Tài sản cho con là ký ức hạnh phúc
Mọi người hay có tâm lý ráng cày để dành tài sản cho con sau này. Đây cũng là “kim chỉ nam” của bao thế hệ người Việt.
Nhưng vợ chồng tôi lại có quan điểm khác, “của để dành” của chúng tôi cho con là trải nghiệm vui và ký ức hạnh phúc.
Chúng tôi đều là công chức, thu nhập vừa đủ lo cho sinh hoạt của vợ chồng và hai con gái 8 và 10 tuổi. Trong khi nhiều người bạn tôi có thêm nghề tay trái… để tích lũy cho con sau này thì vợ chồng tôi dành hết thời gian rảnh để chơi với con. Buổi sáng, chúng tôi cùng đưa hai con đến trường, chiều lại cùng đón con về. Cả nhà tạt ngang chợ, chồng giữ xe, tôi dẫn hai con vào chợ, cho các cháu thấy cuộc sống của những tiểu thương và tập cho con làm quen việc chọn thực phẩm. Về nhà, tôi với bé lớn nấu ăn, bé nhỏ với cha dọn dẹp, quét nhà, xếp quần áo. Hôm khác thì “đổi ca”, tùy theo sở thích của từng thành viên. Vừa làm cả nhà vừa “tám” đủ thứ chuyện rất vui vẻ.
Vợ chồng tôi còn gói ghém chi tiêu để dành tiền du lịch. Từ khi con mới vài tháng tuổi, vợ chồng tôi đã tha con du lịch khắp nơi và đến nay vẫn duy trì nếp này. Ở độ tuổi nhi đồng, hai con tôi đã đi gần khắp đất nước, từ Tây Bắc, dọc Trường Sơn đến Tây Nam bộ. Tôi cũng đưa hai con đến các mái ấm, nhà mở, nhà dưỡng lão… để hai con hiểu hơn về cuộc sống. Thấy tần suất đi chơi của nhà tôi, mấy cô bạn thân nhắc nhở: mày phải tiết kiệm để dành cho con sau này. Nhưng tôi vẫn trung thành với quan niệm cho con niềm vui, trải nghiệm ý nghĩa và ký ức hạnh phúc mới là tài sản có giá trị nhất.
Tài sản quý giá nhất cha mẹ để lại cho con chính là những ký ức đẹp đẽ và ấm áp. (Ảnh minh họa)
Bởi vợ chồng tôi suy ra từ bản thân mình. Tôi bị phỏng năm mười tuổi, gương mặt và cơ thể chằng chịt những vết sẹo. Tôi bị bạn bè trêu chọc, người lớn dòm ngó khiến tôi mặc cảm, suốt ngày khóc than và nhốt mình trong nhà. Mỗi khi ra đường là tôi trùm kín người và mặt cứ cắm xuống đất. Tôi cũng không thể vượt qua mặc cảm nên bỏ học năm lớp 11. Sau ba năm ở nhà, tôi càng buồn và bức bối nên quyết định đi học lại. Từ đó, tôi đã để tất cả mặc cảm lại sau lưng.
Sự hồi sinh này chính là nhờ tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là những ký ức ngọt ngào, êm đềm của tuổi thơ khiến tôi không bao giờ cảm thấy mình lẻ loi hay bất hạnh. Ngay cả khi tốt nghiệp đại học, chưa tìm được việc làm vì trở ngại ngoại hình, tôi vẫn luôn có lòng tin “cuối đường hầm luôn có ánh sáng”. Và nghị lực trong tôi được thắp lửa từ niềm tin đó. Tôi vẫn tự tin bởi may mắn được ăn học đến nơi đến chốn, được gia đình, bạn bè yêu thương. Mỗi lần khó khăn, vấp ngã, tôi lại đứng lên và không bao giờ thấy bi lụy, oán trách cuộc đời hay số phận không may của mình.
Chồng tôi cũng vậy. Cuộc sống chật vật của một sinh viên miền Trung xa nhà, nghèo khó không quật ngã được anh. Anh thấy mình may mắn và hạnh phúc vì có “điểm tựa” là hành trình tuổi thơ êm đềm. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, có thể là chúng tôi không thành công, không giàu có nhưng chúng tôi thấy mình vẫn vui vẻ, đủ đầy. Đó chính là sức mạnh để chúng tôi bước tiếp trong cuộc đời.
Và chúng tôi muốn để lại cho hai con tài sản tinh thần quý giá ấy hơn là tài sản vật chất mà một ngày nào đó có thể tiêu tan.
Theo phunuonline.com.vn
Video đang HOT
Mẹ chồng ngọt nhạt dỗ con dâu có bầu trước, nhưng ngày dạm ngõ bà tuyên bố xanh rờn để hủy hôn
Khi mẹ chồng nói câu đó, Yến sốc tận óc. Cô không thể ngờ đây lại chính là người đã ngọt nhạt dỗ dành mình về chung sống với con trai bà để có bầu trước khi cưới cho chắc ăn.
Yến và Minh yêu nhau từ thuở đại học gia đình hai bên cũng đều biết và ủng hộ cả. Sau khi ra trường được 3 năm thì bố mẹ giục cưới. Bởi lẽ, cả hai công việc cũng ổn định, nhà lại gần, chẳng còn gì để chần chừ mãi.
Khi tính chuyện cưới xin, bà Hồng, mẹ Minh cứ gọi Yến sang nhà chơi, ngọt nhạt bảo cô:
- Hai đứa cũng định cuối năm nay cưới rồi, thôi ra Hà Nội làm cứ thuê chung nhà mà ở. Có bầu trước thì tốt, chứ sau này lấy về mà chưa gì còn đáng lo hơn đó con.
