Tại sao cây phượng lại dễ gãy, đổ và không nên trồng ở nơi tập trung đông người?
Dù là loài cây gắn liền với ký ức tuổi học trò nhưng phượng vĩ lại tiềm tàng những nguy hiểm mà nhiều người phải dè chừng.
Vụ việc diễn ra sáng nay khi một cây phượng được trồng trong khuôn viên trường THCS Bạch Đằng, TP.HCM bất ngờ bật gốc làm nhiều học sinh bị thương và đáng tiếc hơn là đã có 1 em tử vong khiến dư luận hết sức hoang mang. Nhiều người thắc mắc vì sao loại cây gắn liền với tuổi học trò, hay xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn và được nhiều người yêu quý lại nguy hiểm đến vậy. Hãy cùng tìm lời giải cho câu hỏi này.
Hiện trường vụ việc thương tâm sáng nay
Phượng vĩ là một loại cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới bắt nguồn từ Madagascar. Với độ cao trung bình có thể lên tới 10 đến 15 mét, lại phân nhánh nhiều, mọc nghiêng, tán lá tỏa rộng tạo ra bóng râm đủ để che mát cho một khuôn viên có nhiều người đứng nên loại cây này được sử dụng phổ biến trên thế giới với mục đích ấy. Đặc biệt, tại Việt Nam, phượng vĩ được trồng nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố Hoa phượng đỏ.
Một trong những lý do khác để nhiều nơi ưa chuộng trồng loài cây này là dù là một loại cây cần nơi có khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển, nhưng ngay cả trong điều kiện khô hạn và đất mặn thì phượng vĩ vẫn có thể chịu đựng được và sống ổn. Do đó, người ta trồng phượng ở khắp mọi nơi, dù ở địa hình trung du, vùng núi hay ven biển.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại cây này chính là tuổi thọ không cao. Mỗi cây chỉ có thể sống trong khoảng 30 năm, hoặc nếu có điều kiện phát triển thuận lợi thì cũng chỉ có tuổi thọ kéo dài không quá 50 năm. Khi già cỗi, phượng dễ bị sâu bệnh và nấm tấn công phía bên trong thân cây và dần trở nên mục rỗng. Do đó, nếu không thay thế những cây già hoặc cây có dấu hiệu bị mục thì dễ tiềm ẩn các nguy cơ về các tai nạn bất ngờ.
Thân cây cũng có đặc tính là giòn và dễ gãy dù gặp phải những tác động không có lực không quá mạnh. Vậy nên trong mưa bão nếu không có phương pháp bảo vệ tốt, cây dễ gây nguy hiểm với mọi người xung quanh.
Loại cây sở hữu sắc hoa màu đỏ rực rỡ này lại có hệ rễ rất lớn nên cũng cần có diện đất rộng rãi để phát triển. Nếu trồng trong các khuôn viên công cộng như trường học, công viên với nền đất đã bê tông hóa, không gian sống của hệ rễ cây xanh bị thu hẹp, làm đứt đoạn sinh trưởng của rễ, từ đó khiến cây xanh có nguy cơ dễ ngã đổ hơn khi có mưa to gió lớn, mặt khác lại dễ gây tổn hại đến các công trình như làm nứt đường sá, sân chơi,… Trong thời tiết mưa nặng hạt, cây không thể thoát nước kịp cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn khi cây có thể bị bật gốc bất cứ lúc nào.
Độ an toàn của phượng vĩ đã được bàn đến ít nhiều trong các chủ trương trồng cây xanh ở các thành phố lớn. Nhiều người lo ngại việc trồng cây ở các dải phân cách, lề đường,… sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường nếu gặp thời tiết bất lợi. Trong các cơn bão, xà cừ hay phượng là những loại cây dễ gãy đổ hơn cả và đã nhiều lần gây thiệt hại đáng kể.
Các trường hợp cây phượng ngã đổ đã xảy ra trước đây
Trận địa Bạch Đằng đâu phải của riêng?
