Tại sao Ấn Độ chuộng diễn viên da trắng đóng vai người da màu?
Các nhân vật da màu trên phim Ấn Độ đa số do diễn viên da trắng đảm nhận. Thực tế này đã làm nghiêm trọng hóa tình trạng phân biệt chủng tộc ở quốc gia tỷ dân.
Theo CNN , Bollywood nổi tiếng với dàn diễn viên quyến rũ, trang phục lộng lẫy và những màn khiêu vũ tràn đầy năng lượng. Mặt khác, đây cũng là thị trường phản ánh rõ nét vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Blackface và brownface – thuật ngữ chỉ việc hóa trang thành người da đen/da nâu nhằm mục đích thương mại hoặc mua vui, giải trí trong nền điện ảnh được định giá 2,4 tỷ USD, đã bị lên án từ nhiều năm qua.
Khái niệm trên đã tồn tại từ thế kỷ XIX ở Mỹ và lan rộng tới Anh, sau đó đến Ấn Độ. Đạo diễn thường chọn các sao da trắng đóng nhân vật thiểu số trong các vở kịch của William Shakespeare. Ngay cả vào những thập kỷ gần đây, vị tướng châu Phi ở phim Othell cũng được đóng bởi diễn viên da trắng nhưng bị bôi đen mặt.
Từ lâu, Bollywood đã làm đen hoặc nâu da của diễn viên, đặc biệt đối với nhân vật có hoàn cảnh khó khăn. Tờ CNN bình luận: “Điều này phản ánh sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng trong ngành”.
‘Diễn viên da trắng có hình thể đẹp hơn da ngăm’
Gully Boy, Bala và Super 30 nằm trong danh sách 25 phim Bollywood có doanh thu cao nhất năm 2019. Đáng nói rằng cả ba phim đều dùng diễn viên da trắng cho nhân vật da màu.
Neeraj Ghaywan, đạo diễn có thâm niên làm tác phẩm độc lập, nhận định rằng các nhà làm phim ưa chọn ngôi sao da trắng cho dự án kinh phí lớn vì sẽ đảm bảo “độ khả thi về mặt doanh thu”. Nhưng điều đó vô tình làm trầm trọng hơn vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Frieda Pinto và nhiều sao nữ Ấn Độ là nạn nhân của phân biệt màu da. Ảnh: WWD.
Theo MensXP , việc để Bipasha Basu (trong All The Best: Fun Begins ) đánh lớp nền tối hơn màu da cho vai công chúa vùng Lushoto gây khó chịu cho người Tanzania, cũng như việc có diễn viên da trắng nói giọng Ấn Độ trong phim The Simpsons.
“Bollywood cho rằng nhiều cô gái da trắng có hình thể đẹp hơn người da màu, và bởi thế họ sẵn sàng phô diễn sắc vóc. Nếu cần quay cảnh bikini, hầu hết cô gái da trắng sẽ gật đầu, còn diễn viên da màu thì không”, trích lời đạo diễn Jag Mundhra.
Frieda Pinto nổi danh với bộ phim Slumdog Millionaire – Triệu phú ổ chuột. Nhưng trước khi chạm đến thành công, cô cũng từng là nạn nhân của phân biệt chủng tộc.
Tờ Idiva.com cho hay: “Frieda đã hết lần này đến lần khác cáo buộc Bollywood mê mẩn diễn viên da trắng. Cô công khai bày tỏ sự ghê tởm về quá trình thử vai cho các bộ phim tại Ấn Độ”.
Trong khi đó Scoopwhoop tiết lộ phân biệt chủng tộc còn xảy ra giữa chính diễn viên với diễn viên. Trong quá trình quay Ajnabee (2001), Kareena Kapoor bị tố đã tranh cãi và gọi Bipasha Basu là “kaali billi” (mèo đen), nhằm ám chỉ nước da ngăm đen của nữ đồng nghiệp.
Video đang HOT
Nam diễn viên Nawazuddin Siddiqui cũng phải chịu những lời miệt thị từ vị tiền bối Rishi Kapoor. Ngôi sao Bobby khi được phỏng vấn đã gọi đàn em là “diễn viên bình thường”, không có khả năng đóng phim lãng mạn, và chẳng có tài cán gì để lôi kéo khán giả đến rạp. Siddiqui bị khinh chỉ bởi anh có có làn da ngăm.
