Tại sao chậm trễ kỷ luật hiệu trưởng lừa dối vụ học sinh gãy chân?
Mỗi ngày trôi qua, vụ việc một học sinh Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) bị gãy chân trong trường lại được hé lộ thêm những tình tiết dối trá. Đã 10 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các bên liên quan xem xét đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Tạ Thị Bích Ngọc, nhưng vẫn chưa có quyết định nào được thực thi.
Một vụ việc ban đầu được đánh giá là … không có gì to tát đã trở thành một vụ “lùm xùm” tai tiếng khiến dư luận bất bình, chỉ bởi từ cách cư xử không đúng của bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Cho đến thời điểm này, đã hơn 2 tháng kể từ khi vụ tai nạn xảy ra, thực hư sự việc này ra sao dư luận vẫn phải chờ câu trả lời từ phía cơ quan chức năng.
Nói về sự việc này, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong ngày 18.2, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố sớm có kết luận, xử lý nghiêm khắc vụ việc xảy ra tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, nếu có sai phạm, để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng 3 lần trực tiếp nhắc nhở người đứng đầu TP.Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ việc một cách nghiêm túc.
Ngày 6.2, tại cuộc họp của UBND TP.Hà Nội với lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng đã chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị liên quan xem xét, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Tạ Thị Bích Ngọc để chờ kết luận vụ việc.
Nhiều giáo viên trong trường bức xúc vì bị ảnh hưởng danh dự.
Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau khi có chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, trả lời báo chí về hướng xử lý vụ việc, bà Nguyễn Thanh Tịnh – Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội – vẫn cho biết, phòng đang chờ kết quả điều tra của cơ quan công an. “Hiện phòng đang nghiên cứu các văn bản pháp quy để tham vấn cho lãnh đạo quận thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP” – bà Tịnh nói.
Về việc bà Tạ Thị Bích Ngọc chưa bị đình chỉ chức vụ trong thời gian điều tra, theo nhiều giáo viên của Trường Tiểu học Nam Trung Yên, điều này sẽ gây bất lợi cho những người muốn đứng ra nói về sự việc.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Hà Nội – phân tích: “Giáo viên thiếu trung thực, kể cả những giáo viên phản ánh sai sự thật, bao che cho hiệu trưởng là vi phạm nghĩa vụ chung của viên chức được quy định tại Điều 16, Luật Viên chức. Khoản 2, điều luật này quy định: Nghĩa vụ của viên chức là “2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”. Người vi phạm nghĩa vụ này có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP ngày 6.4.2012 của Chính phủ ” Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và và trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn trả của viên chức”. Theo đó, tại khoản 1, Điều 4, nghị định này quy định: “Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức;…”. Lê Chiên (ghi)
“Nhiều giáo viên trong trường bức xúc về việc phiếu khảo sát 100% giáo viên và học sinh không nhìn thấy xe taxi đi trong sân trường, vụ tâm thư đề nghị giữ lại hiệu trường… gây ảnh hưởng đến danh dự của thầy cô. Các thầy cô rất muốn gặp báo chí tại trường để nói rõ sự việc. Tuy nhiên, đến chiều 17.2, Hiệu trưởng Ngọc vẫn đang làm việc tại trường và không cho báo chí vào trường gặp thầy cô nên giáo viên không làm gì được” – một giáo viên trường Nam Trung Yên nói.
Chia sẻ với báo chí, anh Trần Trí Dũng – phụ huynh cháu Trần Chí Kiên – cho biết, gia đình rất mong muốn các cơ quan chức năng sớm đưa ra kết luận về vụ việc.
Video đang HOT
“Cái mà chúng tôi muốn biết là sự thật đằng sau việc con tôi bị gãy chân tại trường ra sao, còn việc bà Ngọc có bị đình chỉ chức vụ hiệu trưởng hay không, gia đình tôi không quan tâm nhiều” – anh Dũng nói. Tuy nhiên, anh Dũng cũng thừa nhận, nếu trong quá trình điều tra, bà Ngọc vẫn còn giữ nguyên chức vụ thì nhiều người có liên quan sẽ không dám đứng lên nói thật vì sợ ảnh hưởng đến công việc sau này của mình.
