Tại sao bạn nên mua CPU Ryzen 2019 của AMD cho chiếc PC sắp tới của mình?
AMD thường là lựa chọn đối với những ai muốn tìm một vi xử lý có mức giá hợp lý, nhưng chắc chắn, trong thời gian sắp đến, các con chip Ryzen của AMD cũng sẽ đạt đến mức hiệu năng thuộc hàng “đỉnh” ngang ngửa hoặc vượt trội hơn cả Intel
Ít nhất là trong ngắn hạn. Thế nên, hãy cân nhắc AMD khi tự “build” cho mình một chiếc PC.
Hồi đầu năm nay, AMD đã gây ra một cơn địa chấn khi giới thiệu dòng CPU desktop Ryzen 3000 cùng chipset X570 mới của mình. Theo HowToGeek, bộ đôi này sẽ bắt đầu được bán ra vào ngày 07/07 sắp tới. Chúng sở hữu những công nghệ mới như PCIe 4.0 có tốc độ truyền tải cực nhanh hay thậm chí là mức giá trị cực kì “hời” với số lượng nhân bên trong cũng như là mức năng lượng tiêu thụ.
Mức giá trị so với số tiền bỏ ra luôn là lợi thế của AMD so với Intel, từ kiến trúc Zen, Zen hay thậm chí là Zen 2 mới ra mắt gần đây. Dù tất cả chúng ta vẫn chưa kiểm chứng được mức độ tuyệt vời khi hoạt động của những con chip Ryzen 3000 ra sao nhưng chắc chắn, chúng sẽ rất ấn tượng.
Trong khi đó, Intel chưa có động thái nào cho thấy sẽ tung ra những vi xử lý mới nhất của mình trong thời gian sớm nhất. Thế nên, AMD là một lựa chọn khá tốt khi “build” PC ở hiện tại.
AMD và Intel: Cuộc đua diễn ra rất kịch tính
Hồi tháng 5 năm nay, AMD đã mang đến triển lãm Computex dòng vi xử lý Ryzen 3000 mới nhất của mình, được phát triển dựa trên kiến trúc Zen 2 và chipset bo mạch chủ X570. Những CPU mới này được sản xuất trên tiến trình 7nm, giúp cho số lượng lõi và luồng có thể tăng lên nhưng lại có mức nhiệt sinh ra (TDP) cũng như mức năng lượng tiêu thụ thấp hơn so với thế hệ trước đó. Sau Computex, AMD cũng đã giới thiệu “phần còn lại” của dòng Ryzen 3000, đó chính là con chip Ryzen 9 3950X 16 nhân tại sự kiện E3.
Trước đây, khi chưa xuất hiện Ryzen 3000, nếu bạn muốn một con chip 16 nhân hoặc cao hơn thì bạn cũng phải chi thêm một số tiền khá lớn để mua một bo mạch chủ cao cấp hỗ trợ.
Ở hiện tại, con chip 16 nhân của AMD có giá bán lẻ 749 USD. Mức giá này vẫn còn khá đắt đỏ nhưng con chip 16 nhân Core i9-9960X của Intel còn có mức giá gấp đôi. Có lẽ đó không phải là một so sánh công bằng, vì cơ bản, những con chip này của Intel là quá mức cần thiết so với hầu hết mọi người. Nó hỗ trợ tổng cộng 44 làn PCIe 3.0 so với 24 làn PCIe 4.0 có trên con chip mới của AMD và cũng có thể xử lý số lượng bộ nhớ rất nhiều.
Dù vậy, bạn vẫn cần chú ý rằng con chip 16 nhân của AMD sẽ thuộc dòng CPU chủ đạo, đồng nghĩa nó có thể xài được với hầu hết các bo mạch chủ ở hiện tại. Trong khi đối thủ Intel lại không thể làm được điều này. Nếu Intel muốn làm điều này nhằm đáp trả Ryzen 3000, chắc chắn, sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để thương mại hóa. Các CPU thế hệ tiếp theo của Intel, có tên là Ice Lake, ban đầu sẽ dành cho notebook và ra mắt trong năm nay. Chưa rõ đến khi nào Intel mới tung ra các CPU này dành cho desktop.
