Tại sao Bill Gates bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng mua một cuốn sách?
Điều gì khiến tỉ phú Bill Gates bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để có được một cuốn sách chép tay? Hiện, cuốn sách này là cuốn sách đắt giá nhất mọi thời đại.
Trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, người ta bắt đầu sưu tập những cuốn sách cổ xưa, hiếm có, với mức giá “khủng” chưa từng thấy.
Tỷ phú Bill Gates đã bỏ ra 49,4 triệu đô la (1073 tỉ đồng) để mua được cuốn sách chép tay Leicester trong một cuộc đấu giá năm 1994.
Đây là cuốn sách chép tay được thực hiện bởi Leonardo da Vinci.
Cuốn sách ghi chép lại cẩn thận những nghiên cứu khoa học do chính tay thiên tài Leonardo da Vinci viết. Cuốn sách được đặt theo tên người mua cuốn sách đầu tiên – Bá tước xứ Leicester.
Trong số 30 cuốn nhật ký nghiên cứu khoa học mà Leonardo da Vinci từng thực hiện thì đây là cuốn nổi tiếng nhất, đưa lại một góc nhìn cận cảnh vào trí tuệ luôn khao khát những kiến thức mới, vượt tầm thời đại của vị danh họa thời Phục hưng.
Trong cuốn sách chép tay Leicester có ghi những hiểu biết, những giả thuyết của Leonardo về thiên văn, địa chất, sinh vật… Cuốn sách được tạo thành từ 18 tờ giấy khổ lớn gấp làm đôi và được viết ở cả hai mặt, tạo thành một cuốn nhật ký nghiên cứu dày 72 trang. Đã từng có thời những tờ giấy này được đóng lại để tạo thành một cuốn sổ, nhưng sau này, chúng được gỡ ra để tiện trưng bày.
Từng dòng chữ trong cuốn sách chép tay này đều do Leonardo thực hiện với đặc trưng cách viết chữ ngược từ phải sang trái. Để đọc được những gì ông viết, người ta cần có một chiếc gương. Điều này dường như là một chủ ý của ông nhằm giữ bí mật, nhưng cũng có thể là một cách để Leonardo buộc bộ não của mình phải không ngừng tư duy những điều mới mẻ, không được suy nghĩ theo lối mòn.
Không chỉ là một họa sĩ, Da Vinci còn là một nhà khoa học, một nhà tư tưởng, một người vẽ minh họa “ngoại hạng” cho những nghiên cứu khoa học của mình, ở ông, người ta tìm thấy một sức sáng tạo mãnh liệt trong việc tìm tòi ra những chân lý kiến thức mới. Có lẽ đây là lý do để tỷ phú Bill Gates đã cố gắng “bằng mọi giá” để có được cuốn sách chép tay quý giá.
Hiện, cuốn sách chép tay Leicester được xem là cuốn sách đắt giá nhất mọi thời đại.
Bên cạnh đó, còn một số cuốn sách chép tay đắt giá khác. Có thể kể đến, sách phúc âm của Henry “Sư tử” từng được các tu sĩ trong tu viện Helmarshausen, bang Hesse, Đức thực hiện. Cuốn sách từng được Chính phủ Đức mua tại một cuộc đấu giá ở mức 28 triệu đô la (608 tỉ đồng) hồi năm 1983.
Cuốn sách phúc âm này được thực hiện từ thế kỷ 12 theo yêu cầu của công tước xứ Saxony – Henry “Sư tử” – để đặt trên bàn thờ Đức Mẹ tại thánh đường Brunswick (Đức). Cuốn sách được coi là một tuyệt phẩm về nghệ thuật làm sách rất kỳ công kiểu Roman.
Trong cuốn sách có 266 trang viết và 50 trang tranh. Giờ đây cuốn sách được coi là một bảo vật quốc gia của Đức và để bảo quản cuốn sách tốt nhất, hai năm, người ta mới đem sách ra trưng bày một lần.
Video đang HOT
Cuốn sách phúc âm Thánh Cuthbert từng được mua năm 2011 với giá 15,1 triệu đô la (328 tỉ đồng). Cuốn sách nhỏ bỏ túi có niên đại từ thế kỷ thứ 7 được viết bằng chữ Latinh, được đóng bằng bìa da trang trí đẹp. Đây là cuốn sách có niên đại lâu đời nhất được biết tới ở phương Tây còn tồn tại cho tới hôm nay.
Cuốn thánh thi Bay Psalm từng được bán đấu giá hồi năm 2013 và đạt mức giá 14,5 triệu đô la (315 tỉ đồng). Bay Psalm là cuốn sách đầu tiên được in ở Mỹ, từ năm 1640. Hiện giờ chỉ còn lại 11 cuốn tương tự còn tồn tại.
