Tai nghe chống ồn chủ động có đáng mua hay không?
Đây có thể coi là sản phẩm công nghệ ‘con cưng’ của những người hay phải di chuyển, công tác.
Bài viết là ý kiến cá nhân của Geoffrey Morrison, biên cập viên của CNET và WireCutter đăng tải tại NYtimes
Bạn đã bao giờ ngồi trên một chuyến bay dài và phải chịu đựng tiếng khóc lóc của một đứa bé nào đó, hay cố gắng đi ngủ với những tiếng ngáy đinh đầu của hàng xóm? Đôi khi tất cả những gì chúng ta cần là một chút sự yên tĩnh, và đó là thứ mà những cặp tai nghe chống ồn chủ động hứa hẹn.
Tranh vẽ bởi Lars Leetaru
Nhưng việc bỏ một số tiền (thường là không nhỏ) ra để đầu tư những cặp tai nghe này có đáng hay không? Là một người hay phải đi công tác trong suốt 5 năm qua, và đánh giá vô vàn những sản phẩm loại này, tôi chỉ có thể đưa ra câu trả lời là: Có thể!
Nguyên lý hoạt động của tai nghe chống ồn chủ động
Những cặp tai nghe chống ồn chủ động thay vì chỉ dựa vào các thành phần vật lý để chặn các tạp âm bên ngoài thì có hệ thống điện tử phân tích môi trường, sau đó tạo ra các sóng ngược pha để triệt tiêu chúng. Hãy tưởng tượng những con sóng ngoài biển, chúng vỗ vào bờ rồi rút đi, nếu ta kết hợp 2 chuyển động này thì biển sẽ lặng sóng và không còn chuyển động nữa. Hay với những ai thích so sánh bằng toán học, thì ta như đang kết hợp số 1 và -1 lại để tạo thành số 0 vậy!
Sony WH-1000X
Quá trình này không hề hoàn hảo, những cặp tai nghe này không thể tạo ra được ’sự yên lặng tuyệt đối’ hay xóa bỏ được hoàn toàn tất cả những tạp âm bên ngoài. Những cặp tai nghe chống ồn chủ động tốt nhất trên thị trường thường chỉ làm các âm thanh bên ngoài ‘dịu’ đi mà thôi, và thường hoạt động tốt nhất với những tiếng ồn tần số thấp như tiếng máy bay, ô tô.
Ngược lại, chúng khó có thể lọc được những âm tần số cao như tiếng người, tiếng khóc của trẻ con. Các âm thanh xảy ra nhanh như tiếng đập cửa, vỗ tay cũng làm hệ thống của tai nghe bị ‘rối’ và không chặn kịp. 2 cặp tai nghe có chỉ số chống ồn giống nhau nhưng khi sử dụng thực tế cũng có cách chống ồn rất khác nhau.
Video đang HOT
Khả năng chống ồn của các sản phẩm này cũng cần có năng lượng, nên sẽ tiêu tốn vào thời gian nghe nhạc của người dùng. Đây cũng là một trong những lý do tại sao tai nghe chống ồn thụ động (sử dụng thiết kế vật lý để chặn âm) thường rẻ hơn. Nếu người dùng có thể đeo được chúng chặt vào tai thì khả năng chống ồn cũng rất tốt.
Việc tạo được kết nối chặt chẽ giữa tai người dùng và tai nghe là một điều không dễ, vì cấu trúc tai của mỗi người lại khác nhau. Và kể cả khi đã đeo thật chặt thì các cặp tai nghe thông thường cũng không có khả năng xóa bỏ các âm tần thấp tốt được như tai chống ồn chủ động. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của các cặp tai nghe loại này.
Bose QuietComfort 35 II
Những ai sẽ phù hợp với loại tai nghe này?
Nếu bạn là người hay phải di chuyển, công tác thì chắc chắn một cặp tai nghe chống ồn chủ động sẽ khiến các chuyến máy bay, tàu hỏa hay ô tô trở nên dễ chịu hơn. Kể cả sau một chuyến bay dài tới 12 tiếng, tôi cũng cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn khi không phải chịu các màn ‘tra tấn’ bằng âm thanh!