Mức giá trị của AMD
Những bộ vi xử lý mới của AMD cung cấp mức hiệu năng cực cao so với thế hệ trước hay các CPU desktop hiện tại của Intel. Lấy một ví dụ đơn giản với con chip Ryzen 7 3700X có giá 329 USD và con chip Ryzen 7 2700X hiện đang bán ở mức 280 USD. Thành viên mới này có cùng số nhân, luồng với phiên bản cũ và cũng có mức xung tương đương. Thế nhưng, CPU mới lại có tổng mức bộ nhớ cache là 36MB, cao hơn nhiều so với con số 21MB trên 2700X. Con số này cho chúng ta thấy rằng 3700X sẽ hoạt động tốt hơn khi thực hiện những công việc nặng, ví dụ như xử lý video. Bộ nhớ cache CPU cũng tương tự như bộ nhớ trên bo mạch của chúng. Nó cho phép các bộ xử lý truy cập vào những instructions nhanh hơn so với tìm nó từ bộ nhớ của hệ thống.
Bên cạnh đó, mức TDP của con chip 3700X cũng chỉ là 65W, trong khi đó, của 2700X lại là 105W. Điều này cũng đồng nghĩa dòng CPU mới sẽ tiêu tốn ít điện năng và cũng tỏa nhiệt ít hơn, một sự đánh đổi không quá tệ khi thêm 50 USD.
Điều tương tự cũng diễn ra với con chip Ryzen 5 3600 khi đặt “người đàn anh” Ryzen 5 2600 bên cạnh. Chúng đều có cùng số nhân, luồng (6 nhân và 12 luồng) nhưng 3600 lại nhanh hơn một chút cùng bộ nhớ cache lớn hơn và hỗ trợ chuẩn PCIe 4.0 nhanh hơn. Ở hiện tại, Ryzen 5 2600 có mức giá rơi vào khoảng 150 USD trong khi Ryzen 5 3600 cũng chỉ là 200 USD. Chi trả thêm 50 USD để được những thứ như vậy là hoàn toàn xứng đáng.
Đấy là so sánh với thế hệ cũ. Còn khi so sánh với đối thủ Intel thì sao?
Video đang HOT
Chúng ta lại làm một bài so sánh giữa Ryzen 7 3700X và đối thủ Intel Core i9-9900K. Cả 2 đều có 8 nhân, 16 luồng cùng mức xung cơ bản là 3,6GHz. Ở mức boost, 9900K lại đạt con số 5,0Ghz, tốt hơn so với 4,4GHz trên 3700X. Thế nhưng, CPU của AMD lại có 36MB cache, cao hơn nhiều so với 16MB của 9900K. Ngoài ra, TDP của 3700X cũng chỉ có 65W, thấp hơn so với con số 95W trên 9900W. Như vậy, rõ ràng 3700X tiêu tốn ít năng lượng hơn cũng như mức nhiệt tỏa ra thấp hơn, nhưng dù vậy, chúng ta vẫn cần có những bài thử nghiệm thực tế mới có thể kết luận cái nào tốt hơn.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất trong bài so sánh này đó chính là mức giá. Con chip AMD Ryzen 7 3700X có giá bán lẻ là 329 USD, rẻ hơn rất nhiều so với con số 490 USD của Intel Core i9-9900K. Dù vậy, với mức xung boost cao hơn của 9900K cùng với việc nó là chiếc CPU chơi game đầu bảng, thế nên, rất khó để 3700X đánh bại 9900K khi so về mặt hiệu năng. Tuy nhiên, khi bạn chi thêm tiền mua Ryzen 7 3800X thì một câu chuyện khác mở ra. Theo các bài benchmark rò rỉ trước đây, con chip này đã đánh bại 9900K mà vẫn rẻ hơn đối thủ 85 USD. Con số này là không nhiều, thế nhưng, khi bạn “build” cả dàn PC mới thì nó lại có vấn đề đấy.
Các CPU này không có đồ họa tích hợp như Intel. Thế nhưng, nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu năng, chắc chắn, bạn sẽ cần phải mua thêm một GPU rời cho chiếc PC desktop của mình.
Lưu ý về kiến trúc Zen 2
Các bộ vi xử lý Zen 2 này có vẻ là có mức hiệu năng cực kì tốt. Dẫu vậy, vẫn có một điều lưu ý rằng, nếu bạn cần những con chip Ryzen 300 này hỗ trợ PCIe 4.0, bạn cần phải mua các bo mạch chủ chipset X570.
