Tai nạn trẻ em mùa hè: Từ nghịch súng tự chế đến nuốt đinh vít
Tai nạn ở trẻ em rất khó ngờ, có thể xảy ra trong chính căn nhà các bé, có thể xảy ra ngoài sân vườn, ngoài đường…
BVCC
Học sinh nghỉ hè mới hơn một tháng nhưng các bệnh viện đã tiếp nhận khá nhiều ca tai nạn thương tích. Theo các bác sĩ, tai nạn ở trẻ em rất khó ngờ, có thể xảy ra trong chính căn nhà các bé, ở ngoài sân vườn, ngoài đường… Tai nạn có thể là bị dị vật đường thở, điện giật, phỏng, ngạt nước, uống nhầm, chấn thương… Trẻ lớn hơn có thể bị đuối nước, ong đốt, rắn cắn…
Nguyên nhân một phần do cha mẹ mải lo công việc, còn các bé thì không có ai trông chừng, do vậy nhiều tai nạn đã xảy ra, đặc biệt là nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi.
Mới nhất là vụ trẻ 14 tháng tuổi ở huyện Bình Chánh, TP.HCM bị khỉ nhà hàng xóm sổng chuồng tấn công gây chấn thương sọ não mà Báo Thanh Niên đã phản ánh tuần qua.
Nghịch súng tự chế gây thủng đầu
Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết BV này vừa phẫu thuật lấy viên đạn bi ra khỏi đầu bé trai gần 3 tuổi (ngụ tỉnh Bình Thuận) do bị súng tự chế bắn phải. Hiện sức khỏe của bé đã hồi phục.
Người nhà bệnh nhi cho biết bé và chị lấy súng tự chế của cậu chơi. Vô tình các bé bóp cò, viên bi bay thẳng vào trán bé trai và ghim trong đó. Gia đình đưa bé đến BV tỉnh Bình Thuận cấp cứu và chuyển đến BV Nhi đồng 2 trong tình trạng vết thương ở trán phải, phía trên hốc mắt khoảng 2 cm, máu và dịch não tủy chảy ra, viên bi còn lấp ló ở trán.
Ngay lập tức bệnh nhi được đưa vào phòng mổ lấy viên bi ra, cầm máu và khâu vá chỗ rách màng cứng, làm sạch vết thương. Bé được điều trị để ngăn ngừa viêm màng não, động kinh.
Theo bác sĩ, viên bi gần như xuyên hoàn toàn qua lớp xương sọ, làm vỡ mảnh xương sọ đâm vào nhu mô não, làm rách màng cứng, chảy dịch não tủy và dập nhu mô não trán. May mắn là do viên bi kích thước to nhưng lực súng bắn ra không mạnh nên viên bi không xuyên quá sâu vào bên trong nhu mô não, không gây tổn thương não nặng.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, BV Nhi đồng 2 cũng đã tiếp nhận vài trường hợp tổn thương não do đạn của súng tự chế gây ra, có bé đã tử vong. Do đó, các gia đình nên cẩn trọng với những vật dụng tự chế, vật sắt nhọn, cần phải để xa tầm tay trẻ nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trèo cây té ngã phải cắt bỏ lá lách
Ngày 19.6, bé trai T.Q.H (13 tuổi, ngụ huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) trèo cây nhãn, em té ngã và bị đau hông trái. Gia đình lập tức chuyến em H. vào cấp cứu tại BV Hoàn Mỹ Cửu Long (TP.Cần Thơ) trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tuột.
Bé được bác sĩ chẩn đoán vỡ lá lách độ 4, cuốn lá lách bị đứt ngang, trong ổ bụng có dịch và gần 1,5 lít máu. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ lá lách và sử dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi để lấy máu trong ổ bụng truyền lại cho em H.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Kỳ Phương – Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, việc cắt bỏ lá lách không ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đi chích ngừa phế cầu để phòng ngừa viêm phổi cũng như chú ý phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.
Nuốt đinh vít
Ngày 25.6, bé gái N.T.U (2 tuổi, ngụ huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được mẹ đưa đến BV Quốc tế Vinh trong tình trạng quấy khóc liên tục, buồn nôn. Mẹ cháu cho biết lúc cháu chơi một chiếc đinh ốc xoắn và nuốt luôn vào bụng. Kết quả khám, chụp X-quang, bác sĩ phát hiện có một dị vật cản quang trong dạ dày. Bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định tiến hành nội soi gây mê để lấy dị vật ra.
Bác sĩ Phùng Thị Hằng, Trưởng Khoa Nội, BV Quốc tế Vinh, khuyến cáo những trường hợp nuốt phải dị vật kim loại, nhất là những dị vật có kích thước lớn rất nguy hiểm, vì có thể làm thủng đường tiêu hóa gây áp xe trung thất hoặc viêm phúc mạc. Việc nội soi lấy dị vật cũng rất khó khăn.
