Tài sản các ông chủ ngân hàng Việt tăng mạnh
Có 4/5 người trong top 5 tỷ phú chứng khoán ở Việt Nam lại thu về nghìn tỷ trong tuần qua, bên cạnh đó là các ông chủ ngân hàng cũng có một tuần ăn mừng khi cổ phiếu ngân hàng thắng lớn .
Đúng như dự báo, VN-Index đã không trụ được tại ngưỡng 1.200 điểm và đã lùi về 1.194,05 điểm sau khi kết thúc tuần giao dịch vừa qua (15-19/03).
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần qua thị trường tăng điểm tuần thứ ba liên tiếp với thanh khoản cũng được cải thiện. Cụ thể, VN-Index tăng 12,49 điểm (1,1%) lên 1.194,05 điểm; HNX-Index tăng 3,79 điểm (1,4%) lên 277,7 điểm. Thanh khoản trên hai sàn tăng nhẹ so với tuần trước đó và cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng 18.300 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên.
Tài sản các ông chủ ngân hàng Việt tăng mạnh
Nhóm cổ phiếu ngân hàng mức tăng 2,5% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu trong ngành như BID (3,8%), CTG (6,6%), VPB (1,6%), MBB (3,4%), ACB (2,6%), SHB (10,7%), TCB (4,9%)…
Có 4/5 người trong top 5 tỷ phú chứng khoán ở Việt Nam lại thu về nghìn tỷ trong tuần qua, bên cạnh đó là các ông chủ ngân hàng cũng có một tuần đáng nhớ khi cổ phiếu ngân hàng trở thành động lực chính cho VN-Index.
Kết thúc tuần, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HDBank, Tổng Giám đốc Vietjet Air – là người duy nhất trong top 5 phải đón nhận kết quả không vui sau khi đóng cửa tuần.
Dù cổ phiếu HDB tăng 1,8% về giá nhưng VJC giảm giá tới 3 phiên, mất 3,3% khiến giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán, giảm 886 tỷ đồng, còn lại 27.670 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với 3 phiên tăng giá của VIC, tài sản của người giàu nhất sàn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tăng thêm 4.791 tỷ đồng (2,36%). Hiện giá trị cổ phiếu VIC do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nắm giữ đã đạt xấp xỉ 208 nghìn tỷ đồng.
Người giàu thứ ba trên sàn, Chủ tịch Hòa Phát Group Trần Đình Long, vẫn tiếp tục “lầm lũi” với những bước tiến chắc chắn khi cổ phiếu HPG tăng thêm 1,5% lên 47.150 đồng. Do đó, tài sản của “vua thép” đã tăng thêm 605 tỷ đồng, đạt mức 40.737 tỷ đồng.
Hai người còn lại trong top 5, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang cùng có được niềm vui trọn vẹn khi bộ đôi cổ phiếu TCB và MSN do hai ông sở hữu lần lượt tăng giá 4,8% và 1,6% trong tuần qua. Theo đó, tổng giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh tăng thêm 423 tỷ đồng lên 23.586 tỷ đồng; ông Nguyễn Đăng Quang có thêm 371 tỷ đồng, nâng tổng giá trị tài sản tại MSN và TCB lên 22.763 tỷ đồng.
Diễn biến đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua tập trung ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là trụ đỡ chính cho thị trường, góp công lớn đưa VN-Index vượt đỉnh 1.200 điểm trong phiên 18/03. Lẽ dĩ nhiên, tài sản của gia đình các ông chủ nhà băng cũng tăng chóng mặt trong tuần qua.
Theo thống kê của Infonet, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cùng người thân đã bỏ túi 1.160 tỷ đồng nhờ cổ phiếu TCB chỉ trong 1 tuần vừa qua. Hiện giá trị cổ phiếu TCB do nhóm cổ đông này nắm giữ là 25.000 tỷ đồng.
Tương tự, gia đình Chủ tịch Ngô Chí Dũng của VPBank cũng có thêm 257 tỷ đồng nhờ cổ phiếu VPB. Hiện giá trị lô cổ phiếu VPB do ông Dũng cùng mẹ, vợ và con gái sở hữu đã đạt 16.606 tỷ đồng.
Với việc cổ phiếu ACB tăng giá 2,57%, “Chủ tịch nghìn like” Trần Hùng Huy và mẹ (bà Đặng Thu Thủy) có thêm 75 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cổ phiếu ACB do hai mẹ con nắm giữ lên 5.871 tỷ đồng.
Ngân hàng là ngành được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong quý 1/2021, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện khi hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong quý 4/2020.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của các ngân hàng có thể sẽ tăng khoảng 55%-65% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa, tăng khoảng 75% -85% so với cùng kỳ khi các ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 45% -55% so với cùng kỳ.
Cổ phiếu ngân hàng đua nhau lên đỉnh
Thị giá cổ phiếu nhiều nhà băng lập kỷ lục trong tuần qua với kỳ vọng về việc lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh.
Điểm nhấn của thị trường chứng khoán tuần qua là việc VN-Index chinh phục thành công cột mốc lịch sử 1.200 điểm dù thị trường không giữ được ngưỡng này khi điều chỉnh vào phiên cuối tuần do hai quỹ ETF tái cơ cấu danh mục.
