Tài phiệt Nga, chia đôi và đối lập vì Putin
Cuộc chiến giữa Tổng thống Vladimir Putin với nhóm những người giàu nhất cách đây hơn chục năm vô cùng khốc liệt. Giờ đây, khi sức mạnh của ông chủ điện Kremlin bị đe dọa thì sự hoang mang, dao động bắt đầu. Giới tỷ phú Nga dường như đang chia đôi ngả.
Tỷ phú Nga hoang mang, ngán ngẩm
Chỉ trong vòng 2 ngày sau khi bị liệt kê vào trong danh danh đợt trừng phạt mới nhất của Mỹ, cổ phiếu công ty khi đốt Novatek do tỷ phú Nga Gennady Timchenko đồng sở hữu đã rớt 8%, tương đương gần 3 tỷ USD theo giá thị trường.
Đây là doanh nghiệp tiếp theo của Timchenko bị trừng phạt sau khi nhà tài phiệt này bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ do được coi là nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Putin.
Tính từ đầu năm tới khi vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi tại miền đông Ukraine giáp Nga, theo Bloomberg, tài sản của 19 người giàu nhất Nga đã bốc hơi gần 15 tỷ USD – với lý do nền kinh tế Nga bị trừng phạt.
Trùm khai thác thép và kim loại giàu nhất nước Nga cũng đã mất khoảng 2,5 tỷ USD so với đầu năm kéo tài sản xuống còn dưới 18 tỷ USD. Các tỷ phú khác như Vladimir Lisin, Andrey Melnichenko cũng mất 15-17% tài sản, trị giá trên 2 tỷ USD.
Trước đó, người đứng đầu tập đoàn quốc doanh hàng đầu của Nga VTB, ông Andrey Kostin, cho rằng các lệnh trừng phạt có thể khiến Nga mất 2.000 tỉ USD và nhiều khả năng loại nước này khỏi tiến trình toàn cầu hóa.
Một tổ chức thậm chí còn cho rằng giới doanh nhân hàng đầu của Nga đang kinh hoàng và nhận định các nhà tài phiệt nước này rục rịch chuyển tiền ra nước ngoài.
Chia sẻ về mối quan hệ Nga với Mỹ và EU, cựu tỉ phú Alexander Lebedev, người đang sở hữu 2 tờ báo Independent và Evening Standard của Anh, cho rằng ông hoàn toàn bi quan về khả năng cứu vãn mối quan hệ này. Theo ông Lebedev, cuộc chiến Nga – phương Tây lần này tệ hại hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Bên cạnh những tỷ phú không hề công khai than vãn về các lệnh trừng phạt đang được phương Tây áp dồn dập lên Nga, có khá nhiều nhà tài phiệt nước này chia sẻ sự ngán ngẩm do bị ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mình. Tài sản của họ bị sụt giảm do cổ phiếu Nga mất giá trên diện rộng và tình hình kinh doanh sa sút do bị kiềm chế, bị cô lập.
Video đang HOT
Gần đây, một số công ty lớn âm thầm hướng dòng tiền sang các ngân hàng châu Á với tỷ lệ lên tới vài chục phần trăm, như một cách để phòng ngừa các rủi ro lớn hơn, những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và đây được xem như một cách làm giảm áp lực của phương Tây và tăng khả năng chống đỡ của Nga, tăng thêm sức mạnh chính trị cho ông Putin.
Không có một khảo sát nào cho thấy, tỷ lệ các nhà tài phiệt đứng về phía ông Putin hay muốn thay đổi các chính sách chính trị của ông chủ Điện Kremlin hiện là bao nhiêu nhưng những phát ngôn cũng như hành động của nhiều tỷ phú cho thấy Nga đang đối mặt không chỉ áp lực bên ngoài mà còn cả những xáo động ở bên trong.
Cuộc chiến với tài phiệt: Không hồi kết
Có thể thấy, cuộc chiến lớn nhất của ông Putin hiện nay là với phương Tây bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Nhiệm vụ của ông Putin là phải bảo vệ được những thành quả vực dậy từ một nước Nga ốm yếu, rệu rã thời hậu Xô Viết, trong đó có việc duy trì một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững và uy tín của một cường quốc vừa khỏe mạnh trở lại.
Như thế đã rất khó khăn, nhưng một nhiệm vụ không được nói đến mà ai cũng có thể hình dung là một cuộc chiến để ổn định giới tài phiệt, bao gồm hàng chục tỷ phú nước này kiên trì theo các đường lối chính sách mà Kremlin vạch ra.
