Tại sao ‘bệnh nhân 449′ chậm xét nghiệm nCoV?
Giới chức y tế TP HCM lý giải bệnh nhân bị viêm phổi mạn tính 10 năm, rời Đà Nẵng khi chưa phát hiện ca nhiễm, chưa có yếu tố dịch tễ.
“Bệnh nhân 449″, nam, 57 tuổi, võ sư người Mỹ, là một trong hai ca nhiễm mới được phát hiện tại TP HCM. Đây là bệnh nhân đầu tiên của thành phố, trong làn sóng Covid-19 thứ hai. Điều tra dịch tễ cho thấy, từ ngày 26/6 đến khi được ghi nhận nhiễm nCoV, tức một tháng, bệnh nhân tổng cộng đã điều trị ở 6 bệnh viện, cả Đà Nẵng và TP HCM. Sáu bệnh viện này lần lượt gồm Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, chuyển đến TP HCM vào Chợ Rẫy, Triều An, Quốc tế City, khi khẳng định nhiễm nCoV chuyển sang Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Trong thời gian một tháng này, bệnh nhân không được xét nghiệm nCoV. Đến ngày 27/7, bệnh nhân mới được xét nghiệm nCoV, và một ngày sau có kết quả khẳng định dương tính.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bệnh nhân chậm xét nghiệm nCoV, và có phải là một trong những F0 – nguồn lây nhiễm nCoV tại Đà Nẵng.
Lý giải vì sao chậm xét nghiệm nCoV đối với bệnh nhân này, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC), cho biết ngày 20/7, bệnh nhân mới có mặt tại TP HCM. Trước đó ông ta điều trị tại các bệnh viện ở Đà Nẵng. Thời điểm ông đến TP HCM, tại Đà Nẵng và cả nước chưa phát hiện bệnh nhân Covid-19 bị lây nhiễm trong cộng đồng sau 99 ngày. Đồng thời, các yếu tố dịch tễ liên quan bệnh nhân, khi ấy chưa xác định.
“Thêm vào đó, ba năm qua, “bệnh nhân 449″ chỉ ở Việt Nam, không đi nước ngoài. Người đàn ông này bị viêm phổi, tiền sử trên 10 năm, đã điều trị viêm phổi từ trước”, bác sĩ Dũng giải thích.
Các bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Đà Nẵng, Chợ Rẫy, trong điều trị bệnh nhân, đều chẩn đoán bị viêm phổi, tràn khí màng phổi, kèm nhiều bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM thông tin về “bệnh nhân 449″, tối 29/7. Ảnh Thư Anh
Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết vào Chợ Rẫy, bệnh nhân chỉ lưu lại 10 giờ, từ đêm 20/7 đến sáng 21/7. Nhân viên y tế khám cho bệnh nhân cảnh giác ngay từ đầu, mặc đồ bảo hộ đầy đủ và chuyển thẳng bệnh nhân vào phòng cách ly của khoa Cấp cứu, không vào trong khoa.
“Thời điểm bệnh nhân nhập viện Chợ Rẫy, Đà Nẵng không phải là vùng dịch, dựa trên các triệu chứng và bệnh án của bệnh nhân, chúng tôi chẩn đoán bị viêm phổi do vi trùng, chỉ định điều trị ở Khoa Hô hấp. Tuy nhiên bệnh nhân từ chối điều trị tại Chợ Rẫy”, bác sĩ Việt giải thích vì sao chưa lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho bệnh nhân.
Bệnh nhân xin chuyển viện, có mặt ở Bệnh viện Triều An cũng chỉ hơn một giờ, rồi rời đi, chọn Bệnh viện Quốc tế City để điều trị.