Bạn phải mua những bo mạch chủ X570 để tận dụng PCIe 4.0
Những bo mạch chủ này dự kiến sẽ có mức giá khá “chát chúa” vì một vài lý do. Chúng có chipset đắt đỏ hơn, chất lượng PCB (bảng mạch in) cao hơn và yêu cầu một số thiết kế làm mát “xịn” hơn, bao gồm cả quạt hay tản nhiệt heat sink.
Điều này có thể khiến những CPU Ryzen mới sẽ có giá cao hơn một chút ở hiện tại khi phải đi kèm với những bo mạch chủ cao cấp này. Điều này có thể diễn ra cho đến khi những bo mạch chủ Ryzen truyền thống có mức giá rẻ hơn (có thể được gọi là B550) được ra mắt vào đầu năm 2020.
Có một cách khác là bạn có thể sử dụng những bo mạch chủ X470 có mức giá rẻ hơn cho các CPU Ryzen 3000 này, thế nhưng, bạn sẽ không có PCIe 4.0.
Bước nhảy PCIe 4.0 liệu có quá sớm?
Nói một cách rút gọn, PCIe 4.0 nhanh hơn gấp đôi so với PCIe 3.0. Ngay ở hiện tại, nó cũng không thực sự quan trọng đối với việc chơi game bởi PCIe 3.0 đã đủ cung cấp băng thông cho nhu cầu này.
Lợi thế lớn của PCIe trong những ngày đầu khi ra đó là giúp các ổ NVMe hoạt động nhanh hơn một chút. Các ổ cứng NVMe PCIe 4.0 hứa hẹn mang đến tốc độ đọc tối đa gần 5.000MB/s, nhanh hơn so với con số khoảng 3.500MB/s có trên những ổ cứng NCMe ở hiện tại.
Trừ khi tốc độ NVMe thực sự quan trọng đối với bạn, PCIe 4.0 chưa đáng giá về mặt giá trị ở hiện tại. Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên mua những bo mạch chủ X470 cho các con chip AMD Ryzen mới và chờ đợi xem vai trò PCIe 4.0 sẽ quan trọng hơn như thế nào trong tương lai. Việc chi tiền ra để mua ngay một bo mạch chủ X570 để có một tính năng chưa cần thiết thực sự rất phí phạm.
Câu trả lời tạm thời của Intel?
Về tổng thể, tầm nhìn của AMD đang hướng đến tương lai gần. Intel cũng có những CPU dành cho máy tính để bàn của mình, thế nhưng, nó lại không khác nhiều so với những gì chúng ta đã từng thấy.
Intel đã tung ra con chip Intel Core i9-9900KS vào hồi cuối tháng 5 tại sự kiện Computex. Bộ xử lý này có mức xung cơ bản đạt 4,0GHz, cao hơn 3,6GHz trên 9900K, và có cùng mức xung boost 5,0GHz. Tuy nhiên, Intel cho hay, sự khác biệt là cả 8 nhân đều có để đạt được mức xung boost này. Như vậy, cả 8 nhân đều có thể hoạt động ở mức 5,0GHz. Trước đây, mức xung boost thường chỉ được áp dụng cho đơn nhân, trong khi các nhân còn lại phải hoạt động ở mức xung nhịp thấp hơn.
Thực tế, bạn có thể bật tính năng Multi-Core Enhancement (MCE) cho 9900K để có thể boost xung cho mọi nhân lên đến mức 5,0GHz.
Nếu 9900KS vượt trội hơn 9900K về hiệu năng và mức giá không quá tầm so với hầu hết mọi người, chắc chắn, Intel sẽ lấy lại được vị thế vua của mình. Nếu không, ở hiện tại, có lẽ AMD phải giành tạm ngôi vương rồi!
Theo VN Review
Tại sao các hãng công nghệ đều không công bố giá sản phẩm mới ra mắt tại Computex năm nay?
Trong khuôn khổ sự kiện Computex diễn ra vào tháng 5 vừa qua tại Đài Loan, chúng ta đã được chứng kiến những cải tiến công nghệ mới nhất đến từ các ông lớn Qualcomm, Dell, Asus, AMD và hàng trăm tập đoàn khác.
