Tại sao bạn bị tê tay khi ngủ dậy?
Thức giấc lúc nửa đêm và phát hiện ra một bên tay bị mất hoàn toàn cảm giác thật là đáng sợ.
Hiện tượng này thực sự khá phổ biến, theo James Dyck, một chuyên gia thần kinh tại Bệnh viện Mayo. Và nó là ví dụ tuyệt vời về cách cơ thể bảo vệ chính mình ngay cả trong tình trạng tê liệt khi ngủ.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng cảm giác kim châm và tê bì là do thiếu máu chảy tới dây thần kinh. Nhiều khả năng sự chèn ép thần kinh – các dây thần kinh bị đẩy và bị đè, gây ra các triệu chứng này.
Vùng tay chịu sự chi phối của nhiều dây thân kinh. Mỗi dây thần kinh phục vụ một chức năng quan trọng.
Dây thần kinh nách nâng cánh tay ở vai.
Dây thần kinh cơ bì gấp khuỷu tay.
Dây thần kinh quay duỗi cánh tay và nâng cổ tay và ngón tay.
Dây thần kinh trụ xòe các ngón tay.
Mặc dù cơ chế sinh lý còn chưa hoàn toàn hiểu rõ, tác động của chèn ép bất kỳ dây thần kinh nào trong giấc ngủ – khi bạn ngủ đè lên cánh tay hoặc cho người khác gối lên tay – giống như dẫm chân lên ống nước trong vườn. Các thông tin đi từ các chi lên não tạm thời bị gián đoạn.
Video đang HOT
Vậy tại sao tay lại có cảm giác bị liệt khi thức dậy?
Có hai lý do.
1) Tay thực sự bị liệt tạm thời. Trong giấc ngủ REM, não sẽ gửi một tín hiệu gây liệt toàn cơ thể. Mục đích của điều này là để giữ cho bạn khỏi diễn lại giấc mơ (xảy ra trong REM). Nhưng nếu bạn thức giấc ở một trong những giai đoạn này, bạn có thể có ý thức trước khi kiểm soát hoàn toàn các chi. Điều này được gọi là liệt giấc ngủ, và nó có thể là một tình huống đáng sợ. Bạn đang mắc kẹt ở đâu đó giữa mơ và tỉnh, và bạn không thể cử động được.
2) Chèn ép thần kinh dẫn đến liệt tạm thời (có lẽ vì bạn bị kẹt ở tư thế chèn ép trong REM).
Chèn ép dây thần kinh có thể gây tổn thương chúng. Điều tốt là cơ thể sẽ tự nhiên thức giấc như một cơ chế bảo vệ khi dây thần kinh bị chèn ép quá lâu. Sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động, đầu tiên thường là với cảm giác bị bị kim châm.
Các cấu trúc thần kinh khi phục hồi có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là vì các dây thần kinh được kích thích một cách tự nhiên. Hầu hết các trường hợp, cảm giác châm chích này là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời báo hiệu các dây thần kinh đang hoạt động trở lại.
Việc nằm đè lên tay khi ngủ không có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho các dây thần kinh. Nhưng có một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép có thể trở thành một vấn đề lớn hơn.
Một trường hợp như vậy được gọi là “Liệt đêm thứ Bảy “, khi một người đè vào một dây thần kinh khi ngủ thiêp đi trong cơn say rượu. Rượu làm suy yếu khả năng của cơ thể để đánh thức bạn và bảo vệ dây thần kinh.
Nếu bạn bị say, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn có thể không duỗi được cổ và các ngón tay. Điều này có thể kéo dài hơn một vài phút (có lẽ thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) vì dây thần kinh phải sửa chữa lớp vỏ bảo vệ.
Và tiếp theo có bệnh thần kinh di truyền gây liệt chèn ép (HNPP), một tình trạng di truyền khiến người bệnh dễ bị tổn thương do chèn ép thần kinh hơn. Những người này có thể muốn thật cẩn thận để không nằm đè lên chân tay hoặc thậm chí bắt chéo chân khi ngủ để tránh chèn ép dây thần kinh. (Hội chứng ống cổ tay cũng có thể gây cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở tay vào ban đêm).
