“Tài sản quý giá” giữa Việt Nam và Đức là 170.000 kiều bào
Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Liên bang Đức, chiều 11-9 giờ địa phương (tức khuya 11-9 giờ Việt Nam), Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM dẫn đầu bởi đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.
Thay mặt đoàn, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu, đánh giá cao đóng góp của cán bộ nhân viên Đại sứ quán trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Đức không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển sâu rộng.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, TPHCM là địa phương đi đầu cả nước trong thúc đẩy hợp tác với Đức. Thành phố vinh dự được chọn là địa điểm triển khai Dự án Ngôi nhà Đức – biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Đức (Ngôi nhà Đức đi vào hoạt động từ tháng 3-2019).
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê trao đổi với Đại sứ Nguyễn Minh Vũ về kết quả tốt đẹp trong các buổi làm việc với Cơ quan lập pháp Frankfurt, Quốc hội bang Hessen. Qua đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã được các cơ quan trên chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng, ban hành luật và chính sách của Quốc hội; mối quan hệ giữa nghị sĩ với cử tri; vấn đề triển khai các chính sách tại các địa phương…
Video đang HOT
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tặng quà kỷ niệm tới Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao và hoan nghênh hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tại Đức.
Về mối quan hệ Việt Nam – Đức, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ thông tin, từ năm 2019, Việt Nam và Đức đã khôi phục quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có hoạt động Quốc hội. Đức đang là đối tác hàng đầu ở châu Âu của Việt Nam. Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cũng là nước xuất khẩu vào Đức nhiều nhất.
Theo Đại sứ Nguyễn Quang Minh, mối quan hệ Việt Nam – Đức được xây dựng, vun đắp từ lâu đời và giữa hai dân tộc có “tài sản quý giá” là 170.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Đức cộng với khoảng 100.000 người trước đây từng sống, học tập, làm việc tại Đức. Cộng đồng người Việt Nam tại Đức được coi là cộng đồng hòa nhập thành công, đại đa số người Việt ở Đức đã ổn định cuộc sống, làm ăn phát triển và đóng góp cho nước sở tại.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ nhận xét TPHCM là đầu tàu hợp tác với Đức
Về TPHCM, đại sứ Nguyễn Minh Vũ cho hay, TPHCM là đầu tàu kinh tế và cũng là đầu tàu hợp tác với Đức. Cụ thể, trong 300 doanh nghiệp Đức đầu tư tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp chọn điểm đến là TPHCM. Đặc biệt, dự án Ngôi nhà Đức tại TPHCM được coi là dự án có tính chất như ngọn hải đăng trong quan hệ Việt Nam với Đức.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM và Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ (thứ năm từ phải qua)
Đại sứ Nguyễn Minh Vũ cũng cho hay, sau chuyến thăm và làm việc tại Đức của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM vào tháng 5-2019 vừa qua, một loạt doanh nghiệp ở TPHCM đã sang Đức tìm hiểu, triển khai ý tưởng của lãnh đạo TPHCM nhằm xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, xây dựng Khu đô thị sáng tạo.
Theo Đại sứ Nguyễn Minh Vũ, đây là bước phát triển đáng mừng. Đồng thời, Đại sứ tin tưởng trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam – Đức, giữa TPHCM với các địa phương của Đức tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa.
Nhân dịp gặp gỡ, Đại sứ Nguyễn Minh Vũ cũng đề nghị TPHCM quan tâm, ủng hộ để sớm hình thành trung tâm giáo dục tại TPHCM nhằm đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao sang làm việc tại Đức.
MẠNH HÒA
Theo SGGP
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp làm việc với Đoàn đánh giá của GIZ
Ngày 9/9, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã làm việc với Đoàn đánh giá của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).
Bổi làm việc nhằm đánh giá những kết quả hoạt động của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam do GIZ tài trợ. Đồng thời, thảo luận, trao đổi những thách thức hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang gặp phải, từ đó đề xuất những giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Các chuyên gia của Đoàn đánh giá GIZ cho rằng, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần tăng cường thiết kế chương trình đào tạo kỹ năng nghề trong toàn hệ thống cơ sở đào tạo; phát triển đồng đều các địa phương; bổ sung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia đào tạo nghề...
Phó Tổng Cục trưởng Giáo dục Nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, cũng như sự đầu tư của Chính phủ Việt Nam, Giáo dục nghề nghiệp thu được những thành công nhất định. Nhờ đó, quy mô tuyển sinh không ngừng tăng lên, chất lượng giáo dục nghề nghiệp từng bước được cải thiện. Những kết quả đó sẽ là nền tảng để đổi mới, phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2021 - 2030...
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tiền phong
Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh hàng trăm tỷ USD Ngay sau khi nhận được báo cáo cuối cùng của Ủy ban Quốc hội, Chính phủ Ba Lan sẽ yêu cầu Đức bồi thường cho những thiệt hại gây ra trong chiến tranh. Trước thềm kỷ niệm 80 năm ngày bắt đầu Thế chiến II, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bild, cho biết Warsaw...