Tại sao Chương Tử Di chỉ đóng phim điện ảnh, nay lại quay về đảm nhiệm nữ chính phim truyền hình
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi tin tức Cbiz, chắc chắn sẽ biết tin Chương Tử Di tham gia bộ phim truyền hình “Đế Vương Nghiệp”. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao một diễn viên chuyên trị những thể loại vai của màn ảnh rộng lại quay về góp mặt trên màn ảnh nhỏ?
Chắc hẳn mọi người đều biết Chương Tử Di trước đây chỉ đóng phim điện ảnh, trước giờ không hề quay phim truyền hình. Nhưng Đế Vương Nghiệp có gì hấp dẫn, đủ để làm Chương Tử Di thay đổi suy nghĩ, đồng ý tham gia vào bộ phim?
Không có lý do nào khác, rất đơn giản nguyên nhân chính là vì tiền
Với sự thành công của các bộ phim nói về nữ chủ trước đó, hàng loạt phim nhanh chóng “bắt chước” theo. Trong hai năm này, có không ít phim nữ chủ với các nhà đầu tư khác nhau lên sóng và số tiền họ đổ vào các dự án là rất lớn. Nói cách khác, nếu muốn kiếm tiền thì quay các bộ phim đề tài nữ chủ là một trong những cách nhanh nhất.
Khởi đầu phim nữ chủ với kinh phí cao là bộ phim Chân Hoàn truyện với chi phí đầu tư 70 triệu NDT, doanh thu thu được là 300 triệu NDT, nếu trừ đi các chi phí khác thì lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu NDT.
Từ đó về sau, các công ty, nhà chế tác lớn gần như “sáng mắt” lên. Phim về đề tài nữ chủ là một trong những thể loại thường xuất hiện nhất trên truyền hình. Lục Trinh truyền kỳ, Sở Kiều truyện là các bộ phim giúp cho tên tuổi Triệu Lệ Dĩnhđến gần hơn với khán giả. Võ Mỵ Nương truyền kỳ cũng đã gây sốt suốt một khoảng thời gian dài. Mỵ Nguyệt truyện tiếng vang càng lớn hơn. Còn có, Nữ Y Minh Phi truyện, Cẩm tú vị ương, Cô phương bất tự thưởng, Đại Đường vinh diệu, Long Châu truyền kỳ, Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Vân trung ca, Tướng quân tại thượng…. Vô số diễn viên, tiểu hoa vì quay phim nữ chữ mà nhận được mức thù lao khá cao. Với trường hợp của Chương Tử Di, nhiều nhà chuyên môn lẫn đa số khán giả đều nhận định yếu tố thu hút nàng đại hoa đán quay về màn ảnh nhỏ là vì thù lao.
Đế Vương Nghiệp (sau đã đổi tên thành Đế Hoàng Nghiệp) dựa theo tiểu thuyết mà nói thì không có tình tiết nào đặc sắc.
Cũng có người nói, Chương Tử Di chính là “Chương quốc tế” thì làm sao có thể diễn vai nhân vật “não tàn” Mã Lệ Tô trong phim truyền hình! Thậm chí, còn có fan hâm mộ đã viết một bức thư dài mấy nghìn chữ trên weibo với mục đích khuyên Chương Tử Di đừng nên “tự hạ thấp bản thân mình”. Tình cảm mà người hâm mộ dành cho cô là có thể hiểu được.
Chương Tử Di khi mới vào nghề đã là người có vị thế rất cao. Hơn 20 năm qua, Chương Tử Di đã đóng qua rất nhiều bộ phim và cô luôn là nữ chính thứ nhất mà các đạo diễn lựa chọn. Với bộ phim Phụ thân, mẫu thân của tôi của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Chương Tử Di đã xuất sắc giành được giải thưởng Gấu bạctại liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 50, giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Bạch Ngọc Lan lần thứ 23. Sau đó, cô còn nhận được một loạt các vai diễn đặc sắc khác trong nhiều bộ phim khác nhau bộ phim như: Ngọa Hổ Tàng Long, 2046, Nghệ kỹ hồi ức lục, Nhất đại tông sư.… Các đạo diễn lớn trong và ngoài nước, Chương Tử Di đều đã hợp tác qua, cũng vì thế mà cô còn có tên gọi khác là “ Chương quốc tế“.