Ngày 25/7, Bộ Y tế công bố “bệnh nhân 416″ là ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng ở Đà Nẵng, nguy cơ dịch bệnh lây lan. Nhân viên y tế Bệnh viện Quốc tế City ghi nhận bệnh nhân này ho nhiều, đau ngực. Người vợ đang chăm sóc ông ta, ngày 27/7 khởi phát sổ mũi, đau mỏi người, có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nCoV. Cả hai được giám sát chặt chẽ.
Sáng 27/7, Đà Nẵng liên tiếp xuất hiện các ca dương tính, xác định do lây lan trong cộng đồng, Bệnh viện Quốc tế City đã lấy mẫu dịch mũi, họng của hai vợ chồng xét nghiệm nCoV. Trong thời gian chờ kết quả khẳng định nCoV, “bệnh nhân 449″ được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, điều trị như một ca dương tính thực sự.
Theo bác sĩ Dùng, đến nay, HCDC đã xác minh được lịch trình của hai bệnh nhân này, áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa. Tất cả trường hợp F1 và F2 được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm. 121 nhân viên y tế các bệnh viện Chợ Rẫy, Triều An, Quốc tế City xét nghiệm âm tính với nCoV. Ngành y tế TP HCM tiếp tục truy vết, xác minh mở rộng các trường hợp liên quan.
Bác sĩ Dũng khẳng định: “TP HCM kiểm soát được tình hình”.
Giới chức y tế TP HCM cũng cho rằng hiện không có bằng chứng nào cho thấy “bệnh nhân 449″ là một F0 lây nhiễm nCoV tại Đà Nẵng.
Đến sáng 30/7, Việt Nam ghi nhận 43 ca nhiễm nCoV cộng đồng trong vòng 6 ngày, đều liên quan Đà Nẵng. Tổng số ca nhiễm lên 459, trong đó 369 người đã khỏi, còn 90 bệnh nhân đang điều trị, không ai tử vong.
Thế giới ghi nhận khoảng 660.000 người chết trong khoảng 17 triệu ca nhiễm tại 213 quốc gia. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca mắc và số tử vong cao nhất thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất.
Cách ly y tế 1 người Nghệ An từng gặp cô gái mắc COVID-19
Cô gái quê Nghệ An từ Thái Lan về qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã được đưa đi cách ly y tế ở Hà Tĩnh do trước đó có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Tối 23- 3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đã đưa người bạn của bệnh nhân 122 (BN122) là chị NTH (quê quán xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đi cách ly y tế riêng.
Chị NTH được đưa từ khu cách ly ở cổng B. Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) sang khu cách ly BV Đa khoa Cửa khẩu Cầu Treo. Đồng thời, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh lấy mẫu của chị NTH gửi ra Hà Nội xét nghiệm.
Trước đó, tối 23-3, Bộ Y tế công bố ca mắc COVID-19 thứ 122 là bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê quán ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. BN122 là nhân viên quán rượu tại Bangkok, Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người không đeo khẩu trang.
Ngày 17-3, bệnh nhân có đến quán bar ở Bangkok (Thái Lan) thăm bạn là NTH. Ngày 20-3, bệnh nhân đi xe taxi đến sân bay quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan, 11 giờ trưa bệnh nhân lên chuyến bay số hiệu TG947 (ghế 20D) về đến Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 phút cùng ngày. Còn chị NTH. về quê nhà Nghệ An bằng đường bộ, khi về qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thì được tỉnh Hà Tĩnh cách ly, theo dõi sức khỏe.
Hiện sức khỏe chị NTH bình thường. Những người cách ly với chị NTH cũng được chuyển đi cách ly y tế riêng.
Đ.LAM
4 nguồn lây nhiễm Covid-19 4 nguồn lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội gồm người tiếp xúc gần với bệnh nhân, lây nhiễm chéo, công dân từ nước ngoài về và từ châu Âu tới. Cụ thể, nguồn lây nhiễm thứ nhất từ chính các bệnh nhân dương tính. Họ đã đi lại trên địa bàn, trong nước rồi lây nhiễm chéo cho gia đình hoặc tại nơi...