Tại sao Bộ Công an không thể hỏi cung Hứa Thị Phấn?
Sau gần 1 năm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã nhiều lần đến bệnh viện hỏi cung nhưng bà Phấn luôn trong tình trạng khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời. Tuy vậy, bà Phấn vẫn ký các đơn tố cáo, kiến nghị và kháng cáo… bình thường (!).
Hứa Thị Phấn chỉ còn 7% sức khỏe
Ngày 13/3, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam).
Theo đó, Viện KSND Tối cao truy tố bị can Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT TrustBank, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ, về hai tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị can Hứa Thị Phấn do sức khỏe yếu nên Bộ Công an chưa thể lấy lời khai.
Hơn nửa tháng trước khi bị khởi tố (ngày 22/3/2017), bà Phấn nhập viện ở quận 7 (TPHCM) do tăng huyết áp độ ba và tiểu đường tuýp II, rối loạn chuyển hóa mỡ, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp đầu gối, hẹp động mạch vành, không có khả năng đi lại…. Theo kết luận giám định pháp y của Bộ y tế ngày 12/6/2014, tỉ lệ thương tật trong giám định pháp y đối với bà Phấn là 93%.
Cơ quan điều tra Bộ Công an nhiều lần đến bệnh viện xác định tình trạng bị can để lấy lời khai nhưng bà Phấn luôn trong tình trạng “khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời”. Các luật sư kiến nghị hoãn hỏi cung cho đến khi sức khỏe của bà tốt hơn. Từ đó đến nay cơ quan điều tra chưa thể làm rõ các nội dung liên quan đến hành vi phạm tội, đơn tố giác và kiến nghị của bà.
Video đang HOT
Hồi tháng 9 năm ngoái, liên quan việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín cho Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch HĐQT OceanBank), bà Phấn bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do tình trạng sức khỏe yếu bà cũng vắng mặt tại phiên xử này.
Tuy nhiên, bà vẫn ký đơn kháng cáo trong vụ án OceanBank và có nhiều đơn tố cáo, kiến nghị khác. Do dó, cơ quan điều tra cho rằng cần xem xét, đánh giá thái độ không hợp tác của bà Phấn trong quá trình xét xử lần này.
Trong phiên xử Phạm Công Danh và đồng phạm trước Tết, bà Phấn được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền nghĩa vụ liên quan, nhân chứng. Tuy nhiên, bà không đến tòa vì lý do sức khỏe và được HĐXX chấp nhận.
Nhiều bị can mang thai trong giai đoạn điều tra
Giúp sức tích cực cho bà Phấn, Bùi Thị Kim Loan (kế toán Công ty Phú Mỹ) cũng được xác định là bị can chính trong đại án. Do Loan nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được tại ngoại.
Làm việc với cơ quan điều tra, Loan được cho là khai báo quanh co, không hợp tác để làm rõ nhiều hành vi phạm tội của bà Phấn. Cô ta còn cùng chồng (cũng là bị can trong vụ án) bán tẩu tán bất động sản đứng tên giúp bà Phấn tại quận Thủ Đức một tuần sau khi bị khởi tố. Do đó, dù Loan đang mang thai con thứ 3, hồi tháng 9 năm ngoái cơ quan điều tra đã thay đổi biện pháp ngăn chặn, bắt tạm giam.
Tương tự, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín Ngô Kim Huệ (cháu bà Phấn) cũng bị cáo buộc nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch và hạch toán thu khống 5.256 tỷ đồng. Sau khi bị khởi tố hồi tháng 3 năm ngoái, Huệ được tại ngoại do đang nuôi con nhỏ.
Bị can này cũng được cho là không hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ hành vi phạm tội của bà Phấn, việc sử dụng tiền phạm tội và đứng tên sở hữu quản lý khai thác bất động sản giúp bà Phấn, cản trở việc điều tra thu hồi thiệt hại. Vì vậy, quá trình điều tra, Huệ mang thai con thứ 3, cơ quan điều tra đã áp dụng lệnh bắt tạm giam.
