Tài sản của ông chủ ứng dụng Zoom Eric Yuan tăng 6,6 tỷ chỉ trong 1 ngày
Sự tăng trưởng vượt bậc của Zoom Video Communications đã giúp Eric Yuan bỏ túi thêm 6,6 tỷ USD chỉ trong một ngày.
Bloomberg đưa tin, Eric Yuan – nhà sáng lập kiêm CEO của Zoom Video Communications, đã ‘đút túi’ 6,6 tỷ USD khi cổ phiếu của Zoom tăng vọt trong phiên giao dịch hôm 1/9 (theo múi giờ Hoa Kỳ).
Cổ phiếu của Zoom đã tăng 41% sau khi công ty Zoom Video Communications công bố doanh thu quý II đạt kỷ lục.
Cụ thể, cổ phiếu của Zoom đã tăng 41% sau khi công ty này công bố doanh thu quý II đạt kỷ lục, đồng thời nâng mức dự báo doanh thu cho cả năm 2020 vào hôm 1/9.
Doanh thu quý II của Zoom tăng trưởng 355%, lên 663,5 triệu USD. Đây là mức tăng cao thứ hai trong chỉ số Nasdaq 100, chỉ đứng sau công ty dược Moderna. Zoom đưa ra dự báo doanh thu của năm tài chính 2020 của công ty có thể đạt 2,39 tỷ USD, tức tăng gần gấp 4 lần so với năm trước.
(Nasdaq 100 là chỉ số thị trường chứng khoán được tạo ra bởi 107 chứng khoán vốn phát hành bởi 100 công ty phi tài chính lớn nhất niêm yết trên NASDAQ)
Sự tăng trưởng vượt bậc của Zoom Video Communications đã giúp Eric Yuan bỏ túi thêm 6,6 tỷ USD chỉ trong một ngày, nâng tổng tài sản của vị tỷ phú 50 tuổi này lên 23 tỷ USD (hôm 1/9). Tài sản của vị tỷ phú 50 tuổi chủ yếu đến từ hơn 50 triệu cổ phiếu Zoom.
Không chỉ CEO Eric Yuan, những nhà đầu tư rót tiền vào Zoom ở giai đoạn đầu như tỷ phú Li Ka-shing ( Lý Gia Thành) và doanh nhân Samuel Chen cũng được hưởng lợi lớn từ cổ phiếu này.
Theo ước tính của Bloomberg, tỷ phú Lý Gia Thành có thể kiếm thêm hơn 2 tỷ USD và Chen có thêm hơn 650 triệu USD chỉ trong ngày 1/9.
Tỷ phú Li Ka-shing (Lý Gia Thành) là một trong những nhà đầu tư được hưởng lợi lớn khi cổ phiếu của Zoom tăng vượt bậc.
Theo Bloomberg, Lý Gia Thành đầu tư vào ứng dụng họp qua video trực tuyến này từ năm 2013. Tỷ phú 92 tuổi đang sở hữu 8,5% cổ phần của Zoom. Khối lượng cổ phần này có trị giá 11 tỷ USD, chiếm một phần ba tổng tài sản của ông.
Zoom là ứng dụng video trực tuyến được sử dụng trong các cuộc họp, lớp học trực tuyến,… Khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều công ty, trường hợp trên cả thế giới chuyển sang làm việc và học hành từ xa, nhu cầu sử dụng phần mềm Zoom tăng đột biến và đem lại tăng trưởng mạnh mẽ cho hãng này.
Đại dịch COVID-19 khiến phần mềm Zoom tăng đột biến và đem lại tăng trưởng mạnh mẽ cho hãng này.
Theo CNN, tính đến cuối tháng 7/2020, Zoom đã có khoảng 370.000 khách hàng là các doanh nghiệp với chỉ 10 nhân viên, tăng 460% so với 1 năm trước. Đáng chú ý, trong số những khách hàng trả tiền cao nhất cho Zoom, có công ty đã trả hơn 100.000/năm cho dịch vụ này.
Zoom tạm dừng dịch vụ miễn phí với người dùng cá nhân Trung Quốc
Nikkei đưa tin ứng dụng gọi video trực tuyến Zoom Video Communications đã dừng việc đăng ký người dùng mới tại Trung Quốc.
CEO Zoom Eric Yuan. Ảnh: Reuters
Từ ngày 1/5, người dùng tài khoản miễn phí không còn được tổ chức họp qua Zoom nhưng vẫn có thể tham gia họp. Chỉ có tài khoản khách hàng doanh nghiệp trả tiền và cá nhân đã nâng cấp lên tài khoản tính phí trước ngày 1/5 được phép làm việc này.
Theo thông tin trên website tiếng Trung của Donghan Telecom, một đại lý của Zoom, trong tương lai, nền tảng chỉ cho phép khách hàng doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ đăng ký kinh doanh và tài khoản ngân hàng được mua dịch vụ. Website viết khách hàng cá nhân không được phép mua dịch vụ Zoom.
Zoom đang được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc cho các khóa học miễn phí của những trường hàng đầu như Đại học Chiết Giang, Đại học Tsinghua. Công ty thương mại điện tử JD.com, website đặt phòng du lịch Ctrip, nhà sản xuất smartphone Oppo và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc... đều là khách hàng của Zoom.
Dù vậy, Zoom - công ty do kỹ sư gốc Trung Eric Yuan thành lập năm 2011 - lại bị giám sát từ cả Mỹ và Trung Quốc khi căng thẳng thương mại leo thang. Theo Donghan Telecom, hạn chế đối với tài khoản cá nhân tại nước này là do "yêu cầu pháp lý" của nước sở tại. Đây không phải lần đầu Zoom được các nhà chức trách Trung Quốc để mắt: dịch vụ họp video từng bị chặn tại nước này mùa thu năm 2019 khi chiến tranh thương mại lên đỉnh điểm.
Tại Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi Zoom là "thực thể Trung Quốc" vào tháng 4/2020 sau khi công ty thừa nhận một số dữ liệu thoại bị định tuyến "nhầm" về Trung Quốc đối với những người dùng không phải người Trung Quốc. Công ty cam kết không để xảy ra sai sót lần nữa.
Trước những câu hỏi về Zoom và Trung Quốc, ông Yuan từng viết blog làm rõ quan điểm. Ông nhấn mạnh Zoom là công ty Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq. Ông cũng trở thành công dân Mỹ vào tháng 7/2007 và đã "sống hạnh phúc tại Mỹ từ năm 1997".
Về trung tâm phát triển và nghiên cứu của Zoom tại Trung Quốc, ông cho rằng điều này tương tự với nhiều công ty công nghệ đa quốc gia khác. Văn phòng của hãng tại đây do chi nhánh của công ty mẹ tại Mỹ điều hành.
Tuần trước, Zoom thông báo mở hai trung tâm nghiên cứu phát triển mới tại Mỹ. Ngoài ra, để giải quyết các điểm yếu về bảo mật và quyền riêng tư, hãng đã mời cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster làm Giám đốc độc lập và cựu Giám đốc bảo mật Facebook Alex Stamos làm cố vấn. Zoom cũng mua lại công ty an ninh Keybase để tích hợp mã hóa đầu cuối vào dịch vụ.
Ứng dụng trực tuyến Zoom đối mặt với các vụ kiện quyền riêng tư Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom đang phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này. Zoom trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong thế giới công nghệ mùa COVID-19. Dịch vụ trò...