Theo Hindustan Times , Bollywood từ lâu đã được kiểm soát bởi các gia đình nổi lên từ ba nhóm chủ yếu: người gia nhập điện ảnh từ Punjab trong những năm 1940-1950; diễn viên, đạo diễn và biên kịch đã thành danh vào giai đoạn thập niên 1970; và con cháu của họ.
Vào giai đoạn những năm 1940-1950, các nhà làm phim ở Punjab đã tạo điều kiện nhiều hơn cho các ngôi sao da trắng, thay vì da ngăm. Vai trò của phụ nữ cũng không được nêu bật bằng diễn viên nam.
Có rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng đòi công bằng, đấu tranh vượt qua rào cản, nhưng không phải ai cũng thành công.
Ồ ạt nghệ sĩ quảng cáo kem trắng da
Bài viết trên CNN kể câu chuyện của Seema Hari. Cô này từng bị bắt nạt ở trường vì có làn da ngăm đen, thậm chí bị người qua đường chế nhạo và đánh đập. Họ cho rằng Hari mang lại xui xẻo khi để lộ ra gương mặt không mấy trắng trẻo.
“Tôi phải thừa nhận rằng mình bị trầm cảm và có ý định tự tử rất nhiều lần vì chuyện đó”, Hari nhấn mạnh.
Cô cho hay không chỉ ngành công nghiệp phim ảnh, cả cuộc sống đời thường, trên các hiệu thuốc lẫn siêu thị ở Ấn Độ, đều thể hiện rõ sự phân biệt màu da.
Cũng giống như Seema Hari, trên CNN có nhiều quan điểm cho rằng các ngôi sao Bollywood giữ làn da trắng rất kỹ. Họ còn dùng tên tuổi để quảng bá các loại mỹ phẩm làm trắng da.
“Các quảng cáo phân biệt chủng tộc rất trắng trợn. Họ để diễn viên da trắng bôi đen mặt, rồi sử dụng kem để thấy hiệu quả da sáng lên”, hãng thông tấn dẫn ý kiến của độc giả.
Cách xã hội Ấn Độ chuộng da trắng đã mở ra mảnh đất béo bở cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thị trường làm đẹp được dự đoán sẽ đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2025 nhờ sức tiêu thụ khủng khiếp của khách hàng, theo báo cáo trên Global Industry Analysts .
Tài tử Shah Rukh Khan bị chỉ trích vì quảng cáo kem trắng da. Ảnh: Pinimg.
Shah Rukh Khan, nam diễn viên được mệnh danh “Vua của Bollywood”, đã công khai khen ngợi Fair and Handsome – loại kem dưỡng trắng da cho nam giới, trong nhiều năm liền. Nhưng đến năm 2016, trên The Guardian , Khan thừa nhận anh chỉ quảng bá chứ không dùng sản phẩm.
Ngoài Shah Rukh Khan còn có John Abraham, Deepika Padukone và nhiều ngôi sao khác tham gia quảng bá các dòng kem làm trắng da, khiến dư luận phẫn nộ.
Năm 2013, bản kiến nghị kêu gọi kêu gọi chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc trên các sản phẩm làm đẹp thu hút được hơn 27.000 người hưởng ứng. Một năm sau, Hội đồng Tiêu chuẩn Quảng cáo của Ấn Độ (ASCI) yêu cầu chấm dứt tình trạng để diễn viên bôi đen mặt và quảng cáo kem dưỡng da.
Tuy nhiên, văn bản do cơ quan ban ngành đưa ra vẫn không có tác dụng, dẫn đến động thái Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ đề xuất dự thảo luật cấm hoạt động quảng cáo kem dưỡng da cùng các mặt hàng khác. Những kẻ vi phạm có thể đối mặt án tù 5 năm hoặc tiền phạt từ 70.000 USD.
Shweta Purandare, tổng thư ký của ASCI, cho biết: “Việc dùng người nổi tiếng để quảng cáo chiếm tác động đến 24% doanh thu cho ngành. Với các quy định mới, chúng tôi hy vọng người nổi tiếng sẽ thận trọng và chọn lọc hơn các nhãn hàng mời mình làm đại diện”.
“Họ chỉ muốn trắng da”
Sujata Chandrappa, bác sĩ da liễu điều hành viện thẩm mỹ ở thành phố Bangalore (miền Nam Ấn Độ), nói nhiều khách hàng của cô đã đăng ký gói dịch vụ làm trắng da cấp tốc trước khi tấn công vào thị trường Bollywood.
