Tại sao Bộ Chính trị thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác cán bộ?
Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, việc Bộ Chính trị thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ được dư luận rất hoan nghênh. Bởi vì công tác cán bộ trong thời gian qua có nhiều vấn đề khiến dư luận nhân dân bức xúc.
Đoàn kiểm tra về công tác cán bộ do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ. (Ảnh: Chinhphu.vn).
Mới đây, Bộ Chính trị đã thành lập 5 đoàn kiểm tra đối với một số Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Ban Cán sự Đảng một số bộ, ngành. Nội dung kiểm tra là việc thực hiện Kết luận 24 của Bộ Chính trị (năm 2012) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý gắn với quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Đánh giá về việc này, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – cho rằng: Bộ Chính trị thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ được dư luận rất hoan nghênh. Bởi vì công tác cán bộ trong thời gian qua có nhiều vấn đề khiến dư luận nhân dân bức xúc như quy hoạch, bổ nhiệm không đúng người, luân chuyển không đúng đối tượng.
Nói đến công tác cán bộ thời gian qua, dư luận không khỏi bức xúc trước nhiều vụ việc sai phạm được báo chí nêu. Như trường hợp Trịnh Xuân Thanh có nhiều sai phạm khi còn công tác ở Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, vẫn được quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương, rồi luân chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hóa thăng tiến thần tốc. Trường hợp bổ nhiệm kỳ lạ đối với ông Vũ Minh Hoàng làm Vụ phó tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Việc ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, gia đình của Bí thư và Phó Bí thư Huyện ủy cùng có anh em, con cháu nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền huyện.
Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra việc “cả nhà làm quan” tại 9 địa phương, kết quả cho thấy có 58 trường hợp có quan hệ họ hàng. Số có quan hệ ruột thịt là 18 (có chức vụ 15 người), số có quan hệ họ hàng là 40 người (có chức vụ 22 người). Qua kiểm tra, việc bổ nhiệm đang còn thiếu tiêu chuẩn, chứng chỉ, trình tự thủ tục…
Video đang HOT
“Xuất phát từ thực tiễn trong công tác cán bộ có nhiều vấn đề nảy sinh nên cần phải kiểm tra để có chấn chỉnh kịp thời. Nếu như công tác cán bộ hiện nay không được quan tâm thấu đáo thì nó sẽ tác động, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy Nhà nước và ảnh hưởng đến uy tín, sự lãnh đạo của Đảng” – đại biểu Vân nói.
Vẫn theo đại biểu Vân, việc Bộ Chính trị thành lập các đoàn kiểm tra về công tác cán bộ, một mặt thể hiện trách nhiệm của Đảng, thứ hai là thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này.
“Qua hoạt động của các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, sẽ làm cho cấp ủy chính quyền các cấp thấy được trách nhiệm của họ trong việc tổ chức, kiểm tra công tác cán bộ. Nếu như không kiểm tra sẽ không thấy được việc các cơ quan chức năng chấp hành các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác cán bộ như thế nào, thực hiện nghiêm hay không” – đại biểu Vân nhấn mạnh.
Nhìn nhận về vấn đề này, TS Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ – cho biết: Việc Bộ Chính trị thành lập các đoàn kiểm tra về công tác cán bộ là hoạt động tích cực. Bởi nếu như chỉ nghe báo cáo khó biết được thực tiễn, cần phải kiểm tra trực tiếp. “Đảng lãnh đạo toàn diện, Đảng chịu trách nhiệm trước những chủ trương lớn, thì phải kiểm tra, xem xét, đánh giá cụ thể chứ không chỉ nghe báo cáo” – TS Phúc nói.
Vẫn theo TS Phúc, việc Bộ Chính trị lập 5 đoàn kiểm tra về công tác cán bộ, có quy mô lớn hơn nhiều so với những cuộc kiểm tra của Đảng trước đây. “Qua đó cũng thể hiện quyết tâm và hành động cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng” – TS Phúc nói.
Mới đây, các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đã làm việc tại Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Xây dựng.
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng vẫn là Ủy viên Trung ương Đảng
Với mức kỉ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, ông Đinh La Thăng vẫn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 7.5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã làm việc tại Hội trường để xem xét và thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng.
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 7.5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: "Câu chuyện của ông Đinh La Thăng là câu chuyện dài, theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra trung ương thì sai phạm của ông là sai phạm trong thời kỳ còn làm lãnh đạo ở Tập đoàn dầu khí, từ 2009 đến 2011.
Trong quá trình công tác gần 35 năm, ông Thăng đã 3 lần được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII. Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, tháng 1/2016, ông Thăng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Đinh La Thăng phát biểu tại Đại hội Đảng 12. Ảnh: TTXVN
Từ ngày 5.2.2016, ông Đinh La Thăng được Bộ chính trị phân công tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM và giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Như vậy, quyết định kỷ luật hiện tại là kỷ luật những sai phạm của thời kỳ cách đây 6 năm, cũng có khi là 10 năm về trước, kỷ luật những việc làm trong quá khứ.
Các hình thức kỷ luật của Đảng, cũng có những bậc khác nhau, đầu tiên là phê bình, sau đó nếu cứ tiếp tục sai thì sẽ tiến hành khiển trách, sai nặng hơn thì cảnh cáo, nếu nặng quá thì cách chức, khai trừ. Hình thức cao nhất trong đảng là khai trừ khỏi Đảng. Tuy nhiên, với quyết định cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, ông Đinh La Thăng vẫn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng".
"Tuy nhiên, với hình thức kỷ luật cảnh cáo sau 1 năm kiểm điểm, thực hiện tốt, có thể xoá kỷ luật, vì thế trong 1 năm, cũng có thể ông Thăng sẽ không được phân công nhiệm vụ gì. Sau khi đã xoá kỷ luật thì coi như chưa từng bị kỷ luật, từ đó có thể phân công bất cứ nhiệm vụ gì, thông thường kỷ luật cảnh cáo thì sẽ bị mất chức", ông Thuận nói thêm.
Cũng đưa ra quan điểm về câu chuyện trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cho biết:
"Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp lấy phiếu của tất cả uỷ viên ban chấp hành để tiến hành xử lý kỷ luật ông Đinh La Thăng, với hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ chính trị khóa XII, đây là hình thức chưa đến mức khai trừ, như vậy, hiện tại ông Thăng vẫn là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng.
Sau này sẽ được bố trí làm việc tại một vị trí nào đó, vì vẫn còn là uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng".
Trước đó, từng trao đổi với báo chí ngày 3.5, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, kết quả bỏ phiếu của Ban Chấp hành Trung ương là kết luận cuối cùng và có giá trị cao nhất. Kỷ luật đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
Cũng có trường hợp Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kỷ luật ở mức độ thấp hơn đề nghị của Bộ Chính trị vì lá phiếu của Trung ương là quyết định.
Trong việc cách chức đảng viên, khi Ban Chấp hành Trung ương xem xét có thể cách một hoặc tất cả các chức vụ mà đương sự đang nắm. Có những ủy viên Trung ương Đảng bị khai trừ ra khỏi đảng, ngay khi giải lao người bị kỷ luật phải ra khỏi cuộc họp của Trung ương luôn.
Theo Sơn Ca (Đất Việt)
Ông Đinh La Thăng với 2 lần lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 -2016) ông Đinh La Thăng giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông có hai lần lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Ông Đinh La Thăng trả lời chất vấn trước khi Quốc hội khi còn là Bộ trưởng Bộ GTVT. Ảnh: VPQH. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII (tháng 6.2013), Quốc...