Tại sao cả gia đình không nên ngồi cùng một chuyến bay?
Mỗi lần đi đâu cả gia đình, chúng tôi thường chia ra các chuyến bay khác nhau, không bao giờ tất cả thành viên ngồi trên cùng một chuyến bay.
Dưới đây là chia sẻ của chị Rebecca Eckler, ở Mỹ, về lý do tại sao cả gia đình chị không bao giờ bay chung một chuyến:
Toàn thể gia đình tôi chưa bao giờ ngồi chung trên cùng một chuyến bay. Tôi học được điều này từ bố mẹ của người yêu cũ từ nhiều năm trước. Bố mẹ anh ấy chưa bao giờ bay cùng một chuyến với con trai, cho đến tận bây giờ anh ấy đã 48 tuổi cũng vậy.
Họ vẫn đi chơi cùng nhau nhưng mỗi người sẽ bay một chuyến, hẹn gặp nhau ở điểm đến. Thường thì bố mẹ anh sẽ đáp chuyến bay trước, còn anh ấy sẽ bay chuyến sau, trong cùng một ngày.
Bay các chuyến khác nhau để đảm bảo gia đình vẫn có người sống sót nếu chẳng may có sự cố xảy ra trên một chuyến bay.
Tại sao họ lại làm vậy? Vì nếu lỡ có chuyện gì xấu xảy ra với họ thì con trai duy nhất của họ vẫn sẽ an toàn.
Tôi học được điều này và áp dụng nó kể từ khi tôi có con. Ví dụ như một kỳ nghỉ đến Mexico của gia đình tôi gần đây chẳng hạn, tôi bay cùng con gái lớn bay chuyến đầu.
Video đang HOT
Ngày tiếp theo con gái nhỏ bay cùng cô trông trẻ, và ngày tiếp theo chồng sắp cưới của tôi đến cùng hai con gái của anh. Cùng đến Mexico nhưng chúng tôi thực hiện 3 chuyến bay khác nhau vào 3 ngày liên tiếp.
Như vậy nếu có điều gì tồi tệ xảy ra (cướp bóc, thảm hoạ) thì cũng bớt nghiêm trọng hơn bởi chỉ một phần gia đình gặp nạn chứ không phải tất cả. Giả sử tôi hoặc chồng sắp cưới gặp nạn trên chuyến bay (xin lỗi vì gở mồm, chỉ là giả sử thôi) thì các con vẫn có ít nhất một người lớn để chăm sóc và nuôi dạy chúng.
Vậy tại sao tôi bay cùng con gái mà không cho con bay chuyến khác? Vì con mới có 10 tuổi, cần người lớn đi kèm, tôi không thực sự tin vào dịch vụ chăm sóc trẻ em bay một mình của hãng hàng không. Khi nào con đủ 18 tuổi, tôi chắc chắn sẽ không bao giờ bay cùng chuyến với con nữa.
Lo lắng của tôi có vẻ thái quá nhưng không có gì là không thể xảy ra. Bạn thử tưởng tượng xem ông bà, người thân, bạn bè sẽ cảm thấy thế nào nếu chẳng may có sự cố xảy ra trên chuyến bay có đủ cả 7 thành viên trong gia đình tôi?
Chồng sắp cưới cũng đồng tình với quan điểm của tôi. Hai con riêng của anh đủ lớn để bay một mình, với lại chúng còn có mẹ nên dù máy bay của anh có rơi thì cũng không phải lo xem hai con sẽ sống ra sao.
Đương nhiên, sẽ có những giả thiết rằng cả 3 chuyến bay đều gặp nạn thì sao? Nhưng sẽ rất hiếm có chuyện cả 3 chuyến bay cùng một hành trình trong 3 ngày liên tiếp đều gặp nạn đúng không nào? Vì thế chuyện tách ra bay vẫn an toàn hơn.
Mỗi khi con gái đi đâu cùng bố nó, anh ấy luôn nhắn tin cho tôi biết khi hai cha con vừa tiếp đất an toàn. Ngược lại tôi cũng vậy, luôn nhắn tin báo cho anh biết ngay khi máy bay vừa hạ cánh.
Và ngay cả khi tôi và chồng sắp cưới đi di du lich cũng vậy, chúng tôi bay hai chuyến khác nhau. Bằng cách này, nếu có chuyện gì xấu xảy ra thì các con tôi vẫn sẽ có người lớn chăm sóc.
Với nhiều người có thể coi việc này là “lo xa” nhưng với tôi đây là cách để bảo đảm cả gia đình luôn có người sống sót nếu chẳng may có thảm hoạ xảy ra.
Theo Vietnamnet
Họ hàng nhà chồng hay qua "xin tiền"
Cưới chồng đã hơn 10 năm, có với nhau 2 mặt con, mà chưa năm nào tôi thoát khỏi cảnh "cho tiền" họ hàng nhà chồng như một nghĩa vụ, một trách nhiệm!