Cuốn sách kinh Rothschild vừa được bán hồi năm 2014 với giá 13,9 triệu đô la (302 tỉ đồng). Đây là cuốn sách dùng cho hoạt động cầu kinh hàng ngày, được thực hiện từ đầu thế kỷ 16. Trong sách có nhiều tranh minh họa được thực hiện kỳ công.
Cuốn Những truyện kể xứ Canterbury của tác giả người Anh Geoffrey Chaucer được rao bán đấu giá hồi năm 1998 và đạt mức 11,1 triệu đô la (241 tỉ đồng). Cuốn sách là một tập hợp gồm 20 câu chuyện cổ tích được viết từ cuối thế kỷ 14. Sau này, vào năm 1478, ấn bản sách in đầu tiên đã được nhà in William Caxton thực hiện, đây cũng là nhà in đầu tiên của Anh.
Cuốn Hài kịch, Lịch sử và Bi kịch của William Shakespeare thực hiện năm 1623, đã được bán hồi năm 2001 với giá 8,2 triệu đô la (178 tỉ đồng). Cuốn sách tổng hợp 36 vở kịch của Shakespeare. Đây là một tư liệu khảo cứu quan trọng đối với sự nghiệp của Shakespeare và được coi là một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong lịch sử văn học Anh.
Bích Ngọc
Theo Dantri/Forbes
"Quân sư" Haji Bakr: Bộ não của phiến quân IS
Phiến quân IS đã bị tổn thất nặng nề, khi mất cả "quân sư" Haji Bakr lẫn thủ lĩnh quân sự Izzat Ibrahim al-Douri trong vòng một năm.
Phiến quân IS đã bị tổn thất nặng nề, khi mất cả "quân sư" Haji Bakr lẫn thủ lĩnh quân sự Izzat Ibrahim al-Douri trong vòng một năm.
Lập kế hoạch giành chính quyền ở Syria, xây dựng đội quân thám báo ngầm và thiết lập Vương quốc Hồi giáo... "Quân sư" Haji Bakr chính là chiến lược gia quan trọng nhất của IS, người đã sử dụng tôn giáo làm phương tiện để đạt mục đích cuối cùng.
Haji Bakr chính là chiến lược gia quan trọng nhất của IS, là kiến trúc sư của Nhà nước Hồi giáo.
Phần lớn mọi người biết đến Haji Bakr là một gã đàn ông râu bạc. Chỉ huy quân nổi dậy chống chính phủ Syria ở khu vực chỉ biết Haji Bakr buôn bán vũ khí. Còn cư dân địa phương thì biết đến ông ta với cái tên Abu Bakr al-Iraqi, một người chịu trách nhiệm về phần hồn của thị trấn Tal Rifaat ở miền bắc Syria.
Mãi sau khi quân nổi dậy bắn chết Haji Bakr trong một cuộc đụng độ hồi đầu năm 2014, người ta mới biết "giáo sĩ" Abu Bakr al-Iraqi và "gã râu bạc" buôn bán cái chết này chỉ là "hai trong một" .
Lúc đầu, đám quân nổi dậy chống chính phủ chưa biết họ đã bắn chết ai trong vụ đụng độ. Sau đó, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy Nhà nước Hồi giáo IS đem theo cả một đạo quân hùng hậu đi trên 10 chiếc xe gắn súng máy từ miền nam Syria tấn công thị trấn nhỏ Tal Rifaat. Thậm chí, phiến quân IS còn cử một kẻ đánh bom liều chết để mở đường vào thị trấn Tal Rifaat nhỏ bé, chẳng có ý nghĩa chiến lược này.
Phiến quân địa phương đã đánh lui đội quân trên, mặc dù họ không hiểu vì sao mà IS lại tấn công thị trấn này một cách dữ dội đến thế.
Bộ não của Nhà nước Hồi giáo
Lúc đầu, quân nổi dậy vẫn còn chưa biết Haji Bakr chính là chiến lược gia quan trọng nhất của IS, là kiến trúc sư của Nhà nước Hồi giáo - một nhóm khủng bố đã đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq.
Ngôi nhà của Haji Bakr ở thị trấn Tal Rifaat ở miền bắc Syria.
Sau này, khi lục soát ngôi nhà mà Haji Bakr cư ngụ, quân nổi dậy địa phương mới ngã ngửa ra rằng đây chính là nhân vật đầu não của phiến quân IS chỉ đạo việc đánh chiếm miền bắc Syria suốt 18 tháng trời.
Trong ngôi nhà này, họ tìm thấy nhiều bản kế hoạch biến nhóm Nhà nước Hồi giáo từ một nhóm khủng bố manh mún trở thành một tổ chức khủng bố mạnh nhất, mạnh hơn cả al-Qaeda thời đỉnh điểm.
