Tài sản của đại gia châu Á đã chính thức vượt Bắc Mỹ
Năm 2015 là năm đầu tiên khối tài sản cá nhân tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vượt qua Bắc Mỹ, theo báo cáo của Cap Gemini SA.
Tài sản của các triệu phú tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương tăng gần 10%, lên mức 17,4 nghìn tỷ USD, vượt qua con số 16,6 nghìn tỷ USD của các đại gia tại Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, tài sản cá nhân của khu vực châu Âu cũng tăng 4,8%, lên 13,6 nghìn tỷ USD, trong khi khu vực châu Mỹ Latinh và châu Phi lại chứng kiến khối lượng tài sản giảm sút.
Nhìn chung, tài sản của các cá nhân trên toàn cầu tăng 4%, đạt 58,7 nghìn tỷ USD.
Cũng theo báo cáo của hãng tư vấn Cap Gemini SA, số lượng các triệu phú tại Trung Quốc đã tăng 16% trong năm 2015, mức tăng lớn nhất được ghi nhận kể từ khi báo cáo thường niên này được thực hiện.
Tài sản của các triệu phú châu Á – Thái Bình Dương tăng mạnh trong năm 2015
Mặc dù vậy, Mỹ, Nhật Bản và Đức vẫn lần lượt là các quốc gia có số lượng cá nhân giàu có nhiều nhất trên toàn cầu. Số lượng triệu phú tại Mỹ cao gấp 4 lần tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Số lượng triệu phú tại một số quốc gia top đầu
Từ nay cho tới năm 2025, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ được nhận định là những khu vực chứng kiến số lượng cá nhân giàu có tăng trưởng mạnh. Tới năm 2025, ước tính, các triệu phú trên toàn cầu sẽ sở hữu lượng tài sản trị giá 106 nghìn tỷ USD.
Thị phần tài sản cá nhân tại các khu vực trên toàn cầu năm 2025
Bên cạnh đó, tài sản cá nhân tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 142%, lên 42,1 nghìn tỷ USD, giữ vị trí là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Các vị trí tiếp theo thuộc về Trung Đông và châu Phi.
Báo cáo của Cap Gemini được thực hiện dựa trên số liệu từ hơn 800 công ty quản lý tài sản tại 15 thị trường có số lượng triệu phú lớn. Một cá nhân giàu có được định nghĩa là cá nhân với khối lượng tài sản có thể đầu tư được vào khoảng 1 triệu USD trở lên, bao gồm cả bất động sản, đồ vật sưu tầm có giá trị.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hải quân đánh bộ Mỹ bắt đầu dùng F/A-18 "nghĩa địa"
Do thiếu máy bay chiến đấu mới, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu sử dụng các chiến đấu cơ cũ lấy từ các "nghĩa địa máy bay".
Hải quân đánh bộ Mỹ thiếu máy bay trầm trọng
Kênh truyền hình Fox News của Mỹ đưa tin, do đang lâm vào tình trạng thiếu máy bay trầm trọng nên Lực lượng không quân của Hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu sử dụng máy bay McDonnell Douglas F/A-18 cũ, đã hết hạn sử dụng, nhiều chiếc bị gỉ sét.
Kênh truyền hình Mỹ Fox News cho biết, độ tuổi trung bình của chiến đấu cơ theo quy định trong điều lệ kỹ thuật của máy bay quân sự Mỹ là 27 năm.
Trong 10 năm qua, Bộ quốc phòng Mỹ đã cắt giảm một nửa kinh phí cho các chương trình của không quân. Việc thiếu hụt ngân sách đã khiến cho không quân Mỹ phải cắt giảm số lượng lớn nhân lực và vật lực, cả lực lượng tác chiến và lực lượng bảo đảm.
Kể từ khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, số lượng nhân viên không quân Mỹ đã giảm 30%, số lượng máy bay giảm 40%, số lượng phi đội máy bay chiến đấu giảm 60%.
Lực lượng không quân trong tất cả các quân chủng hiện thiếu khoảng 700 phi công và khoảng 4.000 chuyên gia và thợ kỹ thuật để có thể duy trì hoạt động của các máy bay trong điều kiện cần thiết.
Hiện nay, nhóm hàng không của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đang bị "co lại". Họ còn sở hữu 276 chiếc F/A-18 Hornet, chiếm hơn 2/3 số lượng máy bay của toàn bộ lực lượng (còn lại là khoảng 140 chiếc AV-8B Harrier đã cũ, tỷ lệ rơi và gặp sự cố kỹ thuật cao).
2 chiếc F-35C Lightning II và 2 chiếc F/A-18E/F Super Hornet bay qua căn cứ huấn luyện của không quân hải quân Fallon ở Nevada
Ngày 20/4 năm nay, Phó tư lệnh hải quân đánh bộ, phụ trách lực lượng không quân của USMC là ông Jon Davis đã báo cáo trước Thượng viện Mỹ rằng, trong số 276 chiếc F/A-18 Hornet (số hiện đại nhất) cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, để hàng trăm phi công có đủ số giờ bay tích lũy kinh nghiệm điều khiển máy bay, sử dụng thành thạo vũ khí, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.
Hơn nữa, hiện khoảng 40 chiếc Hornet đang được triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông. Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản của hải quân đánh bộ Mỹ (USMC - United States Marine Corps).
Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18.
Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn, không đủ để các phi công có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.
Theo_Báo Đất Việt
Không mua được tên lửa Iskander, Việt Nam sẽ chọn MGM-140 Mỹ? Việt Nam có thể mua tên lửa đạn đạo MGM-140 do Mỹ sản xuất sau khi Nga chính thức cấm xuất khẩu mẫu tên lửa tối tân Iskander. Gần đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostex (Tập đoàn Công nghệ Nga) đã đưa ra tuyên bố gây sốc rằng: Nga chính thức xếp tên lửa đạn đạo Iskander vào danh mục vũ khí...