Hầu như toàn bộ các công ty đều công bố ngày phát hành cho các sản phẩm mới của họ, tuy nhiên giá cả - một trong những nhân tố quan trọng giúp khách hàng có quyết định mua thiết bị hay không - lại là thứ mà ít công ty nào nhắc đến.
Có một điều đặc biệt hơn nữa, là trong số các nhà sản xuất công bố giá thành sản phẩm mới của họ, đa phần sẽ có một sự chênh lệch nhất định trong mức giá bán lẻ tại thị trường Mỹ so với quốc tế. Điều này có thể được lý giải bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa đến hồi kết, và mức thuế 25% áp lên các vật liệu và hàng nhập khẩu vẫn còn đó. Đơn cử như nhà sản xuất case máy tính NZXT đã nâng giá sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ cao hơn 10 đến 30 USD so với giá toàn cầu do chịu thuế suất cao khi nhập các nguyên liệu chế tạo gồm nhôm và thép từ Trung Quốc.
Các mức giá tại thị trường quốc tế và tại Mỹ của NZXT có sự chênh lệch đáng kể
Dù vậy, tại sao các công ty khác lại không muốn công bố ngay giá thành thiết bị của mình tại sự kiện như NZXT? Họ đang chờ đợi điều gì nữa? Có lẽ, câu trả lời cho vấn đề này sẽ khá phức tạp với nhiều lý do sâu xa khác nhau. Tuy nhiên, có thể đoán được một trong số đó là bộ thuế quan mới đang được thông qua nhắm vào các thiết bị điện tử lắp ráp được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc. Các mức thuế mới đã được công bố vào ngày 14/5, trước khi Computex 2019 bắt đầu và có hiệu lực sau ngày 2/7, vì vậy có lẽ nhà sản xuất đang muốn đợi chờ luật mới được ban hành để căn cứ theo đó đưa ra giá bán phù hợp.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm sơ qua đặc điểm của bộ thuế mới, cùng như tác động của chúng đối với ngành công nghiệp smartphone nói riêng và ngành công nghiệp điện tử nói chung.
Sơ lược diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Ngày 23/3/2018: Hoa Kỳ khơi mào cuộc chiến thương mại bằng việc áp thuế 25% lên thép, nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc vào trong nước với lý do rằng việc này đe dọa đến an ninh quốc gia. Và người gánh chịu hậu quả này là các nhà nhập khẩu thép nhôm của Mỹ, buộc họ phải tăng giá bán để có thể hòa vốn. Đây cũng chính là khởi nguồn cho cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường của thế giới.
Ngày 6/7/2018: Chính phủ của tổng thống Donald Trump chứng tỏ sức mạnh kinh tế của mình bằng cách áp thuế 25% đối với 818 hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm các bản mạch in (PCB) và màn hình cảm ứng trên các thiết bị xách tay.
Căng thẳng tiếp tục leo thang, đến ngày 23/8/2018: Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng chính sách áp thuế lên chất bán dẫn. Trong khi chính quyền Bắc Kinh tiến hành trả đũa bằng 25% thuế vào than và thiết bị y tế.
Ngày 24/9/2018: cả hai nước tung ra các chính sách thuế quan mới áp đặt lẫn nhau, bắt đầu từ mức 5 đến 10%.
Ngày 7/1/2019: Washington và Bắc Kinh thỏa hiệp đình chiến tạm thời, thời hạn đến ngày 1/3 cùng năm. Tưởng chừng đây sẽ là kết thúc cho cả hai bên sau khi đã chịu thiệt hại đủ lớn, tuy nhiên vào ngày 13/5, Hoa Kỳ lại tiến hành tăng mức thuế suất lên 25%, và để trả đũa, Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế 60 tỷ đô la các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/6.
Ngày 14/5/2019: Hoa Kỳ tiếp tục ban hành một danh sách mới đề xuất các mặt hàng sẽ bị áp thuế 25% khi nhập từ Trung Quốc và bắt đầu triển khai vào ngày 2/7 năm nay.