Tôi và chồng yêu nhau từ thời sinh viên tay trắng. Ra trường, tôi làm ngân hàng, anh làm marketing. Nhờ siêng năng, luôn cầu tiến và chịu cày, nên chỉ sau 3 năm cả tôi và anh đã nhanh chóng tích cóp được kha khá tiền, tự bỏ tiền tổ chức đám cưới mà không phiền đến ba mẹ. Cưới nhau tầm 1 năm thì vợ chồng cùng nhau mua được căn nhà nhỏ bằng tất cả số tiền mà hai vợ chồng có được, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.
Chúng tôi làm việc cắm mặt để dành dụm tiền kết hôn, mua nhà - ảnh minh họa
Khi đã an cư lạc nghiệp, chúng tôi quyết định sinh con. Những tưởng cuộc sống sẽ êm đềm trôi, hai vợ chồng cứ làm lụng, chi tiêu rồi tiết kiệm, chắc chắn mỗi năm cũng dư dả nhiều. Ấy vậy mà, khi vừa mới thấy hai vợ chồng tôi mua nhà, ổn định, thì họ hàng bên chồng bắt đầu lục đục "nhờ cậy".
Số là bên nhà chồng tôi, rất nhiều cô dì cậu chú có tính nhờ cậy, xin xỏ. Người nghèo khổ xin đã đành, mà người có của cải cũng nhờ vả luôn. Không tuần nào là tôi không tiếp vài ba "vị khách" đến, có lúc thì mượn vài triệu, có lúc nói thẳng là "xin luôn" vì không có khả năng trả. Đấy là chưa kể, nhiều người có con có cái, còn lên đánh tiếng nói tôi cho ở nhờ để ăn học, rồi muốn tôi chạy tìm trường học tốt giúp đứa bé. Còn có những đứa cháu lớn hơn, thì lại cậy vợ chồng tôi xin việc giùm. Chung quy là đủ loại nhờ cậy trên đời.
Không tháng nào là tôi không tốn tiền với họ hàng nhà chồng - ảnh minh họa
Nên vậy, mỗi tháng bỗng dưng vợ chồng tôi hụt 2 - 3 triệu cho họ hàng bên chồng, cộng thêm 4 triệu gửi cho ba mẹ chồng an hưởng tuổi giả, 4 triệu cho ba mẹ tôi chi tiêu, tổng cộng đã gần 11 triệu. Chi phí cho con cái thì không tháng nào dưới 5 triệu, rồi còn đám tiệc, lễ mễ các thứ, quay qua quay lại đã tốn gần 20 triệu mỗi tháng. Đấy là vợ chồng tôi không được phép sắm sửa hay bệnh đau gì đâu đấy!
Không ít lần, người nhà chồng đến tìm tôi, vay một lần 5 triệu, 10 triệu, nói là cần vốn làm ăn. Chồng tôi nóng mặt, quyết không cho mượn, đuổi về. Thế là, họ tìm cách gặp riêng tôi, nói cháu dâu ráng giúp. Tôi chỉ là dâu con, không dám làm quá sợ họ đồn thổi không hay, đành bấm bụng cho mượn. Khi nói lại với chồng, chồng nổi nóng gây với tôi một trận. Cuối cùng, tiền thì mất, vợ chồng lục đục.
Bị nhà chồng "làm phiền", mỗi tháng tôi đều phải cân đo đong đếm lại chi tiêu gia đình, vợ chồng lại hay sinh ra lục đục - ảnh minh họa
Sau lần đó, chồng tôi tuyên bố với họ hàng: ai cần nhờ vả gì cứ nói thẳng anh, cấm nói qua vợ. Tôi thấy chồng cứng vậy cũng khỏe cho mình, ít ra có cớ thoái thạc. Ngặt nỗi, anh cũng nặng tình nghĩa, nhiều khi họ hàng nhờ cậy xin xỏ, anh tuy lầm bầm bực dọc nhưng cũng rút tiền đưa. Thành ra chúng tôi cứ "làm từ thiện" như vậy quanh năm.
Vợ chồng làm lụng cực khổ, không đủ lo con cái, giờ còn lo cho cả họ như vậy, biết chừng nào mới ngóc đầu lên được đây!
Ngọc Huệ
Tình cảm chúng tôi mặn nồng nhưng em vẫn có một bạn tâm giao khác phái Em bảo người đó chỉ là bạn tâm sự, có gì đâu mà tôi cứ phải để tâm đến, chỉ cần biết em yêu tôi là đủ. ảnh minh họa Tôi 24 tuổi, kinh doanh riêng và thu nhập tạm ổn, trên dưới 20 triệu đồng mỗi tháng, chưa tích góp mua nhà riêng được. Cách đây 2 năm, tôi quen em, bằng...