Chia sẻ quan điểm của mình, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – cho rằng, ngành nghề nào cũng cần trung thực và đặc biệt giáo dục càng cần trung thực.
“Trong vụ việc này, theo tôi nếu sai thì nhận lỗi, như thế khuyết điểm sẽ nhẹ hơn. Nhưng cô hiệu trưởng đã chọn nói dối, điều này không thể chấp nhận được. Một người như vậy không xứng đáng làm hiệu trưởng của một trường. Ngành giáo dục luôn dạy học sinh trung thực. Đối chiếu với yêu cầu của ngành, một người nói dối không xứng đáng làm trong ngành giáo dục” – ông Nhĩ nói.
Theo Danviet
Hành trình nước mắt của ông bố có con gãy chân trong trường
Anh Trần Chí Dũng cho biết trong hành trình đi tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn của con, không ít lần anh bật khóc. Gần ba tháng trôi qua, cháu Kiên vẫn chưa hồi phục.
Ngày 17/2, lần đầu tiên các giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội, đồng loạt lên tiếng cho rằng hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc báo cáo sai sự thật về việc em Trần Chí Kiên (học sinh lớp 2) gãy chân trong sân trường.
Gần ba tháng qua, anh Trần Chí Dũng - bố của Kiên - cất công tìm hiểu, phân tích, xử lý thông tin liên quan vụ tai nạn của con trai mình để tìm ra sự thật.
Chia sẻ với Zing.vn, anh Dũng cho biết Kiên bị tai nạn ngày 1/12/2016 với thông báo của cô chủ nhiệm là "bị vấp ngã khi chơi trong sân trường".
Cùng ngày, cháu được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo bác sĩ, Kiên bị gãy xương đùi phải nhưng bó bột không thành công vì vết thương quá nặng. Nam sinh được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Bác sĩ chỉ định em phải mổ, nẹp vít xương.
Mẹ ôm Trần Chí Kiên khi em điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: NVCC.
Anh Dũng kể lại thời gian chăm con tại bệnh viện, tâm lý gia đình rất nặng nề. Nhiều lần chứng kiến nỗi đau thể xác của con trai 8 tuổi, anh không kìm được nước mắt.
Người cha bày tỏ: "Kiên bị gãy đôi xương đùi, đau đớn tột cùng. Cháu luôn trong tư thế bó chặt, không thể cử động. Chiếc giường ở bệnh viện quá nhỏ cho hai mẹ con, vợ tôi ngồi và ôm con cả đêm. Tôi nhìn cảnh tượng đó mà đau đớn lắm".
Thời gian đầu mải lo chăm sóc cho con, anh không tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Nhưng đến khi nghe bác sĩ phân tích, anh mới ngỡ ngàng.
Theo bác sĩ, nếu Kiên chỉ chạy chơi trong sân trường, em khó bị gãy xương đùi. Đây là bộ phận cứng, người không có bệnh lý về xương phải bị lực tác động mạnh mới có thể gây tổn thương. Đồng thời, Kiên có vết xước sau hông trái, dự đoán sau khi bị đâm mạnh, cháu ngã ngửa về phía sau.
Sau một tuần nằm viện, anh Dũng dò hỏi, động viên con kể lại sự việc. Cháu nói sau khi kết thúc giờ ra chơi, chạy vào lớp học thì va chạm với ôtô màu xanh nước biển đang di chuyển trong sân trường. Cậu học sinh lớp 2 nhận ra trên xe có cô hiệu trưởng và một giáo viên khác.
Hiện tại, sau gần ba tháng sau tai nạn, tâm lý của Kiên đã ổn định trở lại, em đang tập đi bằng nạng. Hàng ngày, giáo viên của trường đến nhà giúp em học tập.