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam nhiều lần phải chống lại sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Trong đó có ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông khiến cả thế giới kinh ngạc.
Ảnh minh họa/INT
Trong ba trận chiến thắng chống giặc Nguyên Mông xâm lược, nổi bật và được ca ngợi nhiều nhất là trận chiến thứ ba, diễn ra trên sông Bạch Đằng năm 1288. Đây là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta từ xưa đến nay.
Từng hai lần giặc phương Bắc bị thế trận bãi cọc đánh cho tan tác, vậy tại sao đến lần thứ ba chúng vẫn mắc phải mưu kế này? Chắc chắn là bởi vì thế trận ngày một chuẩn bị chu đáo hơn, cách thức khiêu khích, tính toán dòng thủy triều ngày một chi tiết hơn.
Và chắc chắn mật độ cọc cũng phải được cắm dày hơn. Ngoài lòng sông, có lẽ cọc cũng được cắm ở trên bờ, nơi địa hình thuận lợi để những thủy binh có thể bơi, lội vào sau khi thuyền chiến bị đánh đắm.
Trước nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bãi cọc Bạch Đằng chỉ có ở phần bên phía thị xã Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh. Bằng chứng là dựa vào khảo cổ. Đến nay, ở Quảng Yên đã phát hiện 3 bãi cọc, gồm: Bãi cọc đầm Nhử, Yên Giang (phát hiện từ năm 1953 đến năm 1958), bãi cọc đồng Vạn Muối (phát hiện năm 2005) và bãi cọc đồng Má Ngựa (phát hiện năm 2009).
Còn tại TP Hải Phòng, bãi cọc được phát hiện đầu tiên vào ngày 1/10/2019. Đó là bãi cọc trên cánh đồng Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Đến cuối năm 2019, các chuyên gia của Viện Khảo cổ và Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành khai quật bãi cọc này. Đến ngày 9/2/2020, người dân lại phát hiện ở khu Đầm Thượng, thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng một bãi cọc gỗ. Và Viện Khảo cổ lại tiếp tục vào cuộc.
Một số người có ý kiến rằng: Chưa rõ bãi cọc ở cánh đồng Cao Quỳ và Lại Xuân có phải là bãi cọc trong trận chiến Bạch Đằng 1288 không? Vì nó nằm sâu trong cánh đồng? Điều này nếu nhìn vào bãi cọc ở Yên Giang ở Quảng Yên, Quảng Ninh thì cũng ở cánh đồng, cách ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng tới 400 m. Vì vậy, có ý kiến phân tích, phải chăng, bãi cọc ở Cao Quỳ có thể là một phần của trận địa năm 1288, nhằm mục đích chặn đường tiến của quân giặc vào khu vực sông Giá, buộc quân địch phải đi theo sông Đá Bạc để tiến vào Bạch Đằng?
Có một điều chắc chắn rằng: Sông Bạch Đằng phải có hai bờ. Bờ tả và bờ hữu. Trong khi đánh nhau, không nhà quân sự nào nghĩ như một người quản lý chính quyền hay văn hóa ở một địa phương như bây giờ là chỉ cắm cọc ở một địa phương, một bờ mà để bờ kia trống. Vì vậy, bãi cọc Bạch Đằng đâu phải của riêng. Bên Quảng Ninh có bãi cọc và đã được xếp hạng di tích rồi thì không nhất thiết bên Hải Phòng không được công nhận bãi cọc là di tích lịch sử?
Cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc Cá chình điện tỏ ra là một kẻ thiện chiến khi liên tiếp khiến bạch tuộc biển phải dè chừng. Clip cá chình điện hung dữ xé toang đầu bạch tuộc: Đại chiến biển khơi vốn nguy hiểm và đáng sợ không kém gì những cuộc vật lộn ở trên cạn, không chỉ vậy ở dưới biển còn đáng sợ hơn nhiều lần...