Huệ sau đó nhìn nhận hành vi phạm tội của mình, tự khai báo về việc đứng tên sở hữu nhiều tài sản khác cho bà Phấn nên Viện KSND Tối cao chấp nhận đề nghị của Bộ Công an cho bị can tại ngoại.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: VKS đề nghị xử lý lãnh đạo 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank
Theo đại diện Viện kiểm sát, nếu không có hành vi trái pháp luật của những người có trách nhiệm tại 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank thì Phạm Công Danh không thể vay tiền, gây thiệt hại cho VNCB 6.120 tỉ đồng.
Ngày 1/2, TAND TPHCM tiếp tục xét xử Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt nam - VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh).
Tại phiên xử này, tòa triệu tập thêm đại diện công ty kiểm toán Ernst and Young để làm rõ việc điều chỉnh báo cáo tài chính 2014 của ngân hàng CB (tiền thân là VNCB) liên quan đến số tiền 4.500 tỉ đồng Danh đã dùng để tăng vốn điều lệ của VNCB.
Sau hơn hai tuần tranh luận, chiều 1/2, các bị cáo sẽ nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án
Trước đó, tại tòa, bị cáo Phạm Công Danh khai sử dụng 4.500 tỉ đồng từ tổng số tiền vay tại BIDV, TPBank nộp vào VNCB để tăng vốn điều lệ, nhưng không được NHNN đồng ý. Nay, bị cáo Danh yêu cầu được đối trừ thiệt hại, khắc phục hậu quả cho vụ án.
Ngược lại, ngân hàng CB cho rằng 4.500 tỉ đồng này đã được VNCB sử dụng hết, đồng thời, số tiền này đã hòa chung vào dòng tiền của VNCB nên không biết thu chi như thế nào.
Tuy nhiên, trước hơn 10 câu hỏi về vấn đề này, đại diện Ernst and Young trình bày: chỉ đến tòa với vai trò "ghi nhận lại các câu hỏi", sau đó về báo cáo với lãnh đạo và có câu trả lời chính thức bằng văn bản gửi đến HĐXX.
Do đó, HĐXX đề nghị Ernst and Young trả lời sớm nhất, trường hợp không trả lời được thì cũng phải có văn bản chính thức.
Sau phần tái thẩm vấn, phía Viện kiểm sát cũng tranh luận bổ sung, giữ nguyên quan điểm về số tiền 4.500 tỉ đồng mà Danh khai dùng để tăng vốn điều lệ VNCB. Viện Kiểm sát khẳng định không coi số tiền này là vật chứng vụ án nên không đề nghị thu hồi và đề nghị HĐXX trao quyền cho Danh khởi kiện dân sự ngân hàng CB để đòi khoản tiền này.
Tuy nhiên, nhóm luật sư bào chữa cho Danh không chấp nhận quan điểm của Viện kiểm sát, đề nghị HĐXX căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu để giải quyết dứt điểm về khoản tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ VNCB trong vụ án hình sự này.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cho rằng kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa cho thấy: nếu không có hành vi trái pháp luật của những người có trách nhiệm tại 3 ngân hàng (BIDV, Sacombank và TPBank) thì Phạm Công Danh không thể dùng tiền của VNCB bảo lãnh để 3 ngân hàng trên cho 29 lượt công ty vay được tiền bằng những bộ hồ sơ khống, sau đó chuyển cho Danh sử dụng và VNCB sẽ không bị thiệt hại 6.120 tỉ đồng.
Do đó, ngoài các bị cáo đã bị xét xử tại phiên tòa này, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Viện KSND Tối cao tiếp tục điều tra làm rõ, có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật đối với những cá nhân tại 3 ngân hàng nêu trên.
Xuân Duy
Theo Dantri
Hứa Thị Phấn tố cáo công ty Phương Trang chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng Theo đơn tố cáo của bà Phấn thì Công ty Phương Trang chiếm đoạt của bà hơn 1.000 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty Phương Trang cho rằng đây là thủ đoạn ngụy tạo chứng cứ để che đậy hành vi chiếm đoạt tiền của bà Phấn. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra...