Tai nạn thảm khốc ở Sapa: Bộ trưởng Thăng chỉ đạo cứu hộ trong đêm
Khoảng gần 1h sáng 2/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng đoàn công tác từ Hà Nội đã đến hiện trường vụ tai nạn.
Khoảng gần 1h sáng 2/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng đoàn công tác từ Hà Nội đã đến hiện trường vụ tai nạn. Làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cùng thống nhất các phương án xử lý liên quan đến vụ tai nạn.
Bộ trưởng đã chỉ đạo giải quyết vụ việc và yêu cầu các lực lượng chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông, trong đó kiểm tra kỹ càng việc tài xế lái xe có sử dụng đồ uống có cồn hay không.
Bộ trưởng Đinh La Thăng có mặt tại Lào Cai ngay trong đêm để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.
Ngay trong đêm qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đến thăm hỏi động viên các nạn nhân bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Lào Cai và Bệnh viện Y học cổ truyền. Tại đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chuyển lời chia buồn sâu sắc và thăm hỏi động viên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới các nạn nhân trong vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.
Cho đến thời điểm này, con số thống kê chính thức được đưa ra là 12 người chết, 41 người bị thương nặng đang được cấp cứu khẩn trương. Số người chết có khả năng sẽ tiếp tục tăng. Vẫn còn 3 người mất tích chưa được tìm thấy. Trong số nạn nhân tử vong có 2 phụ nữ đang mang thai, chưa xác định được danh tính.
Như tin tức đã đưa, vụ tai nạn xảy ra khoảng 18h30 tối 1/9 tại km 09 đường từ Sa Pa về Lào Cai. Chiếc xe khách BKS 29B 085.82 của Công ty Sao Việt chở 53 người khởi hành từ Sa Pa về Hà Nội ngày 1/9, do tránh một chiếc xe 4 chỗ đi ngược chiều, đã lao xuống vực tại Km 19, Quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nạn nhân trên chiếc xe phần lớn là sinh viên.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho biết: “Đây là xe tăng cường tuyến cố định Mỹ Đình – Lào Cai, xe không được chạy đi Sapa”.
Trên thực tế, sau khi xe nhận lệnh tăng cường và xuất bến chạy an toàn, đúng quy định tới bến xe Lào Cai thì điểm đầu Mỹ Đình không còn trách nhiệm quản lý. Khi đó, việc nhà xe chạy tiếp đi đâu hay hoạt động như thế nào sẽ do sự quản lý của phía Lào Cai.
Trả lời về việc này, ông Đỗ Văn Bằng – Giám đốc Công ty Sao Việt – thừa nhận: “Đúng là xe bị tai nạn là xe tăng cường trên tuyến cố định Mỹ Đình – Lào Cai vận chuyển hành khách dịp 2/9, xe chỉ có giấy phép chạy đến Lào Cai, việc xe chạy đi Sapa là đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch của hành khách”.
Ông Bằng cũng giải thích đây là điểm du lịch nên hàng ngày có rất nhiều xe vận chuyển hành khách từ Lào Cai đi Sapa, trong giấy phép kinh doanh của Sao Việt có hoạt động vận chuyển hành khách và hợp đồng du lịch. Toàn bộ hành khách trên xe là sinh viên và công chức đi du lịch và nghỉ lễ 2/9, những hành khách này hầu hết là người Hà Nội, một số ở TPHCM đi du lịch Sapa
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn thảm khốc:
Video đang HOT
Mảnh vỡ của chiếc xe gặp nạn.
Xe cấp cứu chờ đưa các nạn nhân còn sống sót về bệnh viện từ hiện trường.
Theo các nhân chứng, chiếc xe bị tai nạn do tránh một xe 4 chỗ đi ngược chiều nên mất lái.
Chiếc xe được xác định đã chở tới 53 người. Thông tin mới nhất vẫn còn 3 người mất tích, 12 người đã tử vong, 41 người đang được cấp cứu tích cực.
Các bác sỹ thức thâu đêm cứu chữa cho các nạn nhân bị tai nạn.
Phiếu thu phí đường bộ tại hiện trường của chiếc xe gặp nạn.
Sau khi trích xuất dữ liệu hộp đen, cơ quan chức năng cho biết thời điểm xảy ra tai nạn, xe chạy với tốc độ 38 km/h. Tín hiệu giám sát hành trình tắt lúc 18 giờ 39 phút, trùng thời điểm xe xảy ra tai nạn.