Trong một diễn biến khác có vẻ như không liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại, nhưng đã góp phần đẩy căng thẳng giữa hai bên lên đến đỉnh điểm, đó là vào ngày 17/5, Hoa Kỳ chính thức đưa Huawei vào danh sách đen "Entity List" và ban hành lệnh cấm các hoạt động thương mại giữa tập đoàn "được chống lưng bởi Bắc Kinh" và các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có Google, ARM, Intel và Microsoft. Hành động này của chính quyền Trump đã đưa Huawei vào tình thế bấp bênh, phá vỡ tham vọng lật đổ Samsung và trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới trong vòng hai năm của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Hiện tại, danh sách thuế quan mới nhất được Mỹ áp dụng vào ngày 2/7 sắp tới đây đang trở thành mối lo lớn cho các hãng sản xuất cũng như nhà bán lẻ muốn trao đổi hàng hóa trong nội địa Mỹ, bởi lần đầu tiên trong danh mục áp thuế có đề cập đến các sản phẩm điện tử được lắp ráp hoàn chỉnh và nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc, bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính xách tay, trong khi những đợt áp thuế trước đó của Mỹ chỉ ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử, không phải thành phẩm.
Chính sách thuế quan mới sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến các tập đoàn sản xuất điện thoại?
Một số hãng smartphone như Apple và Google có trụ sở tại Mỹ nhưng quá trình sản xuất và lắp ráp thường được thực hiện tại Trung Quốc. Ví dụ: phần lớn thiết bị của Apple được Foxconn lắp ráp tại nhà máy ở Thâm Quyến, và trong một ước tính mới đây từ tập đoàn tài chính JP Morgan cho biết Táo Khuyết sẽ cần phải tăng giá iPhone XS từ 999 USD lên 1142 USD (tăng khoảng 14%) để có thể bù đắp vào mức thuế 25%. Mặc khác, theo công ty nghiên cứu Tech Insights, Apple đang tạo ra lợi nhuận gần 200% đối với các thiết bị như iPhone XS Max, do đó công ty có thể trích ra một phần lợi nhuận của mình để bù vào thuế thay vì tăng giá sản phẩm để bảo đảm tính cạnh tranh. Tất nhiên quyết định này của Apple sẽ làm họ vụt khỏi tay khoảng 4% lợi nhuận sau thuế.
Khác với Apple, nhiều hãng điện thoại khác có trụ sở tại Trung Quốc thường nhắm đến sản phẩm chất lượng cao nhưng với chi phí thấp. Vì vậy, mức lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm nhỏ hơn rất nhiều so với Apple.
Đơn cử như Xiaomi, tập đoàn đã từng tuyên bố rằng họ sẽ chỉ nhận được mức lợi nhuận sau thuế tối đa 5% giá thành sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, Xiaomi đã mở rộng thị trường kinh doanh của mình tại Mỹ với các mặt hàng như Mi Electric Scooter và Mi Box S, tuy nhiên trong đó vẫn chưa có cái tên nào thuộc về smartphone. Mục tiêu của công ty trong năm 2019 là đưa mảng kinh doanh điện thoại thông minh của mình hòa nhập vào thị trường Hoa Kỳ, và điều đầu tiên mà họ cần phải tính tới là tìm cách vượt qua rào cản thuế "25%".
Ngoài ra còn có một số các công ty khác, tưởng chừng như sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới, nhưng trên thực tế mức độ thiệt hại có lẽ không thua kém gì Apple. Google Pixel 3 đang được sản xuất bởi Foxconn tại Trung Quốc, đồng nghĩa với việc thiết bị này cũng sẽ phải chịu mức thuế mới, hay tập đoàn Samsung khi họ vẫn còn duy trì hoạt động tại một nhà máy sản xuất lắp ráp tại Thâm Quyến, mặc dù công ty hiện đang dần chuyển dây chuyển lắp ráp sang các nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ do doanh số sụt giảm tại thị trường tỷ dân.
Nhiều lựa chọn thay thế
Nếu các nhà sản xuất không muốn phải chịu khoảng thế quan đắt đỏ thì họ sẽ cần phải chuyển việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên điều này không phải chuyện nói là làm được, kể cả đối với các tập đoàn lớn. Tổng thống Donald Trump đã từng gợi ý rằng Apple nên chuyển dây chuyền sản xuất về Mỹ, không chỉ tránh được thuế quan nặng nề, mà còn hưởng được các ưu đãi về tài chính. Tuy nhiên nhà phân tích Wamsi Mohan thuộc Bank of America - Merrill Lynch lại khẳng định rằng Táo khuyết sẽ phải chịu thêm 20% chi phí sản xuất nếu họ chiều lòng ông Trump.