Hình ảnh khi xương đùi của học sinh Trần Chí Kiên được chụp X-quang. Ảnh: NVCC.
Hành trình tìm sự thật
Nghi ngờ về nguyên nhân vụ tai nạn, anh Dũng âm thầm giấu con đi tìm hiểu sự thật. Anh đến trường Tiểu học Nam Trung Yên làm việc với ban giám hiệu. Các cô vẫn khẳng định cháu Kiên bị ngã do chạy chơi trên sân trường.
Sau khi xem chẩn đoán của bác sĩ, giáo viên cho rằng có thể cháu bị va vào xe của thầy cô đang đỗ trong sân. Sau đó, hiệu trưởng phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường để làm chứng mình không liên quan vụ việc.
Nam phụ huynh nói các bạn cùng lớp con trai đến chơi kể lại rằng: Khi Kiên bị xe đâm ngã, chú lái taxi và cô hiệu phó xuống xe nhưng cô hiệu trưởng vẫn ngồi bên trong. Một bạn gái chạy vòng qua xe gõ cửa bảo: "Cô ơi, xe đâm vào bạn Chí Kiên rồi".
"Lúc đó, tôi đã khóc và cố giấu nước mắt cay đắng của mình", anh Dũng nhớ lại.
Mẫu khảo sát của trường Tiểu học Nam Trung Yên liên quan vụ tai nạn của em Kiên. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Ngày 16/2, phụ huynh của học sinh Trần Chí Kiên viết đơn bày tỏ quan điểm gửi các cơ quan chức năng và báo chí, chỉ ra 7 điểm chưa hợp lý trong nội dung báo cáo của cô Tạ Thị Bích Ngọc giải trình về vụ việc.Theo anh Dũng, lý do cô Ngọc đưa ra trước và sau có nhiều điểm bất nhất, không đáng tin cậy.
Hiện tại, vụ việc nam sinh bị gãy chân trong sân trường vẫn chưa có kết luận chính thức. Trong hành trình đi tìm lại sự thật, người cha nói anh mong muốn không một trẻ em nào tiếp theo bị tai nạn đáng tiếc như con trai mình.
"Đây cũng là lời cảnh tỉnh, các trường học cần cấm các loại ôtô di chuyển trong sân trong giờ hành chính để đảm bảo sự an toàn cho các con", anh Dũng tâm sự.
Nam phụ huynh cũng cho rằng câu trả lời sự thật cũng là cách trả lại sự tự tin cho con trai. Thời gian qua, anh nhận được giúp đỡ của người thân, bạn bè và cả những người chưa từng gặp mặt trên mạng xã hội. Họ sẵn sàng tư vấn về pháp lý, cũng như cách xử lý thông tin để gửi tới báo chí và các cơ quan chức năng.
Sự việc bắt đầu vào ngày 1/12/2016, em Trần Chí Kiên bị ngã gãy xương đùi tại trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Theo lời của Kiên, khi chạy về lớp, em va chạm với ôtô màu xanh nước biển đang di chuyển trong sân trường. Cháu nhận ra trên xe có cô hiệu trưởng và một giáo viên khác. Nữ hiệu trưởng đã phủ nhận điều này.
Ngày 6/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và các bên liên quan xem xét, đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của bà Ngọc để chờ kết luận vụ việc.
Ngày 17/2 và 18/2, nhiều giáo viên liên tiếp lên tiếng khẳng định hiệu trưởng nhà trường báo cáo sai sự thật về vụ tai nạn.
Ngày 18/2, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm trong vụ nam sinh lớp 2 bị gãy xương đùi tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội.
Theo Zing
Vụ học sinh gãy chân ở trường: Bộ GD-ĐT vào cuộc Nếu có sai phạm trong vụ học sinh gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên, ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm. Vết mổ của học sinh Trần Chí Kiên sau khi bị gãy chân trong sân trường (ảnh: Gia đình cung cấp) Yêu cầu sớm có kết luận Thời gian gần đây, sự việc học sinh Trần Chí Kiên, lớp...