Tại sao chi phí KCB BHYT một số tỉnh tăng cao?
Qua phân tích dữ liệu KCB BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán.
Thông tin về thực hiện công tác giám định BHYT 7 tháng đầu năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết qua phân tích dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán, trong đó một số nhóm chi phí KCB bình quân/1 lượt KCB tăng mạnh so với năm 2018 như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền ngày giường.
Cụ thể những tỉnh có chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán như Vĩnh Long 88,24%; Ninh Thuận 71,84%; Đắc Nông 71,04%; Nghệ An 69,99%…
Tỉnh, thành phố gia tăng chi phí KCB BHYT bình quân/1 lượt KCB tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 (6 tháng đầu năm) như Vĩnh Long tăng 25,26%; Thừa Thiên Huế tăng 12,09%; Lai Châu tăng 10,50%…trong khi toàn quốc tăng 2,01%.
Ảnh minh họa
Số liệu của BHXH Việt Nam cho thấy, trong 7 tháng năm 2019, tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018: Phú Yên tăng 13,66%; Thái Nguyên tăng 12,67%; Vĩnh Long tăng 12,59%; Bạc Liêu tăng 11,71%; Sơn La tăng 11,25%;… (toàn quốc giảm 0,87%). Đặc biệt tại một số tỉnh phía Bắc trong 7 tháng đầu năm 2019 có tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú rất cao như Phú Thọ 17,70%, Sơn La 17,61%; Vĩnh Phúc 15,95%…
Bên cạnh đó việc quản lý và thanh toán đối với các bệnh mãn tính tại cơ sở KCB không đúng quy định như tách đợt KCB hàng tháng từ 30 ngày thành 3-4 đợt (chỉ cấp thuốc từ 7-10 ngày/1 đợt); người bệnh phải quản lý từ 2 bệnh mạn tính trở lên tại cơ sở KCB, nhưng phải đi khám nhiều lần các ngày khác nhau, tại các chuyên khoa khác nhau để được cấp thuốc cho từng bệnh, gây phiền hà cho người bệnh và gây gia tăng chi phí KCB BHYT không cần thiết .
Video đang HOT
Ngoài ra còn việc thanh toán trùng giữa hai cơ sở KCB: giờ khám bệnh tại cơ sở KCB sau chỉ sau giờ kết thúc đợt KCB tại cở KCB trước ít phút, thậm chí giờ khám bệnh tại cơ sở KCB sau xảy ra trước giờ kết thúc đợt KCB tại cơ sở KCB trước. Thống kê đề nghị thanh toán tiền Hội chẩn đối với trường hợp người bệnh được giới thiệu chuyển tuyến nhưng không thực hiện Hội chẩn theo quy định hoặc một bác sĩ chủ trì hội chẩn/1 ngày đối với quá nhiều người bệnh.
Đáng lưu ý còn có cơ sở KCB lập hồ sơ khống để thanh toán chi phí KCB với cơ quan BHXH; Cơ sở KCB không đảm bảo điều kiện hoạt động theo Hợp đồng đã ký theo quy định… Cơ sở KCB BHYT lợi dụng chính sách thông tuyến KCB BHYT để thu gom người bệnh đến KCB dưới danh nghĩa KCB từ thiện, KCB nhân đạo (Bắc Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh…).
Một số cơ sở khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa… đấu thầu, mua sắm, sử dụng một số thuốc cùng hoạt chất, cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật, cùng đường dùng, có giá cao khi quy đổi về cùng hàm lượng, hoặc mua sắm, lựa chọn sử dụng thuốc, vật tư y tế giá cao so với giá bình quân của các tỉnh lân cận dẫn đến sự gia tăng chi phí KCB BHYT bất hợp lý. Theo BHXH Việt Nam, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây vượt nguồn dự toán của Chính phủ giao.
Trước tình hình trên, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh tập trung phân tích đánh giá để xác định rõ các nguyên nhân cụ thể gây gia tăng chi phí bất thường, tổ chức làm việc với các cơ sở KCB có chi phí KCB BHYT gia tăng bất thường, đề nghị cơ sở KCB điều chỉnh về chỉ tiêu hợp lý, đồng thời theo dõi, giám sát đảm bảo chuyển biến thực chất của cơ sở KCB.
