Tại sao bùng nổ covid-19 tại Iran lại gây nguy hiểm cho Trung Đông?
Trung Đông đang lo ngại về dịch bệnh covid-19 có khả năng lây lan từ Iran sang các nước láng giềng.
Theo Financial Times, dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu lây nhiễm sang các quốc gia láng giềng của Iran trong bối cảnh chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với khủng hoảng.
Ảnh minh họa. Nguồn:AP
Iran nâng mức cảnh báo cao nhất về tỷ lệ tử vong ngoài Trung Quốc và gồng mình đối phó với dịch bệnh. Điều này gia tăng nhiều lo ngại rằng sự bùng phát của dịch bệnh sẽ lan rộng ra các quốc gia láng giềng trong khi các nước này được đánh giá là hệ thống y tế và việc kiểm soát bệnh chưa tốt để đối phó với dịch bệnh.
Có bao nhiêu trường hợp nhiễm Covid-19?
Ít nhất 139 người tại Iran đã xét nghiệm dương tính với loại virus mới này, trong đó Thứ trưởng Y tế Iran cũng là một trong số bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus. Trong số các trường hợp này, 19 người đã tử vong trong tuần trước, các con số chính thức cho biết.
Các trường hợp đầu tiên phát hiện tại thành phố Qom, cách phía nam Tehran khoảng 140 km và có khoảng 1.2 triệu người sinh sống. Qom liên tục đón du khách và khách hành hương Hồi giáo từ khắp thế giới và có số lượng sinh viên Hồi giáo Shia cao nhất thế giới. Vài trăm trong số học sinh này phần lớn là người Trung Quốc. Từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên tại Qom, covid-19 hiện được phát hiện tại 19 trong số 31 tỉnh của Iran. Những con số có đúng?
Sau nhiều tuần lên tiếng không có trường hợp nào nhiễm covid-19, các quan chức Bộ y tế Iran đã xác nhận rằng hai bệnh nhân đã nhiễm covid-19 tại Qom trong tuần trước. Sau đó, các quan chức đã xác nhận có các trường hợp tử vong. Trong thời gian ngắn, xác nhận số người nhiễm dịch bệnh và con số tử vong tăng lên nhanh chóng tại Iran khiến nhiều người bàng hoàng.
Sự bùng phát dịch bệnh diễn ra nhanh chóng cùng với việc các quốc gia láng giềng cũng xác nhận có trường hợp nhiễm loại virus mới này. Bộ Y tế Iran bác bỏ các thông tin nói rằng Tehran cố tình che dấu thông tin này và nhấn mạnh sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Iran có thể đối phó với dịch bệnh hay không?
Video đang HOT
Theo Financial Times, Iran liên tục phát triển tốt các hệ thống y tế khiến các nước láng giềng trong đó có Iraq luôn nhờ đến hệ thống y tế của nước này. Từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, các dịch vụ y tế liên tục mở rộng đến các ngôi làng vùng sâu vùng xa và dân trí của Iran cũng đánh giá cao. Do đó, Tehran có nhiều bác sĩ, dược sĩ và y tá hơn trước đó. Iran cũng có kinh nghiệm gần đây về việc kiểm soát dịch bệnh.
Thứ trưởng Y tế Iran nhiễm virus corona
Tỉ lệ tử vong cao vì Covid-19 tại Iran: Chống dịch gặp khó khăn chồng chất từ trừng phạt
Theo các quan chức y tế, nước này đã phòng chống được bệnh bại liệt trong thập kỷ đầu tiên sau cuộc cách mạng Hồi giáo và vào năm ngoái, Iran đã ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm loại B sau khi hơn 100 người tử vong. Tuy nhiên, khả năng để khống chế bệnh covid-19 không chắc chắn. Iran đang bị kìm kẹp bởi các trừng phạt kinh tế của Mỹ và nước này cũng bày tỏ nhiều lo lắng về việc cấm vận đã ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các thiết bị y tế cần thiết trong dịch bệnh covid-19. Iran luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho các lịch vực thực phẩm và ngành y tế trong khi các công ty dược phẩm châu Âu cũng đã có sự viện trợ thuốc cho Iran. Kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên được thông báo, Iran đã bắt đầu hoang mang nhanh chóng mua thực phẩm, khẩu trang, thuốc khử trùng khiến tình trạng khan hiếm dược phẩm xảy ra tại nước này.
Nước láng giềng nào đang chịu nhiều rủi ro nhất?
Trong khi các trừng phạt của Mỹ đã khiến mọi giao thương kinh tế của Iran với các nước khác trở nên khó khăn thì nước này đang ngày càng phụ thuộc thương mại vào Iraq, Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Nga. Các doanh nhân Iran thường xuyên đến các đất nước này.
Iraq đang chịu nhiều rủi ro. Alaa al-Qaisi, một quan chức ở biên giới Iraq cho biết, biên giới phía nam đã đóng cửa với người Iran từ ngày 22/2. Các quan chức y tế cho biết, việc bùng nổ dịch bệnh tại Iraq sẽ tàn phá nghiêm trọng.
