Tái phát
Một bệnh nhân đến phòng khám da liễu: “Thưa bác sĩ, tôi bị ghẻ!”.
Ảnh minh họa
- Anh hãy thử tự điều trị bằng cách tắm kỹ xem sao.
Hơn tháng sau, người bệnh lại đến, vừa gãi vừa nói:
- Không khỏi, thưa bác sĩ.
Video đang HOT
- Thế anh đã tắm kỹ chưa?
- Dạ, tôi cũng đã thử, nhưng ngừng điều trị một tháng thì tái phát.
Theo Datviet
Chết vì thuốc trị mụn?
Báo chí vừa đưa tin một phụ nữ Pháp đâm đơn kiện bác sĩ da liễu vì người này kê toa thuốc trị mụn trứng cá cho con trai bà và chàng trai trẻ sau khi uống thuốc đã thay đổi hẳn tính tình, dẫn đến hành vi tự sát!
Thuốc được nêu là isotretinoin, ở Pháp có tên là Curacné hoặc Procuta. Isotretinoin là thuốc trị mụn trứng cá nặng, cũng là loại gây nhiều tác hại trầm trọng nếu dùng tuỳ tiện.
Một nghiên cứu thực hiện tại khoa dược, đại học Y Dược TP.HCM, cho thấy nhiều nữ công nhân trẻ ở khu công nghiệp Biên Hòa đã tự ý mua dùng isotretinoin để trị mụn (ở khu công nghiệp rất dễ bị mụn do hóa chất) mà hoàn toàn không biết thuốc có thể gây quái thai.
Thường thức về mụn
Ở thiếu niên, nổi mụn là hiện tượng tự nhiên khi đến tuổi dậy thì, do cơ quan sinh dục phát triển, hormon sinh dục nam là testosteron làm tuyến bã ở da mặt hoạt động quá đáng đưa đến nổi mụn. Hiện tượng này có thể kéo dài một thời gian. Các bạn trẻ có thể làm giảm nổi mụn bằng cách: ăn uống điều độ (ăn nhiều rau quả để tăng cường chất bổ dưỡng và tránh táo bón); không lạm dụng gia vị cay nóng hoặc thức uống kích thích như càphê, trà...; tránh lo lắng phiền muộn; rửa mặt hằng ngày 4 - 5 lần với nước thường hoặc nước pha muối (pha 1 - 2 muỗng càphê muối ăn vào 1 lít nước), lưu ý tránh sử dụng xà bông không thích hợp với da mặt làm mụn nổi nhiều hơn; luôn đội mũ khi ra nắng.
Nếu thấy nổi mụn nhiều, đặc biệt có dấu hiệu viêm nhiễm, có thể tự mua và dùng loại thuốc bôi cho tác dụng tại chỗ như thuốc bôi ngoài da chứa benzoyl peroxyd, hoặc thuốc bôi chứa kháng sinh như erythromycin, clindamycin. Các thuốc bôi loại này có tác dụng làm tiêu nhân mụn và diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm ở mụn. Trước khi dùng, nên bôi thử trên một vùng da nhỏ ở mặt truớc cẳng tay, để yên trong 6 - 8 giờ, nếu không thấy phản ứng gì đặc biệt mới bôi lên mặt, và chỉ bôi chỗ mụn. Nếu tình trạng mụn nặng, có thể bôi một số thuốc trị mụn khác được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định và hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, nếu có nhiễm khuẩn (mụn bọc có mủ), bác sĩ phải cho dùng thêm thuốc kháng sinh uống trong thời gian dài, có khi nhiều tháng.
Đối với người nữ bị nổi mụn, mặc dù còn rất trẻ chưa lập gia đình, bác sĩ có thể cho dùng thuốc nội tiết tố (hormon) đặc biệt là thuốc tránh thai, vì trong cơ thể người nữ vẫn có testosteron tuy rất ít (thuốc tránh thai chính là thuốc chứa hormon sinh dục nữ để đối kháng lại hormon sinh dục nam). Người trưởng thành, thậm chí ở tuổi trung niên vẫn có thể bị mụn do hormon sinh dục nam hoạt động quá đáng.
Trong trường hợp bị trứng cá nặng mà các thuốc dùng nêu trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cho dùng isotretinoin.