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc
Với sự phát triển của khoa học - y tế, đã có rất nhiều người bị đau thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Cơn đau thần kinh tọa xuất phát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua mông, xuống cẳng chân. Đặc biệt, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Rất ít bệnh nhân hiểu rõ đau thần kinh tọa là gì và nguyên nhân gây bệnh
Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép ở tại khu vực hoặc gần điểm xuất phát. Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chèn ép, phổ biến là tình tình trạng hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm, trượt ống sống, co thắt cơ...
Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, người bị đau thần kinh tọa sẽ gặp triệu chứng đau thắt lưng, đau hông, đau ở mặt sau cẳng chân kéo dài đến bàn chân và ngón chân. Cơn đau có thể phát triển từ mức độnhẹ đến đau dữ dội với cảm giác nóng rát, tê yếu gây khó khăn khi di chuyển. Các triệu chứng càng tăng khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Nguy cơtàn phế rất cao nếu người bệnh đau thần kinh tọa điều trị muộn.
Bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng Giám đốc phòng khám ACC cho biết, nhiều người Việt rất ít khi đến bác sĩ điều trị khi bị đau xương khớp mà chỉ tự dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, không phải ai cũng phát hiện sớm tình trạng đau thần kinh tọa và chữa trị kịp thời. Chỉ đến khi cơn đau rõ rệt, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới kiểm tra.
Để chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cấu trúc cột sống và khu vực bị đau. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.
Theo quan điểm của các bác sĩ thần kinh cột sống, đau thần kinh tọa xuất phát do cấu trúc cột sống sai lệch chèn ép vào các rễ thần kinh, gây rối loạn sự cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, để chữa đau thần kinh tọa từ gốc, cột sống cần được chỉnh sửa về cấu trúc tự nhiên mới có thể giải phóng các chèn ép ở dây thần kinh. Bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh nên tránh việc tự ý dùng uống thuốc giảm đau hoặc đắp lá theo dân gian vì không mang lại hiệu quả chữa trị mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày...
Chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn
Hiện nay, với nền khoa học - y tế phát triển, đã có rất nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn mang đến hiệu quả chữa trị cao, ít rủi ro hơn các phương pháp truyền thống trước đây.
Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) là một khái niệm khá mới với người dân Việt Nam nhưng lại là phương pháp chữa bệnh xuất hiện trên thế giới từ lâu, được các bác sĩ xương khớp đánh giá rất cao. Với ưu điểm không xâm lấn và giải quyết triệt để sự chèn ép, trị liệu thần kinh cột sống có khả năng chữa thành công các cơn đau xuất phát do cấu trúc sai lệch chèn ép dây thần kinh. Do tính an toàn cao, trị liệu thần kinh cột sống có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh tọa cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam, đã có rất nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thần kinh cột sống tại ACC có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các mô cột sống bị tổn thương.
Tuy nhiên, thời gian chữa đau thần kinh tọa của các bệnh nhân có thể khác nhau. Người bị đau thần kinh tọa cần kiên trì theo đuổi liệu trình đến cùng. Việc tự ý dừng hoặc kết hợp với phương pháp khác ngoài chỉ định của bác sĩ thần kinh cột sống có thể khiến cơn đau tái phát rất nhanh.
Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cũng như duy trì hiệu quả điều trị, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên (chú ý đến các nhóm cơ cốt lõi ở bụng và thắt lưng), chỉnh sửa tư thế ngồi (chọn ghế phù hợp có hỗ trợ cột sống thắt lưng) và cải thiện tư thế nâng vác đồ vật (giữ lưng thẳng, cong đầu gối, để vật nặng gần cơ thể).
Thanh Triết
Theo vietnamnet.vn
Điểm mặt tất cả nguyên nhân khiến kinh nguyệt của chị em không bình thường chút nào Kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của cơ thể nên mọi người cần chú ý quan sát và nhận biết dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt kịp thời để phòng tránh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Angela Chaudhari, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 2-8...