“Nói thật, chúng ta đang có vấn đề trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Iraq… vì thế chúng ta cần phải tập trung ngăn ngừa dịch bệnh”, người phát ngôn Bộ Y tế Iraq – ông Saif Badr cho biết. Afghanistan xác nhận 7 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus covid-19 tại tỉnh Herat, giáp với biên giới Iran và một trường hợp khác xác nhận trở về từ Qom. Pakistan đã đóng cửa biên giới với Iran và nói rằng hiện chưa có trường hợp nào bị lây nhiễm. Các quan chức Iran bày tỏ lo lắng về sự lây lan sang các nước láng giềng.
Liệu tỷ lệ lây nhiễm Afghanistan, Iraq và Pakistan có thấp hơn so với Iran hay không? “Điều này là không thể đoán trước được”, một quan chức cho biết.
Các quốc gia láng giềng với Iran đã có phản ứng như thế nào? Bahrain đã thông báo 26 trường hợp nhiễm covid-19, phần lớn đều trở về từ Iran.
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã ngừng tất cả các dịch vụ đến và đi từ Iran vào ngày 25/2 nâng mức cảnh báo về mức độ lây lan.
Hồng Nhung
Theo toquoc.vn
Iraq có ca Covid-19 đầu tại thủ đô, Trung Đông gồng mình chống dịch
Nỗi lo sợ càng gia tăng sau khi Baghdad, thành phố đông dân thứ hai thế giới Arab, ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên, trong lúc các nước ở Trung Đông tăng cường chống dịch.
Iraq công bố ca nhiễm đầu tiên tại thủ đô Baghdad hôm 27/2, nâng tổng số ca Covid-19 ở nước này lên thành 6 và dấy gây quan ngại về khả năng ứng phó của hệ thống y tế tại đây.
Chính phủ Iraq cuối ngày 26/2 đã công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, yêu cầu đóng cửa các trường học, bao gồm đại học, quán cà phê, rạp chiếu phim và các địa điểm công cộng khác cho đến ngày 7/3.
Iraq cũng áp dụng lệnh cấm di chuyển đi và đến từ 9 nước, bao gồm Trung Quốc, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Italy, Kuwait và Bahrain, theo AFP.
Thành viên lực lượng an ninh Iraq tại Mosul đeo khẩu trang khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Reuters.
Iraq trước đó đã cấm nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Iran, nước láng giềng đang là nguồn lây nhiễm chính tại khu vực Trung Đông, cũng như từ Trung Quốc, nơi bệnh lần đầu xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái.
Bộ Y tế Iraq cho hay ca nhiễm đầu tiên tại Baghdad là một thanh niên vừa trở về từ Iran. Người này đang được cách ly tại một bệnh viện, tình trạng sức khỏe tốt.
Baghdad là thành phố đông dân thứ hai trong thế giới Arab, sau thủ đô Cairo của Ai Cập.
Trong khi đó, Iran đã nổi lên như là điểm nóng lớn của dịch bệnh, với 26 người chết trong 245 ca nhiễm - tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Một loạt nước láng giềng đã ghi nhận sự tăng nhanh các ca nhiễm có liên quan đến Iran.
Iraq cũng như nhiều nước tại khu vực có liên hệ gần gũi về văn hóa và tôn giáo với Iran. Tất cả 6 ca nhiễm tại Iraq đều có nguồn gốc từ Iran.
Thành phố Qom là tâm dịch tại Iran. Ảnh: Getty.
Đến hôm 27/2, Kuwait đã có 43 ca nhiễm, Bahrain có 33 và Oman ghi nhận 4 ca. Cả ba nước này đều có lượng lớn dân số theo Hồi giáo dòng Shiite và họ thường xuyên đến Iran để viếng thăm các địa điểm được xem là linh thiêng của tôn giáo.
Kuwait cho biết tất cả 43 ca nhiễm tại nước này đều là người trở về từ Iran. Kuwait đã hủy bỏ các chương trình kỷ niệm trong 2 ngày lễ quốc gia hôm 25 và 26/2, cũng như hủy bỏ mọi sự kiện thể thao.
Nhà vua Qatar hôm 26/2 đã ra lệnh sơ tán công dân nước này từ Iran vì lo ngại dịch bệnh.
Ít nhất 15 người tại Bahrain, bao gồm 6 công dân Saudi Arabia, cho kết quả dương tính với virus sau khi trở về từ Iran, thông qua Dubai và Sharjah thuộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Bahrain đã cấm công dân đến Iran cũng như cho đóng cửa trường học và nhà trẻ trong 2 tuần.
UAE cũng ghi nhận 13 ca nhiễm, đều là người nước ngoài, với ít nhất 2 người Iran vừa có chuyến đi đến nước này. UAE đã tạm dừng các chuyến bay chở khách cũng như chở hàng đi và đến từ Iran.
Saudi Arabia hiện chưa ghi nhận ca nhiễm nào tại nước này, song trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Riyadh tuyên bố tạm dừng cấp visa viếng thăm các thánh tích Hồi giáo ở nước này trong cuộc hành hương "umrah". Vương quốc Hồi giáo theo dòng Sunni này, nơi đón hàng triệu người hành hương đến hai thành phố Mecca và Medina mỗi năm, cũng tạm dừng cấp visa cho người đến từ các nước có ca nhiễm virus.
Theo news.zing.vn
Tổng giám đốc WHO công bố bước ngoặt lớn của dịch virus corona Có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự lây lan toàn cầu của dịch virus corona. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là một bước ngoặt...