Thông tin từ một số nước EU cho rằng, các lệnh trừng phạt kinh tế đang gây ra chia rẽ trong giới tài phiệt Nga. Đây là điều không được Nga khẳng định, nhưng bản thân Tổng thống Putin gần đây cũng có nhiều động thái để giữ tinh thần thống nhất giữa các phe phái bên trong giới các ông lớn giàu có này.
Trên thực tế, việc giữ được sự thống nhất và sự thống trị về mặt chính trị đối với nhóm người Nga giàu có này ở mức độ nào phụ thuộc vào tài năng của ông Putin và ở chiều kia là mức độ leo thang các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Nếu xét về khía cạnh kinh tế, cuộc chiến áp đặt các lệnh trừng phạt lên nhau như thời gian vừa qua không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào. Châu Âu sẽ gặp khó khăn về kinh tế, Nga có thể suy sụp mạnh. Giới tài phiệt Nga chắc chắn là những người chịu thiệt thòi nhất và muốn cuộc chiến này chấm dứt.
Mặc dù vậy, chắc hẳn những người Nga nắm giữ hàng tỷ USD trong tay này đều nhớ rằng, với Putin, những cuộc chơi kinh tế là của họ nhưng những đường đi, nước bước chính trị là phải do ông chủ Điện Kremlin quyết định. Sự thiệt thòi kinh tế có thể là rất lớn nhưng mục đích chính trị mới là quan trọng.
Nhà lãnh đạo cao nhất nước Nga, ngay từ khi lên cầm quyền, đã ủng chế độ pháp trị, không loại bỏ nhưng không ngần ngại dằn mặt với tất cả những nhân vật máu mặt nhất trong giới tài phiệt từng làm mưa làm gió trong kỷ nguyên Boris Yelsin.
Không ít người trong số đó đã chờn mặt ông Putin, tìm một hướng đi thuần kinh tế, góp phần vào công cuộc làm giàu đất nước hoặc chịu những hậu quả như chạy trốn, tù đày, sống lưu vong… Các ván bài của ông Putin thường lật ngửa, nhưng đều không dễ tính toán. Tất cả đều có 2 mặt của nó.
Theo Văn Minh
Vietnamnet
Putin không dễ oằn lưng chịu đòn
Từ sau Chiến tranh Lạnh, Moscow chưa bao giờ phải chịu một sức ép lớn đến như thế từ phương Tây. Trên các phương tiện truyền thông châu Âu và Mỹ, hình ảnh của nước Nga, và đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin, đã trở nên rất xấu xi. Đâu là những nhân tố dẫn tới sự đồng thuận chưa từng thấy này ở châu Âu?
Bắt đầu từ 1/8, các lệnh trừng phạt siết chặt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga chính thức có hiệu lực. Lần này là khá nặng, có thể nói là cứng rắn nhất từ trước tới nay, được gọi là các biện pháp trừng phạt tầng thứ ba, nhằm vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế là tài chính, quốc phòng và năng lượng.
Lâu nay chẳng bao giờ có được sự đồng thuận đa số của 28 quốc gia EU mỗi khi phải đưa ra một quyết định nào đó chống lại Nga, và mạnh tay đến như vậy. Bởi Nga là một đối tác thương mại quan trọng của Đức và Italy. Nga cũng đem lại nguồn thu nhập lớn cho London. Tương tự, từ thời Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Nga còn là một khách hàng sộp của các hãng sản xuất tàu chiến của đất nước hình lục lăng. Nhưng chưa hết, Nga còn là nước cung cấp khí đốt giá rẻ cho Đông Âu.
Putin không dễ oằn lưng chịu đòn. Ảnh: tienphong
Vậy điều gì đã thay đổi châu Âu? Điều gì đã dường như đoàn kết được 28 nước trong một hành động vô cùng tức giận đối với Điện Kremlin? Cái chết của 298 người trên chuyến bay xấu số MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 17/7 vừa qua được xem là một cơ hội. Thảm họa hàng không này đã nhanh chóng làm thay đổi quan điểm của các nhà lãnh đạo, thậm chí của cả những nước vẫn phản đối đề xuất áp đặt thêm các lệnh trừng phạt Nga như Đức và Italy.
Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel người đối thoại chính của phương Tây với ông Putin trong cuộc khủng hoảng MH17 cũng sẵn sàng hủy kỳ nghỉ hè để xử lý vấn đề trừng phạt Nga.
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang đầu năm nay, bà Merkel đã cố gắng tìm cách cân bằng giữa những nước hiếu chiến (trong đó có Mỹ, Ba Lan và gần đây nhất là Anh) đòi trừng phạt Nga, và các nước có quan điểm ôn hòa hơn như Italia và Pháp.