Cực kỳ nguy hiểm nếu dùng sai
Isotretinoin có tên biệt dược nổi tiếng trước đây là Roaccutane, được dùng thay thế vitamin A trị mụn trứng cá loại nặng (severe cystic acne vulgaris). Từ năm 1930, vitamin A được dùng trị mụn trứng cá loại nặng này với liều rất cao: 500.000 UI/ngày. Isotretinoin được tìm ra vào năm 1982, là một hoá chất tổng hợp rất giống vitamin A, lại tiện lợi hơn. Cơ chế trị mụn của isotretinoin vẫn chưa biết rõ hoàn toàn, chỉ dựa vào giả thuyết là chất này làm giảm tiết bã nhờn do gây chết các tuyến bã nhờn và diệt Propionibacterium acnes (vi khuẩn gây mụn).
Isotretinoin nếu dùng sai rất nguy hiểm vì có nhiều tác dụng phụ có hại, đặc biệt là gây quái thai. Theo bảng phân loại thuốc của cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), isotretinoin được phân vào bảng X: tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai. Isotretinoin đã được chứng minh làm cho thai nhi bất toàn về thị giác và thính giác (trẻ sinh ra không có vành tai), dị dạng mặt, chậm phát triển tâm thần. Vì chắc chắn gây quái thai nên khi bác sĩ quyết định dùng isotretinoin trị mụn cho người nữ trong tuổi còn sinh nở, bắt buộc phải có bản thoả thuận trong đó, người được điều trị cam kết đã biết rõ thuốc có thể gây quái thai. Thậm chí ở các nước phương Tây, bác sĩ phải cho thuốc tránh thai kèm theo isotretinoin để bảo đảm người nữ dùng thuốc không có thai trong suốt thời gian trị mụn. Người nữ đang dùng isotretinoin nếu muốn có thai, phải ngưng dùng thuốc một tháng trước rồi mới tính chuyện có thai (vì thuốc tích luỹ trong cơ thể dài ngày có thể gây hại). Ở Mỹ, có sự phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ khi cho phụ nữ dùng thuốc isotretinoin: bác sĩ phải thuộc chuyên khoa da liễu, khi kê đơn phải ghi website của mình, dược sĩ kiểm tra website thấy tuân thủ các quy định mới bán thuốc.
Hiện nay, bệnh viện Da liễu TP.HCM tuân thủ rất chặt chẽ các điều vừa kể khi cho người bệnh dùng isotretinoin. Bác sĩ trước khi kê đơn phải đưa biên bản thoả thuận điều trị, phải tránh thai, hiểu biết tác dụng phụ có hại của thuốc cho người bệnh ký.
Mạng đi theo mụn
Ngoài tác dụng gây quái thai, isotretinoin còn có thể gây khô da, khô môi, khô miệng, khô mắt (nên nhiều khi bác sĩ phải kê thêm nước mắt nhân tạo), viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, đau khớp... Isotretinoin có thể gây tác dụng có hai loại hiếm là làm viêm gan, viêm tuỵ, và đặc biệt gây loạn thần, trầm cảm (có ý muốn tự tử). Trở lại trường hợp tự tử vì dùng thuốc isotretinoin ở Pháp được nêu trên: qua lời kể của mẹ nạn nhân, trong vòng sáu tháng, con trai bà là Jordan, 22 tuổi, được điều trị bằng thuốc Curacné, thuốc generic của isotretinoin ở Pháp (từ năm 2008, biệt dược đầu tiên của isotretinoin là Roaccutane không còn sản xuất nữa mà chỉ có thuốc generic, như ở Việt Nam có Acnotin, Isotina chính là isotretinoin). Sau một thời gian uống thuốc, Jordan bỗng thay đổi thái độ và hành vi: đêm không ngủ, tự nhốt mình trong phòng, chịu đựng nhiều cơn đau dữ dội ở lưng và bị trầm cảm. Sau đó, chàng sinh viên trẻ tự kết liễu đời mình bằng cách treo cổ ngay trong phòng. Vì vậy, để tránh hậu quả đáng tiếc do dùng sai thuốc trị mụn, tốt nhất nếu bị mụn nhiều các bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn chữa trị.
Theo VNE
Bi hài chuyện bác sĩ nữ khám 'của quý' Thấy vị bác sĩ nữ, nam thanh niên mặt đỏ tía tai, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi. Khi cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt "của quý". Một buổi sáng tại BV Việt Đức, dãy ghế trước cửa phòng khám Nam khoa có 5 người đàn ông ngồi...