Các cặp tai nghe In-ear (nhét trong) cũng có khả năng chống ồn tốt, nhưng thường không cho thoải mái khi đeo đi ngủ. Dạng tai nghe Over-ear (trùm đầu) thường không gây cấn khi đeo lâu, nhưng người dùng cũng sẽ phải chấp nhận kích thước lớn của chúng – chiếm nhiều diện tích khi cho vào cặp. Sau khi ngừng làm đánh giá tai nghe cho trang WireCutter, tôi mua một cặp Bose QuietComfort 20 và không bao giờ đi máy bay mà không đem nó đi cả!
Còn nếu bạn không phải công tác nhiều, và cảm thấy những âm thanh tần số cao (tiếng người nói, tiếng khóc) khó chịu hơn là các âm tần thấp thì có lẽ những cặp tai nghe chống ồn chủ động sẽ không đáng tiền, và bạn hoàn toàn có thể mua các cặp tai nghe In-ear hoặc Over-ear không có chống ồn. Một ưu điểm của việc làm này đó là những sản phẩm trong cùng một tầm giá mà không có chống ồn chủ động thì sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn.
Sennheiser PXC550
Tóm lại, tôi cho rằng tai nghe chống ồn chủ động là một sản phẩm công nghệ tuyệt vời, nhưng không phải dành cho tất cả mọi người. Tùy vào hoàn cảnh sống, thói quen dùng tai nghe mà chúng trở nên đáng tiền hay không.
Theo GenK
Tai nghe không dây tốt nhất dành cho iPhone
Nhắc đến tai nghe không dây cho iPhone sẽ nghĩ ngay đến AirPods nhưng đó chưa phải tất cả, những sản phẩm dưới đây cũng là lựa chọn nên cân nhắc
AirPods rõ ràng là cặp đôi hoàn hảo khi kết hợp cùng với iPhone nhưng nó không phải phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người như mức giá, chất âm, thiết kế, ... Chính vì vậy nếu có mong muốn thay thế AirPods, hãy cân nhắc ngay những cái tên dưới đây:
Thời lượng pin tốt nhất: Apple Beats Powerbeats Pro
AirPods là tai nghe earbud trong khi đó Powerbeats Pro là tai nghe in-ear, chính vì vậy mà có thể thấy thiết kế cả 2 vô cùng khác biệt. Airpods với thiết kế của mình sẽ không thể cách âm được với môi trường bên ngoài. Ngược lại Powerbeats Pro chắc chắn sẽ cách âm tốt hơn và có thể thay đổi được các cỡ eartips khác nhau để vừa tai của mỗi người. Một điểm khác biệt là Powerbeats Pro là tai nghe dành cho thể thao, chính vì vậy mà sản phẩm được thiết kế có chống nước (chưa rõ tiêu chuẩn) còn AirPods thì không.
Cả 2 đều được Apple trang bị chip H1, chính vì vậy mà các tính năng như Hey, Siri, tốc độ kết nối cũng như giảm thiểu độ trễ sẽ là như nhau. Cả 2 đều được Apple trang bị cảm biến để có thể tự động play/pause nhạc khi tháo ra khỏi tai. Tuy nhiên, Powerbeats lại được trang bị các phím bấm cứng để người dùng có thể thao tác tăng giảm âm lượng.
Nhờ chip H1 mà thời lượng pin của các sản phẩm true wireless mới của Apple đều có thời lượng pin ấn tượng: AirPods đạt 5h và Powerbeats Pro lên đến 10h sử dụng liên tục cho mỗi lần sạc. Tổng thời lượng sử dụng kèm case của cả 2 đều đạt 24h. Apple cũng trang bị sạc nhanh cho cả 2 sản phẩm của mình: AirPods mất 15 phút cho 3h sử dụng trong khi Powerbeats Pro mất 5 phút cho 1.5h sử dụng.
Điều cân nhắc là Powerbeats Pro có giá đến 250 USD cao hơn AirPods 2 bản thường đến 90 USD.
Tai nghe chống ồn tốt nhất: Sony WF-SP700N
Khả năng chống nước nhẹ IPX4 của chiếc tai nghe WF-SP700N này tiện lợi trọng việc sử dụng hằng ngày khi tập luyện thể dục. WF-SP700N có cảm giác đeo khá chắc chắn và thoải mái nhờ thiết kế hơi tròn trịa. Bên trên mỗi tai nghe có một nguồn tròn khá nhỏ, đây là tính năng đa nhiệm của Sony bao gồm khả năng play/pause, nghe gọi, chuyển bài...