“Suy nghĩ này đã ăn sâu vào tâm trí của người Ấn Độ. Họ tin rằng chỉ khi có làn da trắng mới hòng được đánh giá công bằng”, Chandrappa chia sẻ.
Tổ chức Women of Worth thành lập chiến dịch Dark is Beautiful với các buổi hội thảo tại trường đại học, cao đẳng, văn phòng làm việc khắp cả nước để kêu gọi xóa bỏ định kiến với người da đen.
Nandita Das là một trong những diễn viên tiên phong đòi quyền lợi cho ngôi sao da màu. Ảnh: Getty.
Women of Worth cũng tiên phong chống lại việc Shah Rukh Khan quảng bá sản phẩm làm trắng da. Nandita Das – diễn viên kiêm người phát ngôn của Dark is Beautiful – nhấn mạnh chiến dịch khuyến khích nạn nhân của chủ nghĩa da màu lên tiếng chia sẻ câu chuyện thực tế và thúc đẩy họ đòi lại công bằng.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN , Nandita Das nói: “Đột nhiên vấn nạn này xuất hiện, và đã tồn tại quá lâu trong cuộc sống thường ngày, thấy rõ nhất ở các video quảng cáo quanh ta. Tôi tự hỏi tại sao mình không lên tiếng sớm hơn?”.
Ngôi sao 52 tuổi nói thêm rằng cô còn chặng đường dài phía trước để đấu tranh và thúc đẩy Bollywood tạo điều kiện cho diễn viên da ngăm, da màu vào vai chính.
“Màu da khiến Nandita trở nên ‘hoàn hảo’ trong vai diễn thuộc tầng lớp thấp. Nhưng để vào dạng vai có học thức, thuộc tầng lớp trung lưu, thường đạo diễn, tay quay phim hoặc chuyên viên make-up sẽ nói với cô rằng: ‘đừng lo, chúng tôi sẽ làm cho da bạn trắng hơn’”, tờ CNN viết.
Nói đi cũng phải nói lại, giới chuyên môn nhận định sự định kiến về màu da đã hiện hữu và ăn sâu vào gốc rễ ở ngành công nghiệp phim ảnh Ấn Độ, nên rất khó để thay đổi trong một sớm một chiều. Vấn đề nằm ở thời gian.
Đạo diễn Neeraj Ghaywan nói: “Về cơ bản, không thay đổi được. Không có tiêu chuẩn nào liên quan đến làn da. Không có thuật ngữ nào ở Bollywood thảo luận về chủng tộc hoặc màu da. Lấy ví dụ khi nhà làm phim yêu cầu diễn viên da trắng bôi đen mặt để thành người da màu, họ cũng không cho đó là vấn đề”.
Rạp chiếu phim sẽ còn khó khăn đến 2024
Chuyên gia phân tích dự đoán phòng vé toàn cầu sẽ mất nhiều năm để hồi phục sau đại dịch, trước khi lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2024.
ScreenDaily đưa tin sự kiện lần thứ ba của META Cinema Forum tổ chức tại Dubai, Ấn Độ dự báo doanh thu phòng vé toàn cầu các năm 2021 và 2022 sẽ thấp hơn thành tích của năm 2019. Phải tới năm 2024, ngành chiếu bóng trên toàn thế giới mới bắt đầu phát triển lại.
Pablo Carrera, trưởng bộ phận nghiên cứu dữ liệu điện ảnh của Omdia, đơn vị có trụ sở tại London, đã thuyết trình kết quả nghiên cứu trong buổi hội thảo chủ đề Ảnh hưởng của Covid-19 lên ngành công nghiệp điện ảnh, chiếu bóng, kế hoạch và tầm nhìn để hồi phục và xa hơn thế.
Năm 2019, tổng doanh thu phòng vé toàn cầu là 42,5 tỷ USD. Omdia dự đoán năm 2020, con số này tụt xuống còn 12,4 tỷ USD. Năm 2021 và 2022 sẽ phục hồi ở mức 24,5 tỷ USD trước khi đạt 41,4 tỷ USD vào năm 2023 và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2024 với 44,1 tỷ USD.