Video đang HOT
Trong giới nghệ sĩ, diễn vai gì đều sẽ có sự phân chia cao thấp (chủ yếu là dựa vào khả năng diễn xuất ở các độ khó khác nhau). Luôn luôn có sự mặc định trong giới là Hý kịch luôn hơn hẳn Phim điện ảnh, và tất nhiên Phim điện ảnh địa vị cao hơn nhiều so với Phim truyền hình. Khi mới bước chân vào con đường diễn xuất, Trương Nghệ Mưu từng nói với Chương Tử Di: “ Không nên tham gia phim truyền hình, như vậy sẽ làm hạ thấp giá trị của bản thân”. Về sau, Chương Tử Di luôn tuân theo nguyên tắc này, chỉ đi theo phim điện ảnh.
Tuy nhiên, dưới sự cám dỗ của đồng tiền, đoán chắc rằng Chương Tử Di cũng không quan tâm nhiều đến thế. Nhưng thực ra, trong giới nghệ sĩ trước giờ đều như vậy, địa vị, chỗ đứng cao đôi khi không có nghĩa là thu nhập cao. Ngược lại, đối với một số phim truyền hình thì khả năng diễn xuất không hề yêu cầu gì cả, nhưng thu nhập với giá “trên trời”. Chương Tử Di lại là người sống rất “thực tế”, vì con đường danh lợi của bản thân có thể nói là “liều chết liều sống”. Với nghệ thuật trong nước, Chương Tử Di đã là người nổi tiếng. Cô ấy vì tiền nên chấp nhận đi đóng phim truyền hình cũng có thể xem là chuyện “hợp tình hợp lý”.
Điều đáng nói ở đây chính là việc “đầu tư” lần này của Chương Tử Di chưa chắc đã đúng đắn. Dựa theo khả năng lên sóng của các bộ phim cổ trang và chính sách thắt chặt nghiêm ngặt của tổng cục thì mỗi năm số lượng đề tài cổ trang lên sóng trên khung giờ vàng chỉ đạt mức 1 bộ/1 đài. Giống như Như Ý truyện chẳng hạn, sau khi mọi khâu chế tác hoàn tất đến nay phim vẫn chưa thể lên sóng, tổn thất lớn là điều không thể tránh khỏi. Chương Tử Di với nhiều hy vọng tham gia vào Đế Hoàng Nghiệp lần này mà nói, kết cục ngược lại có thể “Trộm gà không thành còn mất nắm gạo”.
Theo Saostar
Bạn có biết cả một nền văn minh Trung Hoa cổ được tái hiện trong "Hậu Cung Như Ý Truyện"?
Trong "Hậu Cung Như Ý Truyện" từng chi tiết, từng hành động nhỏ cũng đủ để làm thành một cuốn film tài liệu về văn hóa Trung Hoa thời phồn thịnh Ung - Càn Long.
Tuy chỉ mới đi được 1/3 chặng đường nhưng bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện đã cho khán giả xem những phân cảnh đã mắt, đã tai. Không chỉ ở việc tranh đấu chốn hậu cung, khán giả còn bị choáng ngợp bởi sự đầu tư công phu, tỉ mỉ cho những chi tiết được đánh giá không mấy quan trọng. Quốc tang, lễ đăng cơ, các buổi lễ sắc phong, ...đều tái hiện chân thực một thời kỳ huy hoàng của triều đại nhà Thanh.
Quốc tang
Trong tập 3 của bộ phim sau khi Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế qua đời, một tang lễ đã được cử hành long trọng sát với nghi thức dưới triều Thanh. Từ việc bái quỳ, đi đứng, ăn mặc đều được phục dựng tỉ mẩn. Ví dụ như nghi thức khóc tang vốn chỉ là nghĩa vụ của các quan trong triều đình, bách tính không cần phải thực hiện điều này. Các vị phu nhân quan tam phẩm trở lên sẽ phải mặc vải gai, tay áo lớn, cổ tròn, khăn gai trải đầu cùng với phu quân của mình tới trước cổng Tư Thiện vào sáng sớm để khóc vong linh hoàng đế. Sau 3 ngày họ có thể mặc quần áo thường phục.