Yến nghe bà nói vậy cũng chỉ cười, bản thân cô không muốn có trước chẳng phải vì sợ bị dị nghị, chỉ là có cưới, Yến cũng vẫn muốn kế hoạch khoảng 1 - 2 năm. Nhưng mẹ chồng mà đã ướm lời trước thì e là khó mà thực hiện được.
(Ảnh minh họa)
Sau đó, Minh cũng thủ thỉ với cô y như vậy, dỗ ngon dỗ ngọt Yến rằng:
- Thôi, mình chẳng cần biện pháp nữa em nha. Dù sao anh cũng mong được làm bố quá rồi.
Yến gọi Minh ra nói chuyện cho tử tế về việc kế hoạch thì anh gạt đi:
- Chúng mình cũng chẳng còn trẻ nữa mà kế hoạch. Em cũng thấy đấy, mẹ còn mong có cháu luôn rồi kìa, bà đâu có chịu cho mình kế hoạch.
- Chỉ cần anh ủng hộ là được mà. Em còn nhiều dự định phải làm, có con vào khó lắm anh.
- Có chuyện gì quan trọng với người con gái hơn chuyện gia đình, chồng con? Anh thật lòng mong được làm bố rồi.
Cuối cùng, Yến cũng bị xuôi theo. Ra tới Hà Nội, cô trả phòng rồi chuyển về sống chung với Minh. Cả hai bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng trước cưới vài tháng.
Thấm thoát cũng chỉ còn tháng nữa là tới ngày cưới hai gia đình đã định. Còn Yến, đúng như ý mẹ chồng và Minh, cô cũng có bầu được 2 tháng. Bạn bè của cô biết được cũng chẳng ai gièm pha, mọi người còn chúc mừng tới tấp "song hỷ lâm môn".
Yến cũng dần thay đổi từ khi mang thai, cô cảm nhận được sinh linh bé bỏng trong cơ thể mình nên cô dần dần yêu thích việc có con sớm. Minh thì rất chiều vợ, sợ Yến mệt, anh chủ động làm mọi việc nhà cho cô nghỉ ngơi.
Minh thì rất chiều vợ. (Ảnh minh họa)
Mọi việc cũng chẳng có gì, cho tới ngày dạm ngõ, Minh và Yến trở về quê để chuẩn bị. Hôm đó, khi nhà trai tới cô cùng họ hàng ra tận cổng đón. Hai người nhìn thấy nhau còn nháy nháy mắt tình tứ.
Sau khi mọi việc bàn bạc cũng xong xuôi, mẹ Minh lại hắng giọng bảo:
- Bên nhà mình định lấy tiền dẫn cưới thế nào đây ạ?
Mẹ Yến cũng chỉ cười, nhẹ nhàng đáp:
- Gia đình chúng tôi cũng chỉ lấy theo lệ làng, theo giá chung thôi bà thông gia. Số tiền đó thực ra lấy cho phải lẽ chứ rồi tôi cũng đưa cả cho hai vợ chồng để chúng đi mua chăn ga gối đệm. Bên này họ lấy 20 triệu bà ạ.
- À, đấy là cái giá cho gái tân bà ạ. Chứ cái Yến và thằng Minh đã ăn nằm trước với nhau cả rồi, bụng ễnh ra kia rồi thì làm gì có cái giá đó.
Yến nghe tới đây thì sốc tận óc. Cô không thể ngờ đây lại chính là người đã ngọt nhạt dỗ dành mình về chung sống với con trai bà để có bầu trước cho chắc ăn.
Bố Yến nghe vậy thì tức giận, đập bàn:
- Có chửa trước thì sao? Trước hay sau thì nó cũng là cháu của bà. Còn bà định ra giá, mặc cả như mua con chó, con lợn ngoài chợ thì xin lỗi, chúng tôi không bán con.
(Ảnh minh họa)
Thấy mọi chuyện trở lên nghiêm trọng, Minh vội vàng xin lỗi rồi kéo mẹ ra ngoài nhưng bà cũng không vừa, gằn giọng bảo:
- Con gái chẳng biết giữ gìn thì chỉ thế thôi. Ông bà không cho nó cưới thì giỏi để nó ở nhà mà nuôi, mà chăm, con tôi không lấy nó nữa.
Bố Yến tức giận, ném vỡ ấm nước rồi hất cả đĩa trầu cau xuống đất. Vài người họ hàng đại diện thấy vậy vội vàng giữ ông lại, cũng tức giận tiễn khách. Minh vội vàng xin lỗi rồi chạy theo kéo mẹ mình trở về.
Sau hôm đó, mặc cho Minh xuống xin lỗi rồi năn nỉ nhưng bố mẹ Yến vẫn kiên quyết đuổi về và chửi mắng thậm tệ. Còn Yến được biết, mẹ Minh dẫn cho anh mối khác giàu hơn nhưng anh không chịu nên bà dùng cách này để gia đình nhà gái hủy hôn. Yến chỉ biết khóc ròng thương cho tình duyên của cả hai nhưng chưa biết làm sao để cho thuận cả đôi đường.
Theo Afamily
Đêm tân hôn tôi nơm nớp sợ hãi vì không còn trinh trắng, không ngờ chồng lại nói một câu khiến tôi xấu hổ chỉ muốn tìm lỗ chôn Yêu nhau hơn 3 năm, rất nhiều lần anh ấy cũng muốn gần gũi nhưng tôi đều từ chối với lý do muốn giữ lại khoảnh khắc đẹp cho đêm tân hôn. Kỳ thực, tôi chỉ sợ anh không thể chấp nhận vì tôi đã không còn là một người con gái trinh nguyên. Đêm tân hôn, có lẽ đối với mọi người...