Carrera đã chỉ ra tương phản giữa tốc độ phục hồi của nền điện ảnh tại bốn thị trường chính: Bắc Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp. Tình hình phòng vé tháng 8/2020 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ hơn cả ở Trung Quốc và Pháp khi các thị trường này đạt doanh thu bằng 40% trung bình năm 2019. Tỷ lệ này tại Anh là 13% và Bắc Mỹ là 3,3%.
My People My Homeland là một trong các tác phẩm nội địa giúp phòng vé Trung Quốc lấy lại đà tăng trưởng. Ảnh: Sina.
Chìa khóa cho sự phục hồi được cho là các tác phẩm điện ảnh nội địa. My People My Homeland, quán quân trong cuộc đua doanh thu phim tuần lễ vàng tại Trung Quốc, là một ví dụ. Bộ phim chính kịch, lãng mạn của nhóm đạo diễn Từ Tranh, Ninh Hạo, Đặng Siêu... với sự góp mặt của Vương Bảo Cường, Dương Tử, Lưu Hạo Nhiên... đã thu về 2,2 tỷ NDT chỉ trong khoảng thời gian ngắn sau khi ra mắt.
Carrera cũng công bố kết quả khảo sát tỷ lệ khán giả tự tin quay trở lại rạp chiếu phim tại các thị trường Australia, Anh, Mỹ, Mexico và Trung Quốc. 71% khán giả Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng ra rạp xem phim, đứng thứ hai là Mexico (49%). Ba khu vực còn lại dao động trong khoảng 37% tới 39%.
Arturo Guillen, giám đốc điều hành toàn cầu của Comscore Movies, nhấn mạnh tầm quan trọng của những bộ phim sản xuất nội địa trong quá trình phục hồi nền điện ảnh.
"Bước đầu, chúng ta đã quan sát được dấu hiệu phục hồi thông qua thành công của thị trường điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản", ông nói, dẫn chứng doanh thu 100 triệu USD sau 10 ngày của Demon Slayer the Movie: Mugen Train tại Nhật.
Tại Tây Ban Nha, bộ phim hài gia đình Father There is Only One 2 đã thu về 15 triệu USD kể từ tháng 7, gần bằng doanh thu 16 triệu USD mà phần đầu gặt hái trong năm 2019. Phần hậu truyện đã trở thành phim có doanh thu cao nhất 2020 tại Tây Ban Nha dù được phát hành trong tình hình đại dịch chưa được kiểm soát.
Phim hoạt hình Demon Slayer the Movie: Mugen Train cán mốc doanh thu 100 triệu USD tại Nhật sau 10 ngày. Ảnh: Ufotable.
Cũng trong hội thảo, Phil Clapp, giám đốc điều hành của UK Cinema Association đồng thời là chủ tịch của UNIC - cơ quan phụ trách việc phân phối phim tại châu Âu, đã đưa ra thông điệp quan trọng: "Đây không phải một đại dịch với điện ảnh, đây là đại dịch toàn cầu".
"Thị trường quốc tế chiếm khoảng 73% doanh thu phòng vé toàn cầu. Mối đe dọa lúc này đến từ việc các hãng phim vẫn đang chờ đợi thời điểm thị trường điện ảnh trên toàn thế giới mở cửa trở lại mới bắt đầu phát hành các tựa phim lớn", ông nói. Clapp chỉ ra, nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ chẳng còn mấy rạp chiếu phim đủ sức trụ lại để chiếu bom tấn do các hãng phát hành hậu đại dịch.
Phil Clapp thừa nhận những thị trường với tỷ trọng phim nội địa cao có xu hướng đương đầu tốt hơn với thách thức đại dịch so với những nơi phụ thuộc quá nhiều vào phim nhập. Ông gợi ý những nhà làm điện ảnh cần tìm ra biện pháp giúp xây dựng một thị trường phim cân bằng và phát triển bền vững trong tương lai, không bị phụ thuộc quá nhiều vào Hollywood.
Là fan Harry Potter thì nhớ... bỏ qua phiên bản Ấn Độ "lầy" không kém Cô Dâu 8 Tuổi, càng xem càng cộc á! Bộ phim huyền thoại Harry Potter cũng bị fan Ấn Độ "chặt chém" không thương tiếc, tạo ra những sản phẩm khiến người khác chỉ biết câm nín. Thương hiệu phim Harry Potter được coi như một trong những cái tên nổi tiếng và đắt giá nhất thế giới với rất nhiều bộ phim và trò chơi, sách truyện đi kèm. Thế nhưng,...