Tuy nhiên, quan điểm của bà bắt đầu trở nên cứng rắn, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea. Cho đến khi xảy ra thảm họa máy bay MH17, chính phủ của bà Merkel vẫn kiên quyết chống lại các biện pháp trừng phạt Nga. Bà vẫn đề nghị cho ông Putin thêm thời gian. Các quan chức Đức tuyên bố công khai rằng họ kỳ vọng ông Putin sẽ đảm bảo quân ly khai bảo vệ nguyên hiện trường vụ tai nạn máy bay, tôn trọng những người thiệt mạng và cho phép các nhà điều tra quốc tế sớm tiếp cận hiện trường. Nhưng rồi việc này đã không xảy ra. Merkel hết kiên nhẫn. Có thể thấy, sự thay đổi thái độ của Đức đã trở thành nhân tố quan trọng mang tính quyết định.
Vậy là đúng 100 năm sau khi Hoàng đế Đức Guillaume II chính thức tuyên chiến với Nga, khai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (ngày 1/8/1914), Thủ tướng Đức Merkel đã làm một việc tương tự trên mặt trận kinh tế và địa chính trị. Và vụ chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng địa chính trị toàn cầu. Mối quan hệ giữa phương Tây và Moskva trở nên căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Nhìn lại quá khứ, cũng vào năm 1914, Chính phủ Áo đã tuyên bố rằng vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand là một "âm mưu của chính phủ Serbia" và tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới Thứ nhất.
Năm 1983, Nga đã bắn hạ một máy bay chở khách của Hàn Quốc đi lạc vào Siberia, làm toàn bộ 269 người trên máy bay thiệt mạng. Rõ ràng là đó một tai nạn, nhưng lại trở thành một trong những nhân tố dẫn đến cuộc đối đầu nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
5 năm sau, một tàu tuần dương của Mỹ bắn hạ chiếc máy bay dân sự Airbus A-300 của Iran ngay trên không phận của Iran. Trong khi Iran tố cáo đây là một hành động xâm lược thì Hải quân Mỹ đã ra sức "bao biện", thậm chí còn thưởng huy chương cho các thủy thủ của mình. Washington từ chối thừa nhận trách nhiệm pháp lý trong vụ này, và phải đến 8 năm sau, họ mới chấp nhận bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Đến nay, vẫn chưa rõ vụ MH17 rơi ở Ukraine là do cố tình hay vô ý, nhưng thêm một lần nữa những sự cố như vậy đang bị bóp méo để phục vụ mục tiêu trả đũa chính trị.
Hãy thử so sánh. Mới đây, câu lạc bộ 5 nước (gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Italy) đã tổ chức một cuộc họp nhằm hội tụ lòng can đảm của mình và "gia tăng sức ép" yêu cầu ngừng bắn ở Gaza. Nhưng ngay sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hồi âm một cách rõ ràng và kiên quyết rằng ông sẽ không thay đổi kế hoạch kết thúc giải pháp cuối cùng cho Gaza, đó là triệt phá hoàn toàn các đường hầm ngầm tại đây, và sẽ làm việc này bất chấp mọi sức ép.
Không "xử lý" được Israel, Câu lạc bộ 5 nước này đã quyết định quay sang trừng phạt Nga! Ngay cả Hollywood có lẽ cũng không thể nghĩ ra một kịch bản như vậy.
Israel thì thoát khỏi sức ép sau vụ sát hại hàng loạt có chủ ý chống lại dân thường. (Gần 1.300 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch không kích và tấn công trên bộ của Israel tại Gaza. Mà đây không phải vụ đầu tiên, đã có nhiều cuộc tấn công Gaza như thế, cướp đi tính mạng của hàng nghìn người dân Gaza.) Còn Nga bỗng dưng trở thành nạn nhân liên quan đến một vụ giết người hàng loạt trên không (quy mô nhỏ hơn - gần 300 người thiệt mạng) dù chưa có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào khẳng định vụ này là do Moscow gây ra.
Đơn giản. NATO và EU đang hướng tới biên giới Nga như thể muốn chĩa súng vào cổng Điện Kremlin. NATO biện hộ rằng bất kỳ nước nào - dù là Latvia, Gruzia hay Ukraine - đều phải được tự do gia nhập bất cứ "câu lạc bộ" nào mà họ muốn. Và vụ MH17 đã trở thành cái cớ để EU dồn sức vào ngón tay trỏ của mình. Và giật cò!
Bạch Dương (Theo VNN)
Hãng tin Nga gỡ bỏ bài viết vu khống Việt Nam Hãng tin Nga Ria Novosti đã gỡ bỏ bài viết của tác giả Dmitri Kosyrev với nội dung vu khống Việt Nam, sau khi bài viết vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của độc giả. Trước đó, bài viết mang tựa đề "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi tuyên cáo" của tác giả Dmitry Kosyrev đã được...