Tại sao Bình Dương tiêm nhanh hết vắc xin?
Tại Anh, một trong những nước có tỉ lệ chích vắc xin cao, Chính phủ vẫn khuyến khích người dân thực hiện tự xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà 2 lần trong 1 tuần.
Nước Đức cho rằng xét nghiệm nhanh là chìa khóa để “tái mở cửa” các hoạt động trong không gian kín. Tại châu Á, Singapore mặc dù đang ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng đang giảm dần, việc triển khai tự xét nghiệm nhanh được đánh giá là biện pháp “bổ sung” cho chiến lược giám sát tổng thể của Singapore trong bối c ảnh nước này muốn mở cửa lại nhiều hoạt động hơn.
Xét nghiệm nhanh thường xuyên trong giai đoạn sống chung với dịch
Hiện tại nước Anh là nước có tỉ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới với 80% số người trưởng thành tại Anh đã được tiêm một liều vắc xin ngừa COVID-19 và 58% đã tiêm đủ 2 liều, số ca tử vong tại nước này đã giảm mạnh so với trước đây và nhiều chuyên gia cho rằng đó là do hiệu quả của vắc xin. Vương quốc Anh đã gỡ bỏ dần các hạn chế COVID-19 vào ngày 19-7 và đã chọn cách sống chung với dịch bệnh.
Trong thời gian chờ đánh giá toàn diện hơn về miễn dịch cộng đồng với COVID-19 sau khi tiêm vắc xin, Chính phủ Anh vẫn khuyến khích người dân tự thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà 2 lần mỗi tuần và gửi kết quả đến trang web hoặc qua số điện thoại tổng đài của chính phủ để ghi nhận kết quả. Các xét nghiệm nhanh giúp người dân và địa phương chủ động sàng lọc bước đầu và tạo điều kiện cho các nhà quản lý y tế hiểu rõ hơn về mức độ lây lan của virus tại những nơi khác nhau.
Ở Anh, khi một người có kết quả xét nghiệm dương tính tại nhà, họ cần phải tự cách ly ngay lập tức và phải liên hệ cơ quan y tế để tiến hành xét nghiệm RT-PCR (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược) hoặc đến trung tâm y tế để được xét nghiệm và khẳng định chẩn đoán.
Sàng lọc trước khi tham gia vào các hoạt động đông người
Khi tốc độ triển khai vắc xin ở châu Âu đang có những dấu hiệu chững lại, xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại chỗ tiếp tục là quy trình sàng lọc hàng triệu người mỗi ngày trong các nhà máy, văn phòng, trường học và các ngành công nghiệp quan trọng khác.
Tại Đức, những người muốn tham gia vào các loại hoạt động công cộng trong nhà hoặc dịch vụ chăm sóc cá nhân, họ cần có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng không quá 24 giờ. Mục tiêu của việc xét nghiệm nhanh là nhằm tìm ra những người có khả năng lây nhiễm trước khi họ có thể tham gia vào các hoạt động ở đám đông như phòng hòa nhạc, nhà hàng, hoặc những không gian kín có khả năng lây lan virus cao.
Tại Đức, các bộ dụng cụ tự xét nghiệm nhanh này hiện đã trở nên phổ biến tại các quầy thanh toán siêu thị, hiệu thuốc và thậm chí cả các trạm xăng kể từ khi các sản phẩm này lần đầu tiên có mặt trên thị trường vào hồi đầu năm. Các chuyên gia ở Đức cho biết họ tin rằng việc triển khai xét nghiệm nhanh phần nào đang giúp giảm số ca nhiễm virus, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể.
Xét nghiệm nhanh đối với ngành thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ trong nhà
Bộ Y tế của Singapore vừa qua công bố sẽ áp dụng triển khai việc xét nghiệm kháng nguyên nhanh đối với các nhân viên khi làm việc tại các cơ sở ăn uống, dịch vụ chăm sóc cá nhân (ví dụ: dịch vụ chăm sóc da mặt và móng tay, phòng spa, phòng xông hơi khô, cơ sở mát-xa, dịch vụ làm tóc và trang điểm), các phòng tập thể thao nơi mà các khách hàng không thể đeo khẩu trang.