Trong chặng đường tiến đến ngưỡng 1.200 điểm của VN-Index, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt quan trọng. Nhiều cổ phiếu ngân hàng tuần qua xác lập các đỉnh giá mới tính theo giá điều chỉnh.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá 50% từ đầu năm
Chốt phiên 19/3, thị giá TCB (Techcombank) tăng lên 42.000 đồng, mức kỷ lục từ khi lên sàn. Trước đó, giá hai cổ phiếu ngân hàng khác trong danh mục VN30 gồm CTG (Vietinbank) và VPB (VPBank) cũng lập đỉnh trong phiên 18/3, lần lượt đạt 40.500 đồng và 45.850 đồng trước khi điều chỉnh vào hôm sau.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn hoặc niêm yết mới trên HoSE như ACB, VIB, MSB, OCB cũng đều xác lập thị giá kỷ lục trong tuần qua. Tương tự, một số cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên HNX và UPCoM gồm SHB, BAB (BacABank), ABB (ABBank) cũng đã tiến đến những đỉnh giá lịch sử.
Tính chung trong gần 3 tháng qua từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng đem về cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận vượt trội so với mức tăng 8% của VN-Index.
Dẫn đầu là BAB với mức tăng giá 56%. Theo sau là NVB (NCB) tăng 51%. Còn trên sàn HoSE, VIB là cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức 41%. Có 4 cổ phiếu ngân hàng có mức tăng giá trên 30% lần lượt gồm VPB, OCB, TCB, LPB (LienVietPostBank).
Kế tiếp là MBB (MBBank) tăng 27%, ACB tăng 20%, MSB tăng 19%, CTG tăng 17%, STB (Sacombank) tăng 16%, SHB tăng 15%, HDB (HDBank) 14%, VBB (VietBank) tăng 12%, ABB tăng 10%.
Kỳ vọng lợi nhuận tăng cao
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), nhận định diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng đến từ kết quả kinh doanh.
Giai đoạn trước, nhà đầu tư lo ngại lợi nhuận của ngành ngân hàng quý I, II năm nay có thể bị ảnh hưởng do việc trích lập dự phòng phần dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc dự thảo Thông tư 01 sửa đổi theo hướng các ngân hàng không bị yêu cầu trích lập đủ số dư nợ bị ảnh hưởng ngay mà được xem xét trích lập dần trong 3 năm khiến đây không còn là rủi ro lớn.
"Một số ngân hàng đã trích lập nợ xấu gần hết nên chi phí dự phòng cho nợ xấu không còn cao nữa. Năm 2021, những ngân hàng giảm chi phí trích lập dự phòng, nhất là các nhà băng đã giải quyết hết nợ xấu tại VAMC cũng sẽ có lợi nhuận tăng lên", ông Minh chia sẻ quan điểm.
Song song đó, ông Minh đánh giá một số ngân hàng sẽ ghi nhận phần thu nhập ngoài lãi đột biến trong quý I từ khoản phí các hợp đồng phân phối bảo hiểm (bancassurance) độc quyền.
Giám đốc Phân tích của YSVN cũng nhận định thu nhập lãi thuần của các ngân hàng dự kiến cũng sẽ tăng tốt. Ông Minh cho rằng hoạt động tín dụng năm nay có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn so với 2020, nhất là cho vay cá nhân. Thực tế, nhiều ngân hàng cũng đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng khá cao trên 20%.
Trong báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cũng dự báo ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong quý I nhờ tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện khi hầu hết ngân hàng đã đẩy nhanh việc xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong quý IV/2020.
Nhóm phân tích của SSI ước tính lợi nhuận trước thuế quý I của các ngân hàng sẽ tăng bình quân 55%-65% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng tăng tới 75%-85% lợi nhuận khi các ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Trong khi đó, nhóm ngân hàng tư nhân dự kiến sẽ đạt mức tăng khoảng 45%-55%.
Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng mạnh trong quý I nói riêng và cả năm 2021 nói chung. Ảnh: Hoàng Hà.
Cho cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng theo ước tính của SSI Research sẽ tăng 24% so với 2020. Tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 15% so với cùng kỳ năm trước trong khi chi phí tín dụng giảm khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang dồi dào.
Một yếu tố khác thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng tăng giá theo ông Nguyễn Thế Minh là đại hội cổ đông thường niên của nhiều nhà băng dự kiến thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Các ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hoặc phát hành cho đối tác chiến lược. Hiện tại, cơ quan quản lý cũng chưa có yêu cầu không cho phép các ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Với việc phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược, chuyên gia này nhắc lại đề xuất trước đây về việc tăng trần sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng từ 30% lên 35%. Ông Minh cho rằng trong tương lai nếu trần tỷ lệ sở hữu của khối ngoại được nới thêm 5%, đây sẽ là cú hích với cổ phiếu ngân hàng.
Nasdaq gượng tăng khi lợi suất trái phiếu ngừng leo thang Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tạm dừng tăng sau đợt leo thang chóng mặt vừa qua, giúp Nasdaq hồi điểm... Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters. Chỉ số Nasdaq tăng điểm và chỉ số S&P 500 giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (19/3), khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tạm dừng tăng sau đợt leo thang...