Công tác cứu hộ đã diễn ra hết sức khẩn trương dù điều kiện vô cùng khó khăn.
Đoạn đường từ cầu Kim Tân lên Sa Pa, dài 19 km, đã bị phong tỏa để phục vụ công tác cứu hộ.
Địa điểm xảy ra tai nạn.
Theo Vietbao
Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Phải biết xấu hổ khi chậm, hủy chuyến bay'
Tại buổi làm việc với Cục Hàng không Việt Nam ngày 11.7, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ rõ, nếu không biết tự xấu hổ khi chậm chuyến, hủy chuyến thì các hãng hàng không của Việt Nam không thể khắc phục được những yếu kém đang tồn tại.
Cố tình chậm chuyến, hủy chuyến
Theo Cục Hàng không Việt Nam, 6 tháng đầu năm, các hãng hàng không đã vận chuyển được 16,3 triệu lượt hành khách (tăng 13,2%) và 372.000 tấn hàng hóa (tăng 24,3%). Tỉ lệ chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng là 25%, trong đó: Viejet Air là 51% (chậm chuyến 48,4%), Jestar Pacific là 50% (chậm chuyến 46,6%) và Vietnam Airlines 14% (chậm chuyến 11,8%), Vasco là 17% - gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ hành khác.
Theo ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, nguyên nhân chậm, hủy chuyến có đến 90% là do chủ quan, 10% là do khách quan. Trong đó có đến 50% số chuyến bị chậm, hủy liên quan đến việc dồn chuyến, hủy chuyến vì lý do thương mại, và cơ sở vật chất của cảng hàng không chưa đáp ứng được vào giờ cao điểm. Việc thông tin cho khách hàng cũng chưa thỏa đáng, dẫn tới việc khách đi máy bay bức xúc khi phải chờ đợi. Theo đó, việc dãn chuyến mới là quan trọng vì đó là nguyên nhân dẫn đến chậm chuyến.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phê bình trách nhiệm của lãnh đạo Cục và cho rằng, tại sao không so sánh với chính bản thân mình thông qua sự tăng trưởng và phát triển của các năm mà lại đi so sánh với các nước. Cần phải thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo, ngành hàng không hãy cùng đồng hành cùng khách hàng thì mới biết họ khó khăn, vất vả như thế nào khi bị chậm chuyến. Điều này khẳng định Cục trưởng Cục Hàng không chưa nhận ra khuyết điểm của mình và ngành hàng không, như vậy thì không thể phát triển được.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi: Tại sao những năm trước, Viejet Air, Jestar Pacific đúng giờ, năm 2014 lại chậm giờ. Tình trạng ngành hàng không như vậy mà lãnh đạo vẫn vô cảm, không chịu trách nhiệm thì làm sao phát triển được. "Tại sao không có thống kê từ đầu năm đến nay có bao nhiêu chuyến bay bị chậm và phải dãn chuyến do ít khách. Đây là sự cố tình chậm chứ không phải do khách quan", ông Thăng nhấn mạnh.
Bị Bộ trưởng phê bình, Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh đã nhận khuyết điểm chưa sát thực tế, vẫn buông lỏng việc quản lý giám sát các hãng hàng không để ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của ngành. Ông Thanh đưa ra những giải pháp cụ thể như: Kiểm soát cụ thể, sâu sát về thời gian làm thủ cho hành khách, tổ chức lại vùng trời và tối ưu hóa phương thức bay, xin phép Cục Tác chiến và Binh chủng Phòng không không quân về thời gian khởi hành, tăng cường công tác đào tạo nhân viên dự báo khí tượng...
Các hãng hàng không vẫn loanh quanh
Nói về việc khắc phục chậm chuyến, hủy chuyến, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho rằng phải thông tin đến khách, giải quyết cho hành khách để đi dược chuyến bay gần nhất là điều quan trọng nhất chứ không phải xin lỗi, đền bù đơn thuần.
Ông Minh nói cần đánh giá lại lực lượng khai thác bay, tính toán lại chuyến bay dự phòng, quay vòng chuyến bay ở các căn cứ. Nguyên nhân gây khó khăn cho việc này là quản lý chuyến bay, điều phối slot. Hiện nay vẫn xảy ra tình trạng tất cả các máy bay xếp hàng ra đầu đường bay đợi điều phối.