Tạp chí Đức Spiegel hiện có trong tay nhiều tài liệu thu được ở nhà Haji Bakr. Đó là những bức phác họa, trong đó có bức rất lớn được ghép lại từ nhiều tờ giấy. Chỉ huy quân nổi dậy địa phương Radwan Qarandel cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy những bản kế hoạch chi tiết đến như vậy".
Sơ đồ tổ chức các cơ quan tình báo và các nhóm tiến hành các vụ ám sát và bắt cóc - bước đầu tiên để tiến tới giành chính quyền.
Trong số các tài liệu thu được nói trên, có một bản kế hoạch chi tiết về việc thành lập các nhóm gián điệp đội lốt các tổ chức truyền đạo ở khắp các làng mạc, thị trấn của Syria; sơ đồ tổ chức các cơ quan tình báo và các nhóm tiến hành các vụ ám sát và bắt cóc - bước đầu tiên để tiến tới giành chính quyền.
Kẻ thù không đội trời chung với Mỹ
Tên thật của Haji Bakr là Samir Abed al-Mohammed al-Khleifawi, một cựu Đại tá tình báo quân đội từng có 20 năm làm việc trong bộ máy mật vụ của Tổng thống Saddam Hussein.
Đại tá tình báo quân sự Samir vốn là một chiến lược gia máu lạnh. Nhà báo Hisham al-Hashimi, một cựu sĩ quan dưới thời Saddam Hussein, khẳng định Samir "tuyệt đối không phải là một tín đồ Hồi giáo". Ông này cho biết thêm: "Đại tá Samir là một người rất thông minh, quyết đoán và thực dụng. Khi Toàn quyền Mỹ Paul Bremer ban hành một sắc lệnh giải tán Quân đội Iraq cũ hồi tháng 5/2003, Đại tá Samir đã bị sa thải và vô cùng bất mãn".
Không những thế, quân đội Mỹ còn giam giữ Samir Abed al-Mohammed al-Khleifawi hai năm ở Trại Bucca và nhà tù Abu Ghuraib khét tiếng và biến viên đại tá cực kỳ thông minh này thành kẻ thù không đội trời chung.
Sau đó, Đại tá Samir gia nhập nhóm thánh chiến al-Qaeda ở Iraq và nhanh chóng thiết lập được quan hệ mật thiết với thủ lĩnh Abu Mussab al-Sarkawi, kẻ chủ mưu đứng đằng sau hàng loạt các vụ đánh bom liều chết chống quân đội Mỹ, trụ sở Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Bagdad và nhiều thánh đường của người Hồi giáo dòng Shi'ite.
"Buôn vua", lập Nhà nước Hồi giáo
Phải mất nhiều năm trôi qua, các "chiến lược gia" của Cơ quan mật vụ Iraq dưới thời Saddam Hussein mới liên minh được với các phần tử thánh chiến cực đoan. Đến năm 2010, khi hầu như toàn bộ ban lãnh đạo al-Qaeda ở Iraq bị tiêu diệt, cơ hội vàng của Haji Bakr mới đến.
Trên cương vị "Giáo chủ áo xám" đứng ở hậu trường giật dây, Haji Bakrs đã tìm cách đưa Abu Bakr al-Bagdadi lên lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo IS.
Trên cương vị "Giáo chủ áo xám" đứng ở hậu trường giật dây, Haji Bakrs đã tìm cách đưa Abu Bakr al-Bagdadi lên lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo IS. Ông ta đã tìm cách thuyết phục đám chiến binh thánh chiến trung thành với Abu Bakr al-Bagdadi và ngấm ngầm thủ tiêu các phần tử chống đối. Trong năm 2013, đội quân ngầm của Haji Bakrs đã lần lượt thủ tiêu nhiều phần tử chống đối ở miền bắc Syria.
Theo kế hoạch của Haji Bakrs, đến hết năm 2014, Nhà nước Hồi giáo phải chiếm được 1/3 lãnh thổ Syria. Trong con mắt của "giáo sĩ" Haji Bakrs, luật Hồi giáo Sharia chính là phương tiện để Nhà nước Hồi giáo thuần phục những vùng đất mới chiếm được và để thu hút các phần tử thánh chiến trên toàn thế giới gia nhập IS.
Minh Châu (Theo Spiegel)
Theo_Kiến Thức
Bi kịch đằng sau những bức ảnh trị giá 1,6 tỷ đồng Những bức ảnh hiếm hoi dưới đây kể cho chúng ta phần nào câu chuyện về chuyến thám hiểm đầy bi kịch và bí ẩn... Chuyến thám hiểm lên Nam Cực do sĩ quan Robert Scott dẫn đầu đã phải nhận một cái kết bi thảm khi cả 5 người trong đoàn đều thiệt mạng. Nhưng họ sẽ mãi được lưu danh trong...