ảnh minh họa)
Nếu cơ thể người mẹ "quá non" hoặc "quá già" khi sinh nở, thai nhi sẽ phải "đấu tranh" để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Chăm chỉ vận động khi mang thai
Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, ở các bà mẹ thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại. Điều này là do việc tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, giúp tăng lượng máu tuần hoàn tới não thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và từ đó, trí tuệ của em bé được tăng cường mạnh mẽ.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Montreal (Canada) cũng đã chọn ra 20 phụ nữ mang thai để tham gia nghiên cứu. Nhóm thứ nhất được đề nghị tập luyện thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại không thực hiện các bài tập thể dục mà chỉ vận động ở mức độ vừa phải. Kết quả theo dõi ghi nhận những đứa trẻ mà mẹ có tập luyện thể dục khi mang thai có thể dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa các âm thanh. Khả năng này được coi là tín hiệu của sự phản xạ thuần thục, đồng thời cho thấy não bộ của các bé này đã và sẽ phát triển tốt hơn.
Chú ý đến dinh dưỡng
Dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của em bé. Vì vậy khi mang bầu mẹ cần ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất có khả năng hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Đó là sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi, axit folit quyết định đến sự hình thành mô não của thai nhi. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não kém hoạt động. Thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ cho thai nhi trong bụng mẹ. Những axit này giúp thúc đẩy khả năng của não bộ và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí thông minh của bé.
Giữ tinh thần thoải mái
Mẹ thường xuyên cáu giận, căng thẳng trong thai kỳ có thể sinh con kém thông minh hơn. (Ảnh minh họa)
Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những quyển sách hay thì biểu đồ sóng siêu âm hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi diễn ra rất tốt. Ngược lại, nếu bà bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, có môi trường sống không đảm bảo thì khả năng hoạt động và phát triển của bé cũng kém đi.
Chính vì vậy khi mang thai, người mẹ cần chú ý giữ lối sống lành mạnh, đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn.
Ngọc Linh
Tôi đi... đẻ: Vượt cạn Khi nghĩ mình không thể tiếp tục vượt qua những cơn gò dồn dập kéo đến, tôi nghĩ cách cầu cứu thì nhận ra không có điện thoại hay một phương tiện nào để liên lạc... Tóc đen nhánh, đôi mắt ngơ ngác nhìn thế giới. Con gái tôi đã ra đời bình an... - Ảnh: Trung Du Gửi lại điện thoại, đôi...