Vừa mới đây, chủ tịch Foxconn Terry Gou cho biết họ đang có kế hoach chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan để tránh phải trả thuế 25% của Hoa Kỳ. Tất nhiên điều này có thể làm giảm áp lực đáng kể đối với Foxconn nói riêng và các OEM nói chung, nhưng nó chỉ thực sự có tác dụng khi nhà máy quyết tâm di dời - hoặc bất kỳ hợp đồng sản xuất nào khác - mà không được thực hiện tại nhà máy Trung Quốc. Xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn sẽ cần phải mất nhiều năm và trong khoảng thời gian đó, các công ty sẽ sẵn sàng đội giá sản phẩm lên mức cao nhất.
Chuyện gì sẽ sảy ra tiếp theo?
Hội nghị G20 sắp tới tại Nhật Bản chính là chìa khóa quan trọng để xác định có mở được cánh cửa hòa giải cho cả hai nước hay không. Nếu hai nhà lãnh đạo gặp nhau, nhiều khả năng có thể tránh được mức thuế mới, tuy nhiên nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự hay từ chối gặp mặt, chính phủ Donald Trump sẽ ngay lập tức thi hành chính sách áp thuế lên các sản phẩm vào ngày 2/7. Vẫn chưa biết tình hình sẽ diễn ra như thế nào, tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho việc mua các thiết bị với giá đắt đỏ hơn nếu đang sống tại Mỹ.
Mức thuế mới không chỉ áp dụng với điện thoại, mà còn có laptop, máy tính bảng cùng với rất nhiều thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Nhiều khả năng giá của hầu như tất cả các mặt hàng công nghệ sẽ tăng ngay sau khi mức thuế có hiệu lực. Tuy vậy, vẫn sẽ có thể sẽ có một số nhà sản xuất sẵn sàng giảm lợi nhuận để tăng khả năng cạnh tranh - đơn cử như Apple.
Quyết định đánh thuế 25% sắp được thi hành vào ngày 2/7 tới đây sẽ làm cho các tập đoàn trên rơi vào thế khó khăn, trong khi một số nhà sản xuất khác hoàn toàn không dính líu gì đến Trung Quốc như Asus và LG thì đây được coi là một lợi thế rất lớn. Nếu Xiaomi hay Samsung chọn cách tăng giá sản phẩm trong khi Asus và LG với mức giá giữ nguyên, thì có thể trong tương lai, chúng ta sẽ dần thấy được sự chuyển dịch cơ cấu trên thị trường công nghệ.
Hiện nay, có khá nhiều tin đồn cho rằng Google cũng đang lên kế hoạch "rời bỏ" Trung Quốc và chuyển phần lớn hoạt động sản xuất phần cứng sang Đài Loan - nơi đang đặt nhà máy sản xuất bo mạch chủ của tập đoàn - và Malaysia. Và nếu các nhà sản xuất khác cũng đang có những kế hoạch tương tự như vậy, thì các tác động dài hạn trong tương lai sẽ không mấy rõ ràng.
Cuối cùng, cho dù chính sách thuế sắp được ban hành sẽ có ảnh hưởng nặng nề nhất đến người tiêu dùng tại Hoa Kỳ, tuy nhiên sớm thôi chúng ta cũng sẽ được chứng kiến hiệu ứng lan truyền trên toàn thế giới, khi các công ty vẫn giữ nguyên giá bán sản phẩm của họ tại thị trường Mỹ nhằm mục đích cạnh tranh, thay vào đó cố gắng bù đắp các tổn thất bằng các cách khác nhau, có thể là tăng giá các dịch vụ thuê bao hay thay đổi giá bán sản phẩm tại thị trường quốc tế.
Theo VN Review
Điểm lại những sự cố nghiêm trọng của Facebook Tối ngày 3-7, Facebook đã gặp phải sự cố không hiển thị ảnh khiến người dùng xôn xao. Đây không phải lần đầu tiên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này gặp các lỗi như vậy. Báo Vietnamnet đưa tin, từ khoảng 9h tối ngày 3-7, nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam phản ánh tình trạng không thể...