Đại tang của tiên đế diễn ra tại Càn Thanh cung
Các cảnh quỳ bái cũng được thực hiện nghiêm cẩn với lịch sử
Cách chấp tay vái, lạy cũng rất chỉn chu
Đại lễ đăng cơ
Nhà sản xuất phim đã dựng lại sát nhất với lịch sử Trung Quốc xưa phân đoạn đăng cơ trong Như Ý Truyện. Thời vua Càn Long, nghi lễ nhiếp chính không được cử hành ở đại điện mà được diễn ra ở quảng trường. Cảnh hoàng đế đăng cơ có đến 976 diễn viên quần chúng tham gia mà không cần dùng kỹ xảo.
Ung Chính năm thứ 13 ngày 3 tháng 9. Hoằng Lịch đăng cơ lấy niên hiệu là Càn Long
Quần thần quỳ trước điện Thái Hòa
Gần 1000 diễn viên được huy động
Nghi lễ sách phong phi tần
Tập 20 của bộ phim, trong lúc Như Ý bị đẩy vào lãnh cung thì ở một diễn biến khác, nghi thức sắc phong của các vị phi tần được diễn ra.
Phân vị trong hậu cung đến thời nhà Thanh là đơn giản nhưng lại cực kỳ rõ ràng và tôn ti. Từ trên xuống có 8 cấp bậc với số lượng đồng thời được tại vị như sau: 1 Hoàng hậu, 1 Hoàng quý phi, 2 Quý phi, 4 phi, 6 tần, quý nhân, thường tại, đáp ứng số lượng không giới hạn. (Nguồn: Page Hậu cung Như Ý Truyện)
Lễ sắc phong Tần vị cho các quý nhân
Trong đó Tần vị là sự đánh dấu một bước ngoặc quan trọng. Tần vị là danh vị chính thức được làm chủ một cung hoặc một điện ở hậu cung, có triều phục, có thể tự xưng bổn cung và được người có phân vị thấp hơn tôn xưng hai chữ nương nương. Vậy có thể thấy từ chính ngũ phẩm quý nhân đến chính tứ phẩm tần tuy chỉ cách nhau một phân vị nhưng nghi lễ đối đãi hoàn toàn khác biệt.
Nghi lễ có đầy đủ chiếu chỉ, sách văn
Lễ nghi cung đình Trung Hoa nói chung và lễ nghi Hoàng tộc Mãn Thanh nói riêng cực kì phức tạp. Hơn nữa, lễ nghi cung đình Mãn Thanh không chỉ kế thừa từ văn hóa Nho giáo của người Hán mà còn pha trộn vào đó các nghi lễ và màu sắc huyền bí của người Mãn Châu và Mông Cổ.
Nói chung lễ nghi sẽ chỉ là một yếu tố bình thường, không ai buồn để ý hay khắt khe nhưng nếu thiếu vắng nó, bộ phim cổ trang sẽ chẳng khác nào phim xã hội hiện đại khoác lên mình lớp vỏ cổ trang hời hợt. Chưa kể đến những tiểu tiết trong phim cũng được chăm chút kỹ càng từ đồ trang sức, trang phục đến các món ăn... tất cả đều được tạo nên bởi chất liệu lịch sử.
Triều phục dưới thời nhà Thanh
Hậu Cung Như Ý Truyện có lẽ là bộ phim đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này có một lễ sắc phong Tần hoành tráng và đầy đủ nhất, từ triều phục, nghi lễ, sách văn rất bài bản.
Cái mà nhà sản xuất muốn truyền đạt không chỉ là những tranh đấu khốc liệt chốn hậu cung mà còn là cả một nền văn minh trung cổ của Trung Hoa, với không khí uy nghiêm choáng ngợp sau toà thành tráng lệ.
Đón xem các tập tiếp theo của bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện vào lúc 20h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên trang mạng Tencent.
Theo Trí Thức Trẻ
Xem Châu Tấn và Xa Thi Mạn 'cung đấu': Càng về sau mới càng đáng xem! Châu Tấn và Xa Thi Mạn đã từng bắt đầu sự nghiệp khi còn là những cô gái trẻ; song ở thời điểm mà nhan sắc ngày càng mặn mà, diễn xuất thực sự chín muồi, cả hai chỉ có thể nhờ đến những vai diễn quyền lực, sâu sắc mới thực sự bung tỏa hết được năng lực và thần thái của...