Singapore khuyến cáo người dân nếu nghi ngờ và lo lắng rằng bản thân có thể bị nhiễm COVID-19 thì hãy sử dụng bộ xét nghiệm nhanh để kiểm tra, đồng thời hãy trữ sẵn ít nhất hai bộ dụng cụ tự kiểm tra nhanh kháng nguyên này tại nhà để phòng trường hợp khi cần thiết.
Video đang HOT
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính 2 lần, người dân cần phải thông báo kết quả và đến cơ sở y tế để có xét nghiệm khẳng định, tránh tiếp xúc với đám đông và tự cách ly tại nhà. Đối với các kết quả âm tính, người dân được khuyến cáo vẫn phải tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Bộ Y tế Việt Nam trong tháng 7 đã công bố, cập nhật danh sách 16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, trong đó có 15 loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ… Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát các sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 trôi nổi trên thị trường.
Hiện nay các chuỗi nhà thuốc lớn như Pharmacity đã có bán sản phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được cấp phép bởi Bộ Y tế. Các nhà thuốc bán các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm COVID-19 (ví dụ các test nhanh) phải đăng ký chức năng kinh doanh trang thiết bị y tế.
Thí sinh là F0 ở TP.HCM: 'Em đã đỗ đại học'
Ngọc Huyền cho biết sự lạc quan, niềm tin vào y, bác sĩ và lời động viên của mọi người đã giúp em vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong những ngày điều trị Covid-19.
Ngày 7/7, Hà Thị Ngọc Huyền (18 tuổi, ngụ tại TP Thủ Đức), cựu học sinh trường THPT Long Trường, đang làm bài thi tốt nghiệp thì thấy mình có triệu chứng sốt, đau họng, khó thở nhẹ.
Em nhanh chóng xin phép hội đồng thi được làm bài môn Ngữ văn và Toán tại phòng riêng để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Đến sáng hôm sau, dù khá mệt Huyền vẫn cố gắng hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Sau đó, em được xét nghiệm nhanh và nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khi nghe thông báo, nữ sinh khá hoảng loạn và bật khóc ngay tại điểm thi vì không biết nguồn lây từ đâu, sợ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Huyền cho biết từ lúc dịch bùng phát trở lại, em luôn chú tâm vào việc ôn tập và hầu như không ra ngoài trừ hôm 3/7 đi lấy mẫu do nhà trường quy định.
Khoảng 45 phút sau, Huyền được xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3 (TP Thủ Đức) và phải bỏ dở môn tiếng Anh vào buổi chiều.
23 ngày chiến đấu với Covid-19
Vì quy chế thi cấm mang thiết bị điện tử nên lúc đó Huyền phải mượn điện thoại để gọi về cho người thân. Khi được đưa đến nơi điều trị, cô gái chỉ cầm theo giấy báo dự thi, bút viết, Atlat địa lý và đề môn Giáo dục Công dân.
Khu nhà bị phong toả, gia đình nữ sinh nằm trong diện F1 nên đành phải nhờ bạn bè mang hành lý đến cho Huyền.
"Ngày đầu tiên đến đây, em rất buồn và thất vọng, chỉ biết lật Atlat xem rồi lại khóc. Hơn hết, em lo mình không được tốt nghiệp vì thiếu điểm một môn. Nhờ chủ động thi phòng riêng từ đầu và thu hẹp diện tích tiếp xúc nên bạn bè, thầy cô và người thân đều không bị nhiễm. Đó là niềm an ủi lớn nhất đối với em", cô gái 18 chia sẻ với Zing.
Ngọc Huyền điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3.
Huyền được sắp xếp ở tầng 12, khu dành cho những bệnh nhân có tiên lượng nhẹ, trẻ tuổi và có sức đề kháng tốt.
3 ngày sau khi trở thành F0, các triệu chứng của Huyền chuyển nặng, ho nhiều hơn và mất khứu giác hoàn toàn.
Ngày thứ 8, em được test PCR và tiếp tục nhận kết quả dương tính.
