Tại sao có những cặp đôi làm thụ tinh trong uống nghiệm nhiều lần mới thành công?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong TTTON (IVF) là do phôi không thể làm tổ trong tử cung (thất bại làm tổ).
Câu hỏi: Năm nay tôi 32 tuổi, lấy chồng 5 năm, hiện tại vẫn chưa có con. Tôi có đọc rất nhiều thông tin về thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) và thấy rằng có những trường hợp làm 1 lần được ngay nhưng cũng có trường hợp thất bại, phải làm nhiều lần.
Vậy tôi xin hỏi, nguyên nhân dẫn đến thất bại thất bại khi làm TTTON chủ yếu là gì? Và tôi bị buồng trứng đa nang thì có làm TTTON được không? (H. Trang)
Trả lời:
Tỷ lệ thành công của IVF đang dần tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ thành vẫn còn chênh lệch nhau giữa các trung tâm IVF khác nhau, nhưng giao động trong khoảng từ 20 đến 50%.
Khoảng 80% thất bại khi IVF là do “phôi không vẹn toàn” mà phần lớn nguyên nhân là do bất thường số lượng NST do tuổi cao của mẹ, giảm dự trữ buồng trứng, bất thường tinh trùng chồng cũng như do phác đồ kích thích buồng trứng của bác sĩ.
Theo bác sĩ Phạm Thúy Nga, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học (BV Phụ Sản Hà Nội), một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong TTTON (IVF) là do phôi không thể làm tổ trong tử cung (thất bại làm tổ).
Video đang HOT
Thất bại làm tổ cũng được nhắc đến nhiều trong “thất bại IVF nhiều lần không rõ nguyên nhân”, “sẩy thai liên tiếp” và thất bại TTTON ở những trường hợp phụ nữ có bất thường về giải phẫu tử cung, bất thường về các yếu tố miễn dịch.
Bất thường về giải phẫu tử cung ở người phụ nữ có thể có ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi không hề nhỏ: Chụp tử cung – vòi tử cung là phương pháp truyền thống để đánh giá tính toàn vẹn của buồng tử cung. Nó cũng có thể cho phép bác sĩ xác định được những thương tổn trong buồng tử cung như: U xơ dưới niêm mạc, dính buồng tử cung và polyp buồng tử cung. Tất cả những tổn thương này đều gây cản trở cho sự làm tổ của phôi vì chúng đóng vai trò như “một loại ổ viêm”, có cơ chế tương tự như dụng cụ tử cung, gây viêm và cản trở phôi làm tổ.
Bất thường về độ dày niêm mạc tử cung: Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung vào ngày rụng trứng hoặc ngày chọc trứng là> 9 mm. Điều đó có nghĩa là với độ dày niêm mạc
Bất thường về các yếu tố miễn dịch: Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng Phospholipid, kháng giáp trạng, và kháng buồng trứng.
Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá huỷ lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.
Nếu vợ chồng bạn đang có ý định thực hiện TTTON thì tốt nhất nên đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám và có định hướng cụ thể.
Theo Helino
Cố gắng suốt 2 năm mà chẳng có con, cặp vợ chồng chuẩn bị làm thụ tinh trong ống nghiệm thì vợ phát hiện một sự thật "chấn động"
Chuyện đến quá đỗi bất ngờ khiến cặp vợ chồng không khỏi bối rối, bởi không ai nghĩ chuyện này có thể xảy ra được.
Cô Stephanie Latcham, 27 tuổi, đến từ Ferryhill, Durham (Anh) đã từng bị sảy thai 2 lần, cô và chồng mình, anh Michael Gough, 30 tuổi, đã cố gắng để có thai trong suốt 2 năm liền nhưng không được. Khi cả 2 vợ chồng đang chuẩn bị điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì cô Stephanie đột nhiên phát hiện mình đang mang thai 3.
Trước đó cô Stephanie bị mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và cô đã vô cùng sốc khi bác sĩ siêu âm thông báo rằng cô không chỉ mang thai 1 mà những 3 em bé liền. Trong đó 1 phôi tách thành thêm 2 phôi nữa, tạo thành thai 3 cùng trứng, điều này chỉ xảy ra ở 1/200 triệu ca sinh nở. Niềm vui của cặp vợ chồng càng nhân đôi lên khi cả 3 đứa con Ollie-Anna, Isabella và Brianna đều chào đời khỏe mạnh vào ngày 30 tháng 3 năm 2019.
Vợ chồng cô Stephanie bên các con của mình.
Hiện tại vợ chồng cô Stephanie đang chia sẻ lại câu chuyện của mình để mang lại niềm hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn khác. "Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng giấc mơ có con của mình sẽ thành hiện thực một cách tự nhiên như vậy trong khi chúng tôi đang đi nghỉ dưỡng. Tôi đã trải qua hai lần sảy thai trong quá khứ và sau khi được chẩn đoán mắc Hội chứng buồng trứng đa nang, tôi nghĩ rằng chỉ có thụ tinh trong ống nghiệm mới giúp mình có con được.
Nhưng trong kỳ nghỉ dưỡng ở Mallorca (Tây Ban Nha), tôi đã thụ thai vào ngày 9 tháng 9, chỉ một ngày sau khi Michael cầu hôn. Ba tuần sau khi chúng tôi về nhà, tôi phát hiện ra mình có thai vào ngày 30 tháng 9, điều này đã khiến chúng tôi bị sốc, thật không thể tin được.
Bức ảnh siêu âm các bé.
Cô Stephanie không thể giấu nổi niềm hạnh phúc của mình bên các con.
Lần siêu âm đầu tiên vào tháng 10 cho chúng tôi thấy có 1 em bé, hai tuần sau là em bé thứ 2 và sau đấy một tuần nữa là có em bé thứ 3. Đó là cảm giác tuyệt vời nhất trên đời khi tôi biết mình đang mang trong người ba phép màu. Sau tất cả những gì chúng tôi đã trải qua - cuối cùng nó đã thành hiện thực", cô Stephanie hạnh phúc kể lại câu chuyện.
3 thiên thần nhỏ đáng yêu Ollie-Anna, Isabella và Brianna
Anh Micheal cũng cho biết thêm: "Có 3 đứa trẻ sơ sinh trong vòng 7 tháng vừa tuyệt vời vừa đáng sợ, Stephanie luôn nói rằng cô ấy muốn có một gia đình như trong bộ phim 'Ở nhà một mình'. Sau khi khao khát có 1 đứa con, thì cuối cùng vợ chồng tôi có hẳn 3 đứa liền. Các bác sĩ cũng cho biết rằng chỉ có 1 trong 200 triệu ca sinh 3 cùng trứng, chúng tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn".
Nguồn: Mirror
Theo helino
Người phụ nữ khuyết tật xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân Chị Hoàng Thị Dung, 37 tuổi, Bắc Ninh, nhớ mãi khoảnh khắc con gái chào đời ngày 22/6/2018 mang đến hy vọng cho cuộc sống nhiều mất mát của chị. Trong căn nhà nhỏ ở Quế Võ, chị Dung ôm con gái nhỏ vào lòng vỗ về. Sau hơn một năm sinh con, Dung vẫn chưa quên khi nghe con cất tiếng khóc...