Do đó, để phòng ngừa việc nuốt phải dị vật ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho các trẻ em chơi các đồ vật nhỏ, đặc biệt là các vật sắc nhọn. Nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Diện giật ở ao nước
Vào trung tuần tháng 6.2018, bé N.T.P (1 tuổi, ngụ Bình Dương) đang chơi ở vũng nước trước sân nhà thì bị điện rò rỉ ở trụ điện gần đó gây giật hôn mê ngay lập tức. Thấy vậy, mẹ bé chạy lại kéo con ra cũng bị điện giật.
Bé được người nhà đưa đến Bệnh viện tỉnh Bình Dương cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.
Tại đây, sau 30 phút hồi sức, bé có nhịp tim trở lại và được chuyển đến BV Nhi đồng 2 trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương tim, tổn thương cơ vân nặng, được cho tiếp tục thở máy, truyền thuốc vận mạch hỗ trợ tim, chống phù não và sử dụng kháng sinh. Kết quả khảo sát CT Scanner cho thấy bé có tình trạng phù não lan tỏa hai bán cầu.
Hiện sức khỏe bé đang hồi phục.
Theo thanhnien.vn
Cứ nghĩ nước râu ngô cực tốt, nhiều người đun uống ngày nắng, sự thật này sẽ khiến bạn phải nghĩ lại
Dùng nước râu ngô thay cho nước lọc uống hàng ngày để giải nhiệt có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nước, mỏi mệt.
Người lớn tuổi cần cẩn trọng khi dùng
Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện loại cao râu ngô được quảng cáo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sạch bàng quang, hết sỏi thận, tốt cho gan...Sản phẩm cao râu ngô tiện dụng trên đang được rất nhiều chị em tìm mua sử dụng uống thay nước trong những ngày nắng nóng.
Râu ngô là vị thuốc dân gian phổ biến được sử dụng trong dân gian giúp lợi tiểu và giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, râu ngô có thể gây ra tình trạng mất nước, phụ nữ trong thời kỳ kinh sẽ dễ bị đau bụng.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, không nên dùng cao râu ngô hay nước râu ngô để uống thay nước lọc. Nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.
Nước râu ngô lành tính nhưng không dùng để uống thay thế cho nước lọc, ảnh minh họa.
Râu ngô có tính giải nhiệt và lợi tiểu, nếu uống nước râu ngô thay nước có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung.
Đồng quan điểm với Lương y Vũ Quốc Trung, Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng râu ngô có chứa nhiều vitamin K và một số chất đường, muối Kali có công dụng cầm máu, lợi tiểu tăng lượng nước tiểu 2-5 lần, tăng bài tiết mật, bilirubin trong máu.
Vơi tre nho, cha mẹ không nên dùng nước râu ngô để uống thay thế cho nước lọc dễ khiến cho trẻ bị mất cân bằng điện giải trong cơ thể, kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm: "Với người lớn, khi dùng cũng cần phải lưu ý râu ngô có tác dụng cầm máu, vơi ngươi bị máu đông tuyệt đối không nên dùng. Ngươi cao tuôi bi mơ mau cũng hạn chế uống. Một số người măc bệnh tim đang uống thuốc chống đông máu cung không sử dụng nước râu ngô thường xuyên".
Phụ nữ đang hanh kinh không nên uống
Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, hiện nay trên thị trường có bán một số loại cao râu ngô, chị em không nên lạm dụng uống thay thế nước lọc. Khi dùng cao râu ngô cần có sự tư vấn của người có chuyên môn.
"Chị em lưu ý trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh", Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Râu ngô có tác dụng lợi tiểu vì vậy chỉ nên dùng vào buổi sáng hoặc trưa không nên dùng vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ vi phai đi tiêu nhiêu ban đêm.
Để dùng râu ngô an toàn nên chọn nguồn râu ngô sạch, tin tưởng vì râu ngô có thể có tồn dư chất bảo vệ thực vật. Râu ngô cũng là một vị thuốc, vì vậy cần phải dùng có liệu trình và theo hướng dẫn của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.
Theo Emdep
Hà Nội: Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn nát mặt Bệnh nhi M.Đ ((2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng đau đớn, kích thích, hoảng sợ do bị chó nhà cắn dập nát mặt, tổn thương các cấu trúc cơ nghiêm trọng. Bệnh nhi M.Đ nhập viện ngày 16/5 trong tình trạng được gia đình băng bó tạm thời để cầm máu. Cháu đau đớn,...