Tại sao chúng ta luôn tốn tiền cho những thứ xa xỉ nhưng lại tằn tiện với bản thân trong cuộc sống hàng ngày? 6 lý do sau sẽ giải thích tất cả
Chúng ta đang tiêu tốn tiền vào những thứ xa xỉ, đắt tiền nhưng lại quá keo kiệt, căn ke từng đồng với chính bản thân mình trong cuộc sống thường ngày. Tại sao lại như vậy?
Theo một cuộc khảo sát, trung bình người ta để lại nhiều hơn 20% tiền tip ở các nhà hàng. Và cũng thời điểm đó, đại đa số đều từ chối tiền thừa khi mua hàng ở siêu thị. Thống kê cũng chỉ ra rằng 1 trong 5 người dùng iPhone thường xuyên gặp vấn đề với tiền bạc…liệu chúng ta có đang quá chú tâm đến các món đồ xa xỉ trong khi đối với đời sống hàng ngày thì lại quá keo kiệt?
1. Chúng ta đều không chú ý đến sự khác biệt khi con số ấy lớn lên
Ví dụ: Sau khi dùng bữa tại một nhà hàng, người phục vụ sẽ mang hóa đơn là 43 đô la Mỹ. Bạn chắc hẳn sẽ đưa họ 50 đô la Mỹ và quên luôn khoản tiền thừa. Bạn có thể cho rằng đây là một số tiền nhỏ bởi vì giá trị bữa ăn của bạn gấp 6 lần số đó.
Trong một tình huống khác, khi bạn mua 2,4 kg khoai tây với giá 3 đô la Mỹ và bạn đưa người nông dân 5 đô la Mỹ và chỉ khăng khăng lấy đủ khoai cho số tiền 3 đô la nhưng lại không để ý rằng với 5 đô la thì bạn sẽ có thêm gấp đôi số khoai.
2. Chúng ta đã bị đánh lừa một cách bí mật
Để trở thành một người tiếp thị giỏi đòi hỏi rất nhiều thứ. Việc này dựa trên tâm lý học con người, có rất nhiều cách được tạo ra để khiến khách hàng lung lay và mua hàng.
Đầu tiên, người bán sẽ có thể đưa ra một món quà miễn phí dành tặng cho người mua hàng, rồi sau đó nói cho họ nghe rất nhiều điều tuyệt vời của sản phẩm, điều này vô tình đã hấp dẫn chúng ta và đánh đúng tâm lý thích-miễn-phí. Ví dụ rõ nhất chính là phí ship hàng, nâng giá rồi miễn phí ship là một bước đi tốt hơn so với giữ nguyên giá và chưa bao gồm phí ship.
3. Chúng ta không muốn ai thương hại và nghĩ mình nghèo
Trong trường hợp này, chúng ta đang nói tới ảnh hưởng của đám đông. Trong một nhà hàng hay quán cà phê đắt tiền, thường thì người phục vụ sẽ không mang tiền thừa cho đến khi được khách hỏi và với những người rộng hầu bao thì đó có thể được xem là tiền tip.
Tuy nhiên, ở trường hợp này, trong vô thức thì chúng ta bắt đầu nghĩ rằng việc hỏi tiền thừa khá là sai. Vì thế mà chúng ta sẽ bắt đầu hành động giống những người khác.
4. Chúng ta cảm thấy thoải mái khi có nhiều đồ đắt tiền ở xung quanh
Video đang HOT
Điều gì liên kết các nhãn hàng quần áo, nhà hàng và hãng ô tô? Chính là “The surroundings”, tạm dịch có thể là “cảm giác chìm đắm”. Những người sáng lập của các đơn vị kinh doanh này dùng những vật dụng đắt tiền, nội thất cao cấp không phải chỉ để cho vui, đây là cách họ đưa chúng ta chìm đắm vào không khí của sự sang chảnh.
Ở những nơi như vậy, bạn dễ dàng quên đi việc tính toán, căn ke từng xu.
5. Chúng ta muốn gây ấn tượng với những người xung quanh mình
Một cuộc thử nghiệm hành vi tiêu dùng tiết lộ rằng nếu bạn đưa cho người ta cơ hội: một là kiếm 50.000 đô la Mỹ và những người còn lại kiếm được 25.000 đô la Mỹ; hai là kiếm 100.000 đô la Mỹ trong khi những người khác kiếm được 200.000 đô la Mỹ, đa phần đều chọn phương án đầu tiên.