Tuy nhiên, vẫn có một điểm yếu của WF-SP700N giống với AirPods đó là không có nút điều chỉnh âm lượng, nếu muốn tăng giảm âm lượng phải sử dụng điện thoại hoặc sử dụng Google Assistant để điều khiển bằng giọng nói.
Bằng cách tải xuống ứng dụng Sony Headphones Connect, người dùng có thể ưu tiên độ ổn định của kết nối hoặc chất lượng âm thanh và tùy chọn nhiều preset EQ có sẵn. Nếu các bạn đeo fit vừa vặn thì chất âm có nhiều bass hơn với dải trầm chắc chắn và màu âm cũng dày dặn hơn so với Airpod và đặc biệt trong môi trường ồn ào thì cho trải nghiệm tốt hơn Airpods khá nhiều. Mẫu tai nghe WF-SP700N được bán với mức giá khoảng 180 USD.
Chất âm tốt nhất: Sennheiser Momentum True Wireless
Với mức giá lên tới 300 USD, Sennheiser Momentum True Wireless hiện đang là một trong những cặp tai nghe Inear không dây đắt nhất trên thị trường hiện nay.
Ngay từ thiết kế cũng có thấy có sự sang chảnh, vỏ hộp làm từ nhựa nhưng được bọc vải bện cao cấp. Phần tai đeo làm bằng nhựa cứng và nhôm, có khối lượng khá lớn mặc dù thoải mái nhưng không thể đeo liên tục lâu dài như AirPods. Cặp tai nghe này có thời lượng pin khoảng 4 tiếng khi sử dụng độc lập và tăng lên 12 tiếng nếu dùng với hộp sạc, ở mức trung bình.
Tai nghe này sử dụng kết nối rất ổn định, hỗ trợ cả aptX-LL và AAC, độ trễ thấp là một ưu điểm lớn, giúp cặp tai nghe này có thể dùng để xem phim và chơi game mà không lo hình lệch với tiếng. Âm thanh của Momentum rất gọn gàng, phần trầm không quá sâu nhưng lại phù hợp cho nhu cầu 'nhạc gì cũng nhảy' khi làm tốt cả 3 dải.
Xứng đáng với tầm giá nhất: Creative Outlier Air
Với mức giá dưới 80 USD, Outmore Air là tai nghe không dây có giá trị tốt nhất bạn có thể nhận được.
Outlier Air có một nút chạm tích hợp bên phải tai nghe cho phép phát nhạc/ kiểm soát cuộc gọi mà không cần "đụng" đến điện thoại. Outlier Air có phần nhỉnh hơn so với AirPods về khả năng lọc tiếng ồn bên ngoài, đạt chuẩn chống nước IPX5 và kết nối Bluetooth 5.0. Sản phẩm có thời lượng pin dài 10 giờ pin và đạt mức "khủng" lên đến 30 giờ nhờ hộp sạc 2 lần (10h/ lần sạc). Sản phẩm hỗ trợ cả AAC và aptX để phát trực tuyến chất lượng cao bất kể sử dụng nguồn nào.
Không những vậy, màng loa bằng Graphene giúp chất bass gọn và sạch, từ đó tăng cảm giác trải nghiệm âm nhạc của người dùng chân thật hơn. Ngoài ra, nó còn sử dụng sạc qua cổng USB-C, một tính năng hiếm gặp ở mức giá này.
Theo Nghe Nhìn VN
Đánh giá nhanh tai nghe không dây Apple Poverbeats Pro: Có đáng giá 250 USD? Phóng viên Juli Clover đến từ trang MacRumors đã tiến hành trải nghiệm và có những đánh giá ban đầu về Poverbeats Pro - chiếc tai nghe không dây mới nhất có giá 250 USD (khoảng 5.81 triệu đồng) của Beats (thương hiệu được Apple mua lại hồi năm 2014). Thiết kế Apple có kế hoạch bán Powerbeats Pro với 4 màu, bao...