Tai nạn trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương: 1 người chết, 9 người bị thương
Rạng sáng nay 28.3, trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn qua km 13 thuộc xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức (Long An) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 1 người chết, 9 người khác bị thương.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ sáng, trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn qua km 13, thuộc xã Thạnh Phú, huyện Bến Lức (Long An) xảy ra một vụ va chạm giao thông giữa xe tải biển số 94C-001.08 do Lý Minh Đường (26 tuổi, ngụ Sóc Trăng) điều khiển và xe tải biển số 88C-024.70 do Trần Minh Trên (32 tuổi, ngụ Kiên Giang) cầm lái, đi cùng chiều từ miền Tây Nam bộ về TP.HCM.
Hiện trường vụ tai nạn
Sau sự cố, tài xế của hai xe này xuống xe tranh cãi nhau về lỗi phải thì bất ngờ xe khách Phương Trang loại 50 chỗ biển số 51B-137.56 do Hồ Kim Luân (35 tuổi, ngụ Vĩnh Long) điều khiển, chạy cùng chiều từ sau lao lên đâm thẳng vào hai xe tải.
Hiện trường vụ tai nạn
Hậu quả, anh Nguyễn Thanh Bình (31 tuổi, ngụ Cần Thơ), nhân viên phục vụ trên xe khách Phương Trang chết tại chỗ, 9 người đi trên xe bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng là chị Đỗ Thị Nhớ (47 tuổi), bà Trần Thị Sét (60 tuổi, cùng Cần Thơ) và chị Lê Phương Anh (35 tuổi, ngụ Cà Mau).
Hiện trường vụ tai nạn trên đường cao tốc – Ảnh: Ngọc Thọ
Video đang HOT
Tại hiện trường, đầu xe khách bị bể nát, hàng hóa trên xe đổ tràn ra mặt đường, hai xe tải hư hỏng.
Nhận được tin báo, lực lượng phối hợp tỉnh Long An đã có mặt chuyển những người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu, đồng thời bảo vệ hiện trường.
Hiện nguyên nhân vụ việc tiếp tục được công an điều tra, làm rõ.
Ngọc Thọ
Theo Thanhnien
Cảnh tang thương tại lều nhận dạng nạn nhân phà Sewol
Thật khó để nói gia đình nào đau khổ hơn: một người phụ nữ vừa xác nhận đúng người thân thiệt mạng hay gia đình rời chính căn lều này trước vài phút, vừa đi vừa lắc đầu.
Cảnh sát đứng gác ngoài căn lều tạm nơi các thân nhân nhận dạng thi thể nạn nhân trên phà Sewol. Ảnh: Reuters.
"Ôi không! Con tôi", một phụ nữ òa khóc trong một căn lều trắng dựng tại cảng Paengmok vào khoảng 10h sáng qua.
Người phụ nữ cùng vài thành viên gia đình khác vào căn lều tạm để xem liệu thi thể một nữ sinh trường phổ thông Danwon có phải là người thân họ đã tìm kiếm kể từ khi phà Sewol lật úp hôm 16/4 hay không.
Chính là cô bé ấy.
Tiếng khóc của người phụ nữ vang cả căn lều, vốn được dựng lên để phục vụ quá trình nhận dạng nạn nhân. Những người thân đi cùng bà cũng nức nở và hét lên không ngừng.
Đội ngũ phóng viên nhà báo bên ngoài lều không dám nhìn vào trong. Một gia đình khác rời chính căn lều này trước đó vài phút, vừa đi vừa lắc đầu. Họ đã băn khoăn không biết liệu thi thể một cô bé trong lều có phải là người thân yêu của mình hay không.
Dù xác nhận là không phải, họ vẫn run lẩy bẩy, mắt đẫm lệ, trở về phòng thể thao ở Jindo, nơi trở thành nhà của họ trong suốt những đêm ngày đau khổ vừa qua.