Tăng cường công tác giám định BHYT, thực hiện giám định theo đúng Quy trình giám định BHYT. Bố trí, sắp xếp cán bộ giám định để tập trung giám định dữ liệu KCB BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT; phân tích, đánh giá, phát hiện các sai sót, các chi phí KCB BHYT bất thường cần lưu ý tại tất cả cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh trước khi tổ chức giám định tập trung tại cơ sở KCB.
BHXH các tỉnh cần tăng cường công tác giám định theo chuyên đề đã được cảnh báo trên Hệ thống thông tin giám định BHYT để từ chối thanh toán các trường hợp đề nghị không đúng quy định.
Đối với các trường hợp tách đợt KCB hàng tháng đối với các bệnh mãn tính, điều trị dài ngày như tiểu đường, tăng huyết áp…, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố đề nghị cơ sở KCB thực hiện việc khám bệnh, kê đơn thuốc tối đa 30 ngày/1 đợt theo đúng quy định. Đồng thời thực hiện việc ghép hồ sơ thanh toán hàng tháng.
Đối với các cơ sở KCB BHYT có hiện tượng gia tăng chi phí bất thường, nhiều người bệnh có cùng địa chỉ (xã, huyện) đến KCB cùng ngày, BHXH tỉnh bố trí giám định viên thường trực để kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng thu gom người bệnh BHYT không đúng quy định, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Lan Trần
Theo Congly
Nhiều học sinh, sinh viên được BHYT thanh toán trên 500 triệu đồng/đợt điều trị
Từ ngày 1-7-2018 đến ngày 31-7-2019 trên Hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán (BHTT) là 2.399 tỷ đồng.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) là hình thức bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với nhóm HSSV khi không tham gia BHYT.
Do đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa có biện pháp ràng buộc HSSV phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn chưa đồng đều. Bên cạnh đó, điều kiện hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ gia đình có con em là HSSV còn khó khăn, không có tiền mua BHYT. Một số địa phương do ngân sách hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho HSSV ngoài mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
Nhiều HSSV, đặc biệt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa tích cực tham gia BHYT (chủ yếu chỉ tham gia năm thứ nhất) do nhận thức của một bộ phận HSSV cho rằng họ ít ốm đau nên không tham gia BHYT. Chỉ có học sinh tại các trường phổ thông tham gia tỷ lệ cao.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT HSSV ở một số nhà trường còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận HSSV chưa hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Mặc dù có thẻ BHYT nhưng người tham gia BHYT nói chung và HSSV nói riêng vẫn phải chi trả từ tiền túi rất nhiều khi đi khám chữa bệnh
Hoạt động y tế tại các trường học đạt hiệu quả chưa cao, hầu hết các trường chưa có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đủ điều kiện theo quy định để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu; các trường còn lúng túng trong quản lý và sử dụng số kinh phí được trích chuyển tại nhà trường.
Đồng thời, việc sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu không hiệu quả, phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích, ốm đau tại nhà trường đều thông báo cho gia đình hoặc người thân đến để đưa đi bệnh viện do nhà trường không xử lý được. Đáng nói là mặc dù có thẻ BHYT nhưng người tham gia BHYT nói chung và HSSV nói riêng vẫn phải chi trả từ tiền túi rất nhiều khi đi khám chữa bệnh.
Từ thực tế này, BHXH Việt Nam đề xuất giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh đối với từng cơ sở giáo dục; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và các bậc phụ huynh; sử dụng có hiệu quả, đúng quy định đối với kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu...
BHXH cũng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT; đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHYT cho học sinh sinh viên ngoài phần kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Cùng với đó, kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thu thêm các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh toán BHYT và hạn chế thu thêm các chi phí ngoài phạm vi thanh toán BHYT.
Theo số liệu thống kê tính từ ngày 1-7-2018 đến ngày 31-7-2019 trên Hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán (BHTT) là 2.399 tỷ đồng.
Trong đó, có 512 lượt thẻ học sinh được chi trả chi phí điều trị nội trú lớn từ 100 triệu đồng trở lên; 499 lượt khám chữa bệnh, chi phí từ 100-500 triệu đồng/đợt điều trị; có 13 lượt khám chữa bệnh, chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị, trong đó có 2 bệnh nhân có chi phí cho BHYT trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị.
Theo PL&XH
Ứng dụng CNTT tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế Nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, quản lý, sử dụng quỹ BHYT, trong giai đoạn năm 2018 - 2019, ngành BHXH đã hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao, trước năm 2018 hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan BHXH...