Tài sản không minh bạch – khó chống tham nhũng!
Dư luận bàn tán về chuyện một cán bộ cấp phòng thuộc Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội kê khai tài sản năm 2012 tăng thêm hàng chục tỉ đồng. Thực hư của con số này chưa biết ra sao, nhưng từ vụ rùm beng này bật ra những chuyện khác.
Cá nhân người kê khai – bà Phạm Mỹ Hoa – có cách giải thích khác với tính toán của báo chí.
Nếu bà Phạm Mỹ Hoa đã khai hết số tài sản của bà sở hữu thì bà là người trung thực hiếm thấy. Bởi hiện có được bao nhiêu cán bộ có nhiều tài sản mà trung thực được như vậy. Một người đứng ra kê khai tài sản, chưa chi đã bị tiếng bấc tiếng chì thì còn ai dám đem thân mình ra cho dư luận mổ xẻ.
Thực tế cho thấy không ít cán bộ giàu có gấp nhiều lần bà Phạm Mỹ Hoa, nhưng họ không kê khai. Thậm chí họ không cần phải kê khai tài sản mặc dù họ có cả một đống tài sản. Rõ ràng so với họ, bà Phạm Mỹ Hoa là người tốt hơn, tử tế hơn, ít nhất là ở khía cạnh chấp hành quy định về kê khai tài sản.
Chưa kể, không ít con cái của quan chức đang sở hữu biệt thự, xe hơi đắt tiền, cổ phần lớn trong các doanh nghiệp, tập đoàn. Có lẽ thật khó để xác minh xem nguồn gốc của số tài sản đó từ đâu mà có. Cũng không ít quan chức không đứng tên biệt thự, đất đai, chung cư cao cấp nhưng người thân trong gia đình đứng tên. Song thật khó để xác định đâu là tài sản này là từ tiền của họ hay từ gia đình họ.
Video đang HOT
Vì sao lại khó xác định rạch ròi như vậy? Có thể trả lời ngay là luật không quy định cụ thể, thiếu sự minh bạch cần thiết cho việc thực hiện cáo bạch tài sản của cá nhân. Đã là quy định mang tính pháp lý thì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có khoảng trời cho riêng ai để đứng trên pháp luật. Ở các quốc gia tiên tiến công dân có thể chơi du thuyền hàng trăm triệu USD, nhưng cá nhân đó chứng minh rõ ràng nguồn gốc đồng tiền và là đồng tiền sạch sẽ, đã đóng thuế cho nhà nước. Ở các quốc gia này, dân có thể đếm được tài sản của tổng thống, thủ tướng và các quan chức chính phủ. Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngân khố Pháp – ông Jerome Cahuzac – phải từ chức vì bị phát hiện có hành vi rửa tiền với số tiền 30.000 euro. Ông Cahuzac còn phải đối mặt với án tù 5 năm vì hành vi này.
Ở Việt Nam, không nhiều người dân có thể biết quan chức hàng tỉnh, hàng huyện có mấy căn nhà và bao nhiêu mét vuông đất, còn tiền trong két sắt để trong các ngân hàng lại càng khó biết. Không minh bạch trong kê khai tài sản thì không thể chống được tham nhũng.
Theo Dantri
Chưa xử lý được tài sản cán bộ, công chức tăng bất thường
Việc giám đốc trung tâm thuộc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội kê khai tài sản tăng lên trong năm 2012 trị giá hàng chục tỉ đồng bỗng chốc thu hút sự quan tâm không chỉ của công luận.
Đằng sau những giải thích, những ý kiến trái chiều là cả một vấn đề lớn về mặt pháp lý.
Đến nay, dù Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2013 đã có quy định trách nhiệm giải trình về tài sản tăng lên... nhưng quy định này vẫn chưa đi vào cuộc sống vì thiếu nghị định hướng dẫn thi hành.
Theo khoản 1 điều 46b Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCTN thì người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm. Trong khikhoản 2 của chính điều luật này ghi rõ: "Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình".