Điều này thể hiện rõ nhất bản chất tự nhiên của chúng ta, luôn muốn gây ấn tượng với người khác. Và việc trả tiền nhiều hơn mức cần thiết cũng được coi là một biểu hiện của hành vi này.
6. Chúng ta đều thích được phục vụ
Nếu bạn thực sự thích điều gì đó, bạn sẽ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn để có được nó. Và một số ít nơi trên thế giới xác định điều này bằng giá tiền cao ngất ngưởng của họ. Phong cách phục vụ lịch sự, đồ ăn ngon, dịch vụ nhanh…vậy tại sao lại không chi thêm tiền? Đúng không?
(Nguồn: Brightside)
Theo Trí thức trẻ
Ghen tị cuộc sống yên bình của loài cáo đỏ
Loài cáo đỏ tuyệt đẹp không hề xấu xa, gian ác như trong những câu chuyện dân gian, chúng vui vẻ, thân thiện và rất đáng yêu.
Nhiếp ảnh gia Laurens De Haas, một người yêu thiên nhiên, đam mê nhiếp ảnh sống ở Haarlem, Hà Lan mới đây đã chia sẻ những hình ảnh về loài cáo đỏ tuyệt đẹp, khiến nhiều người thêm yêu quý loài động vật này hơn.
Những con cáo đỏ mà nhiếp ảnh gia Laurens De Haas theo chân chụp ảnh sinh sống ở các cồn cát cạnh bờ biển của Hà Lan. Chúng có một cuộc sống nhàn tản đáng ngưỡng mộ.
Vẻ đẹp duyên dáng của loài cáo đỏ đã thu hút được nhiếp ảnh gia Laurens De Haas, đem lại nguồn cảm hứng nhiếp ảnh của anh.
Ở những khu vực này, loài cáo đỏ hoang dã bị cấm săn bắt, được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Chính vì thế, chúng khá thân thiện với con người.
Tuy rằng vẫn cảnh giác nhưng bầy cáo vẫn để Laurens De Haas tiếp cận và ghi lại những khoảnh khắc đời thường của chúng.
Có nhiều định kiến không tốt về loài cáo, nào là gian manh, xảo quyệt, không đáng tin nhưng thực sự chúng là loài động vật rất thông minh, biết người biết ta.
Qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Laurens De Haas, loài cáo đỏ dường như được gỡ bỏ những tiếng xấu không đáng có. Chúng vui vẻ, hòa đồng, tự do tự tại sống cuộc sống của riêng mình.
Con cáo đỏ đáng yêu này vẫn còn chưa tỉnh ngủ, nó liếc đôi mắt sáng màu hổ phách nhìn vào nhiếp ảnh gia. (Nguồn Bored Panda)
Một con cáo đỏ cảnh giác và có vẻ khó chịu khi Laurens De Haas chụp ảnh trong lúc nó đang đi săn, làm nó phân tán và con mồi có nguy cơ chạy mất.
Cáo đỏ nhắm mắt thưởng thức dòng nước mát lành. (Nguồn Bored Panda)
Một con cáo vẫn còn trẻ con thân thiện cười với nhiếp ảnh gia. (Nguồn Bored Panda)
Màn tranh chấp có nguy cơ phải giải quyết bằng bạo lực của cáo đỏ. (Nguồn Bored Panda)
Con cáo đỏ này đã hoàn toàn chìm đắm trong sự tập trung cao độ của mình, ánh mắt của nó khóa chặt vào con mồi đang mất cảnh giác phía trước.
Vừa ra khỏi hang, cáo đỏ giật mình khi bắt gặp sự "phục kích" của nhiếp ảnh gia Laurens De Haas. (Nguồn Bored Panda)
Những con cáo con vui đùa, nghịch ngợm cùng nhau trên một bãi đất nở đầy hoa. (Nguồn Bored Panda)
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Đi săn cùng đại bàng vàng trên lưng ngựa ở Kazakhstan Cuộc thi săn đại bàng hàng năm quy tụ những người nuôi đại bàng giỏi nhất của Kazakhstan tới thể hiện kỹ năng xử lý, phô bày khả năng săn mồi của đại bàng giữa vùng núi phủ tuyết. Một thợ săn giữ con đại bàng vàng đã được thuần hóa của mình trong cuộc thi săn bắn truyền thống bên ngoài ngôi...