Tại sao cần kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường?
Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây Y là phương án hiệu quả và an toàn để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn 20 năm phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến truyền thông về chế độ dinh dưỡng và vận động để ngăn chặn di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường, nghĩa là tròm trèm 10% dân số!, một con số đủ để Tổ Chức Y Tế Thế Giới đặt tên cho bệnh tiểu đường là “cơn đại dịch của thế kỷ”! Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm!, cho dù thầy thuốc bên đó không thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị.
Nghịch lý
đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường không thể là giải pháp. Cũng từ nhận thức đó, thầy thuốc đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu nhằm áp dụng hoạt chất sinh học để vừa tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết, vừa tăng cường sức đề kháng đồng thời kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, như Câu Kỷ Tử, Mạch Môn, Nhàu, Hoài Sơn… và nhất là Alpha lipoic acid thông qua công năng bảo vệ mạng lưới vi mạch trên vỏ nảo, đáy mắt, cầu thận…, thầy thuốc khắp nơi đều rõ lối thoát cho người bệnh tiểu đường chính là trở về với thiên nhiên.
Nhiều thầy thuốc Tây Y chắc chắn có lý do vững chắc khi quyết định phối hợp Đông Y trong phác đồ điều trị. Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây Y là phương án hiệu quả và an toàn để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
BSLương Lễ Hoàng
Video đang HOT
Trung Tâm Điều Trị Oxy Cao Áp, TPHCM
Theo dân trí
Bài thuốc Đông y đơn giản trị giun sán
Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.
Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58% trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65% đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.
Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.
Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.
Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.
GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 - 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.
Hạt bí ngô có tác dụng trị giun, sán. (Ảnh minh họa)
Vỏ rễ cây lựu
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.
Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều. Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.
Đu đủ
Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.
Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.
Hạt cau khô
Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.
Thông tin cần biết
Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.
Theo vnexpress
Phòng khám Trung Quốc "nhờn thuốc" vì xử phạt quá nhẹ Các sai phạm tại các BV, phòng khám Trung Quốc như quảng cáo thổi phồng, dùng thuốc không nhãn mác... rất rõ ràng nhưng sao vẫn cứ nhởn nhơ tồn tại? Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và phát hiện nhiều loại thuốc không nhãn mác tại 1 phòng khám Trung Quốc ở Quận 10, TPHCM Bệnh gì cũng chữa được Không...