Nhưng đến nay quy định theo khoản 2 vẫn chưa được ban hành. Hiện Thanh tra Chính Phủ (TTCP) đang hoàn tất dự thảo Nghị định (NĐ) của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập, trong đó có quy định rõ về các nội dung này. Dự thảo NĐ đã được đưa lấy ý kiến các bộ, ngành chức năng và đưa lên mạng lấy ý kiến nhân dân.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phí Ngọc Tuyển - Cục phó Cục Chống tham nhũng, tổ trưởng tổ biên tập NĐ - khẳng định: Dự thảo NĐ đang soạn thảo quy định rất chi tiết về kê khai tài sản, công khai bản kê khai tài sản và trách nhiệm giải trình với tài sản tăng lên. Nếu trước đây các bản kê khai nằm trong hồ sơ cán bộ, điều đó cũng đồng nghĩa hồ sơ đó được quản lý theo dạng hồ sơ mật. Nay, bản kê khai tài sản đó được công khai.
Nhưng dư luận vẫn quan tâm chính là làm sao phải xác minh được việc kê khai tài sản đó có đúng không?
Trước đây người kê khai tài sản không phải giải trình nguồn gốc và sự thay đổi tài sản, nay luật đòi hỏi người kê khai tài sản phải giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm thay đổi. Nếu người có thẩm quyền quản lý cán bộ thấy giải trình này chưa hợp lý thì có quyền yêu cầu giải trình lại cho rõ hơn.
Còn về vấn đề xác minh, nếu như trước đây muốn xác minh các bản kê khai tài sản của ai đó thì đó phải là người được cơ quan chức năng (như CA, thanh tra...) kết luận làcó hành vi tham nhũng, hoặc tố cáo thì phải có bằng chứng cụ thể, hoặc cơ quan chủ quản thấy cần cho công tác quản lý cán bộ (bổ nhiệm, xét kỷ luật..). Nay, điều kiện đặt ra để xác minh rộng hơn nhiều. Ví dụ, chỉ cần người đó có liên quan đến hành vi tham nhũng (chứ không đòi hỏi "có hành vi tham nhũng" như trước) là có thể ra quyết định xác minh.
Theo dự thảo NĐ, xử lý việc kê khai không đúng thì hình thức cao nhất cũng chỉ là cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, như vậy liệu có tính răn đe?
Theo tôi thế là đủ. Bởi lẽ, kê khai tài sản chỉ là một trong 6 giải pháp phòng, chống tham nhũng. Trong trường hợp cá biệt, kê khai tài sản không đúng, kết hợp với các dấu hiệu khác, ngoài việc bị kỷ luật thì người kê khai tài sản không đúng có thể bị chuyển tiếp hình thức xử lý khác.
Vậy vấn đề vướng nhất hiện nay khi xây dựng dự thảo NĐ này là gì?
Theo tôi, vướng nhất là vấn đề xử lý như thế nào với tài sản dư thừa so với bản kê khai. Nếu ở một số nước công dân phải tự chứng minh tài sản của mình là hợp pháp, khi không chứng minh được thì bị pháp luật coi đấy là tài sản bất minh và bị tịch thu. Còn với chúng ta, việc chứng minh tài sản bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng, mà chứng minh việc này không đơn giản. Do đó, vấn đề tài sản tăng bất thường chúng ta vẫn đang nghiên cứu, chưa có hướng xử lý.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dantri
Luật sư lên tiếng vụ trung tâm Electrolux "ma" Sau khi Báo điện tử TS đăng bài viết "cảnh giác chiêu lừa đảo ở Electrolux "ma" 133 Thái Hà, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng, văn phòng Luật sư Hoàng Danh khẳng định, hành vi của Trung tâm bảo hành Electrolux là vi phạm Luật quảng cáo và luật thương mại. Đây là trang mạng của trung tâm bảo...