Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào?
Trong khi thị trường chứng khoán kén chọn người chơi, thị trường vàng giảm giá và ngoại tệ ổn định khó “ăn” lời thì trên thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực.
BĐS đang là kênh đầu tư thu hút nhất trong các kênh đầu tư cơ bản
Dữ liệu tại Báo cáo vĩ mô quý III của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD dao động trong vùng 21.200 và 21.250 trong phần lớn thời gian của quý III. Tỷ giá đã hạ nhiệt từ sức nóng ở cuối quý II khi thị trường phản ứng với sự điều chỉnh tỷ giá lên 1% so với đầu năm của Ngân hàng Nhà nước ( NHNN).
Diễn biến trên thị trường tiền tệ sau đó phản ánh đúng trạng thái của VND so với USD: VND có xu hướng mạnh lên so với USD do nền kinh tế có thặng dư lớn trong thương mại và đầu tư. Tỷ giá danh nghĩa đến cuối tháng 9 giảm 0,48% so với tỷ giá tham chiếu của NHNN.
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, kết hợp với xu hướng tăng giá của VND so với USD khiến VND tăng giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của mình. Không chỉ vậy, xu hướng tăng tỷ giá hiệu dựng thực tế vẫn ngầm diễn ra.
Theo VEPR, để tiếp tục hỗ trợ khu vực xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu ở trong nước, NHNN cần duy trì VND yếu so với USD. Lời cam kết giữ tỷ giá cuối năm không tăng quá 1,43% của Thống đốc khó làm thay đổi kỳ vọng của thị trường vào giá trị của VND.
Trên thị trường cứng khoán, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiềm năng (frontier market) sáng giá nhất toàn cầu. Với sự nhìn nhận lạc quan về triển vọng kinh tế và cổ phiếu được định giá thấp, nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào thị trường.
Video đang HOT
Trong ngắn hạn, các thông tin vĩ mô như nợ công, nợ xấu, doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đang phủ bóng lên tâm lý của thị trường. Bước vào cuối quý III, các chỉ số chứng khoán bước vào giai đoạn đi xuống, lực bán mạnh khẳng định cái nhìn quan ngại và quyết định chốt lời rút vốn của nhà đầu tư.
Việc Vn-index liên tục phá vỡ các mức kháng cự kỹ thuật cũng làm yếu đi triển vọng ngắn hạn. Khối ngoại tận dụng giá xuống để tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các mã lớn, trong khi các mã cổ phiếu thị giá nhỏ thu hút dòng vốn nội, giúp chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội (HNX) chỉ giảm 2,6% trong tháng 9, thấp hơn mức giảm 6,4% của sàn TP Hồ Chí Minh.
Trên thị trường vàng, giảm giá là xu hướng xuyên suốt của quý III với tốc độ giảm chậm. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho dòng vốn rời khỏi thị trường vàng và đi tìm các kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận cao hơn. Sự biến động của môi trường kinh tế chính trị thế giới làm tăng biên độ dao động của giá vàng thế giới nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường trong nước.
So với đầu năm thì giá vàng SJC cuối tháng 9 quanh mức 35,9 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng hay gần 3%.Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá thế giới quy đổi đang dần thu hẹp lại.
Ngược lại, thị trường bất động sản lại đang có một năm bận rộn nhất trong vài năm trở lại, thanh khoản thị trường gia tăng đáng kể. Các báo cáo bất động sản đều nhấn mạnh sự gia tăng trong nguồn cung căn hộ, nhất là phân khúc giá tầm trung đang có sức hút khá mạnh. Nhu cầu đầu tư và đầu cơ quay trở lại bên cạnh nhu cầu sử dụng cuối cùng. Sự xuất hiện của các dự án hạ tầng tại TP Hồ Chí Minh và tiến độ của các dự án ở Hà Nội như cầu Nhật Tân được xem là những cú hích tới sự hồi phục của thị trường.
Về phía chính sách, Nghị quyết 61 của Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 02 về hỗ trợ cho vay nhà ở tối đa lên 15 năm, mở rộng đối tượng được mua nhà khi tổng giá trị dưới 1,05 tỷ đồng thay thế quy định về giá và diện tích.
Ngoài ra, dự thảo một số Luật và quyết định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường như Luật kinh doanh bất động sản đề xuất nhiều loại phí áp lên doanh nghiệp kinh doanh địa ốc, quyết định dừng xây chung cư thương mại tại các quận nội đô và giới hạn chiều cao, Luật nhà ở loại người nhập cảnh vào Việt Nam trong đối tượng được phép mua nhà.
Bích Diệp
Theo Dantri
Đã sắp xếp 58 doanh nghiệp Nhà nước
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 20-6, đã có 58 doanh nghiệp được sắp xếp, trong đó cổ phần hóa 38 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.
3 doanh nghiệp được đề nghị phá sản
Về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đã có 297 doanh nghiệp thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, 159 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 67 đơn vị đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 38 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, 31 doanh nghiệp đã bán cổ phần lần đầu (IPO).
Bộ Tài chính đánh giá, tiến độ này là chuyển biến đáng kể so với các năm gần đây, dự tính đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp và cuối Quý III/2015 sẽ có toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.
Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong năm 2013 đã thoái được 965 tỷ đồng (tài chính, ngân hàng là 734,7 tỷ đồng, bảo hiểm 135 tỷ đồng, bất động sản 103,5 tỷ đồng, các quỹ đầu tư 7 tỷ đồng).
Từ đầu năm 2014 tính đến ngày 20-6, giá trị vốn đầu tư các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã thoái được là 821,8 tỷ đồng. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính như chứng khoán, tài chính... là 168,5 tỷ đồng, giá trị vốn đầu tư đã thoái tại các doanh nghiệp giảm tỷ lệ sở hữu là 653,3 tỷ đồng.
Như vậy, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành vẫn là chặng đường dài đối với các doanh nghiệp bởi tổng số vốn phải thoái là 22.000 tỷ đồng.
Để hoàn thành có hiệu quả Đề án tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đã kiến nghị, đối với 159 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu đến quý III năm 2014 tất cả đều công bố được giá trị doanh nghiệp và cuối quý IV năm 2014 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Đối với 135 doanh nghiệp chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, trong quý III năm 2014 cần thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và bắt tay vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu hết quý II năm 2015 công bố được giá trị doanh nghiệp và quý III năm 2015 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện IPO theo quy định hiện hành, doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm đa dạng hóa sở hữu, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát.
Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước mới ban hành, Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, trong quý III năm 2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
Bộ Tài chính cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Theo ANTD
Sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp ổn định thị trường tiền tệ Đây là khẳng định vừa được đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trước những diễn biến của thị trường trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trước diễn biến của sự kiện biển Đông. Các ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân Tỷ giá tăng do yếu tố tâm lý Bà Nguyễn...