Lần đầu tiên sống xa gia đình một thời gian dài, Huyền phải học cách tự chăm sóc bản thân từ chuyện ăn uống, dọn dẹp đến giặt giũ quần áo.
Cuộc sống ở bệnh viện dã chiến hơi buồn tẻ vì các lịch trình trong ngày gần như lặp lại.
Vì vậy, em cố gắng tập thể dục, hoạt động liên tục, phần nào giúp bản thân lạc quan hơn, giữ vững tinh thần.
Ngoài ra, em cũng thường xuyên gọi điện cho người nhà, thầy cô và bạn bè để mọi người yên tâm.
Ở nơi điều trị, Huyền làm quen được nhiều bạn mới. Mỗi người khi đến đây đều có một hoàn cảnh riêng nên dễ cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau. Những lần tâm sự của cả phòng thường xoay quanh về gia đình, công việc và mong muốn cá nhân.
"Em hay kể về ước mơ trở thành luật sư và được các chị tư vấn nhiều về kinh nghiệm thời sinh viên. Dần dần mọi người thân nhau lắm, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, còn hẹn nhau hết dịch đi ăn đồ nướng".
Hàng ngày, các bệnh nhân được bác sĩ phát thuốc và thăm khám thường xuyên. Bên cạnh đó, mỗi phòng sẽ bầu một đại diện để báo cáo tình hình sức khỏe của các thành viên.
Cô gái sinh năm 2003 cho biết em may mắn vì gặp được nhiều người tốt ngay từ những ngày đầu tiên. Chứng kiến sự kiên cường, tận tâm vì bệnh nhân của các y, bác sĩ, tình nguyện viên, Huyền cảm thấy ấm lòng, vững tin hơn trong hành trình điều trị Covid-19.
Giữ sự lạc quan
Ngày 1/8, sau khi xét nghiệm âm tính với virus, Huyền được bác sĩ cho xuất viện, tự cách ly thêm tại nhà 14 ngày.
Nghe tin em hồi phục, mẹ Huyền nấu một bữa ăn thịnh soạn để mừng con gái trở về. Hiện nữ sinh vẫn phải giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc với gia đình để đảm bảo an toàn.
23 ngày ở Bệnh viện dã chiến số 3, kỷ niệm mà Huyền nhớ nhất là tối 26/7, cả tòa nhà được tham dự buổi biểu diễn saxophone đặc biệt của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn. Vì ở tầng 12 nên cô nàng chỉ có thể cùng mọi người bật đèn LED để hòa theo giai điệu.
Dù bị mất khứu giác, nữ sinh vẫn ăn uống điều độ, nghe theo lời dặn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.
Dù bị mất khứu giác, nữ sinh vẫn ăn uống điều độ, nghe theo lời dặn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.
Về kỳ thi THPT quốc gia, Huyền được đặc cách tốt nghiệp và dùng kết quả học bạ để xét tuyển vào ngành Luật kinh tế của ĐH Công nghiệp TP.HCM.
"Hơi buồn một chút vì em ôn luyện rất nhiều nhưng cuối cùng lại vụt mất cơ hội thi vào ngôi trường mơ ước. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, em sẽ tiếp tục nỗ lực cho chặng đường sắp tới. Mong muốn của em là trở thành một luật sư giỏi", nữ sinh bày tỏ.
Cô gái 18 tuổi cho hay nếu được trở lại ngày nhận thông báo dương tính với SARS-CoV-2, em sẽ cố gắng xử lý tình huống tốt hơn, bình tĩnh và giữ tinh thần lạc quan.
"Đi điều trị trong hoàn cảnh éo le, nhưng qua đó em cũng học được nhiều điều cho bản thân và có những kỷ niệm khó quên. Dù đã hồi phục, em vẫn duy trì kế hoạch sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học, tập thể dục điều độ để tăng sức đề kháng".
Ảnh: NVCC
Vaccine Covivac giá 60.000 đồng mỗi liều Một liều vaccine Covivac, được đánh giá có hiệu quả trên biến thể Anh và Nam Phi, dự kiến bán giá 60.000 đồng, theo Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết giá Covivac được đưa ra dựa trên hạch toán của viện, thực tế quy trình công nghệ và nhu cầu của...