Hai thi thể bọc vải trắng được khiêng từ tàu Hàn Quốc xuống đất liền trên đảo Jindo. Ảnh: Reuters.
Vài phút trước đó, một tàu hải quân cập cảng Paengmok ở đảo Jindo, tỉnh Nam Jeolla. Một hàng dài phóng viên ảnh cắm trại ngoài cầu cảng, sẵn sàng chụp bất cứ thứ gì được đưa ra khỏi tàu.
Không lâu sau, đội cứu hộ khiêng hai thi thể phủ vải trắng trên cán. Không ai dám phát ra tiếng nói. Âm thanh duy nhất là tiếng cửa sập của máy ảnh và vài tiếng khóc nức nhỏ từ phóng viên.
Hai thi thể này nằm trong số 7 thi thể được tìm thấy bên trong phà chìm, tính đến 19h hôm qua đã nâng tổng số người chết lên 69 vào ngày thứ sáu của thảm họa. Nhưng như vậy đồng nghĩa với việc vẫn còn 233 người mất tích và ngày càng đông thân nhân đến chờ ở cảng Paengmok, mong ngóng bất cứ tuyên bố nào của chính quyền. Nơi đây cách phòng thể thao ở Jindo khoảng 30 phút đi xe. Hiện có khoảng 600 thân nhân lưu trú trong căn phòng này.
"Tôi không còn nước mắt để khóc", bà Lee Hye-sook, 43 tuổi, mẹ của một học sinh mất tích, nói. "Tôi chỉ muốn lau mặt cho con trai tôi trước khi nói lời từ biệt".
Các tình nguyện viên y tế chăm sóc một phụ nữ bị ngất đi tại phòng thể thao trên đảo Jindo. Một số thân nhân dường như kiệt sức vào ngày thứ 6 của bi kịch. Ảnh: Newsis.
Tại cảng, nỗi giận dữ và thất vọng của các gia đình với chính quyền vì sự chậm chạp trong những ngày đầu cứu hộ đã nhường chỗ cho sự cam chịu và mong muốn được nhìn thấy thi thể người thân mất tích lần cuối.
Một số gia đình đang khơi lại ý tưởng kéo phà Sewol lên, dù đề xuất này trước đó bị chính quyền bác bỏ do lo ngại nó sẽ giảm cơ hội sống sót của bất cứ ai có thể còn mắc kẹt bên trong.
"Tôi không còn tin sẽ nhìn thấy con gái tôi còn sống khi chiếc tàu chìm hoàn toàn", một người cha nói. Con gái ông là một trong 325 học sinh từ trường phổ thông Danwon ở Ansan đi phà Sewol. "Túi khí đến giờ đã cạn. Chúng ta cần kéo phà lên khi các thi thể vẫn còn nguyên vẹn".
Sau khi vào được chiếc phà chìm hôm 18/4, đội cứu hộ đưa được hơn 20 thi thể ra ngoài. Tính đến 5h51 sáng qua, các thợ lặn vào được phòng ăn trên tầng ba của phà. Có thể rất nhiều học sinh đã ăn sáng ở đây vào thời điểm phà lật.
Kể từ ngày 20/4, chính quyền bắt đầu cứu hộ cả ngày lẫn đêm, bởi ngày này đánh dấu giai đoạn 6 ngày khi dòng chảy dưới biển bắt đầu yếu đi.
Vụ chìm phà chở 476 hành khách tuần trước nhiều khả năng là thảm họa thời bình tồi tệ nhất ở Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ.
Theo VNE
Chủ phà Sewol bị điều tra kinh doanh trái phép Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc hôm nay bắt đầu điều tra chủ sở hữu phà chìm Sewol vì nghi ngờ kinh doanh ngoại hối trái phép và trốn thuế, trong khi hy vọng về người sống sót tắt dần. Số người chết hiện đã vượt 100, ước tính tổng số người thiệt mạng có thể lên đến 300 người. Ảnh:...