Chỉ ra 4 nguyên nhân chậm, hủy chuyến, Giám đốc điều hành Vietjet Air Lưu Đức Khánh cho là do lịch bay; chuyến bay thay đổi; hạn chế về quản lý.
"Chúng tôi đang lấy đây là mục tiêu phấn đấu và cuối cùng là cơ sở hạ tầng (cùng với vấn đề thời gian cất hạ cánh gây ra tình trạng chậm, hoãn dây chuyền - chiếm 55%). Vietjet không có mặt bằng, kho phụ tùng, phòng chờ, 80% dịch vụ phải thuê ngoài nên giải quyết chậm chuyến là nhiệm vụ của rất nhiều bên: quản lý nhà nước, các sân bay, các công ty mặt đất, công ty xăng dầu, tổng công ty quản lý bay... Một mình Vietjet không thể làm được gì khi tất cả dịch vụ đều do các doanh nghiệp độc quyền cung cấp, tổng công ty cảng đầu tư.
Chúng tôi có thể hỗ trợ hoặc ứng trước để đảm bảo có đủ cơ sở thiết bị. Chúng tôi cố gắng tháng 7 và 8 đạt 65% và đến tháng 9 sẽ đạt 95% giảm chậm chuyến, hủy chuyến. Vì hệ số lấp đầy của Vietjet là 95% trở lên, nên hoàn toàn không có chuyện chúng tôi dồn chuyến, bởi nếu dồn chuyến thì phải đơi đến 5 - 6 chuyến mới dồn được".
Đại diện Jetstar Pacific cũng hứa sẽ cố gắng khắc phục nguyên nhân do ảnh hưởng dây chuyền, chuyến bay 1 bị hủy ảnh hưởng đến các chuyến bay sau. Jetstar Pacific đã thực hiện quản lý tốt mặt đất và giảm được 10% chậm chuyến, hủy chuyến. Phấn đấu trong tháng 7-8 giảm 50% chậm chuyến, hủy chuyến.
Còn coi thường khách hàng
Đại diện Vụ trưởng vụ vận tải (Bộ GTVT), ông Khuất Việt Hùng cho rằng, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chậm chuyến hủy chuyến chưa rõ ràng. Trong đó, Vụ Vận tải cũng phải chịu trách nhiệm vì chưa thực hiện việc đôn đốc Cục Hàng không giải quyết vấn đề chậm, hủy chuyến. Cần phải tăng cường thêm quyền lực của cảng vụ trong vấn đề này, có quyền gì, trách nhiệm gì trong việc xử lý chậm, hủy chuyến.
Lỗi lớn nhất của các đơn vị là đùn đẩy trách nhiệm, không thừa nhận trách nhiệm của mình. Trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý như: Vụ Pháp chế, Vụ Vận tải,.. rồi mới đến các hãng hàng không. Không thể có việc gì cũng đổ hết lỗi cho các hãng hàng không.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận, ngành hàng không chưa nhận thức đầy đủ mọi vấn đề, chưa vì lợi ích của khách hàng của người dân, còn coi thường khách hàng. Đề nghị các đơn vị liên quan phải kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của mình, phải xác định rõ những nguyên nhân thật của việc chậm chuyến hủy chuyến. Đây là sự việc cực kỳ nghiêm trọng không thể nghĩ đơn giản được, phải liệt kê từ 6 tháng đầu năm đến nay đã vi phạm đến bao nhiêu lần.
"Cần thực hiện tất cả các giải pháp đồng bộ và cần có sự quyết tâm cao của toàn ngành GTVT. Phải coi đây là sự xấu hổ chung của cả ngành, không bao giờ để lặp lại nữa. Chúng ta không so sánh với các nước khác yếu hơn mình, mà phải so với chính mình xem tại sao vẫn kém so với năm trước và so với các nước lớn trong khu vực để nâng cao chất lượng lên", ông Thăng nhấn mạnh.
Theo Người Lao động
Lật lại hồ sơ toàn bộ ngành đường sắt Việt Nam Trước tình trạng trì trệ của ngành đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu, TCty Đường sắt Việt Nam phải thực hiện tách bạch giữa quản lý nhà nước, quản lý hạ tầng đường sắt với hoạt động kinh doanh vận tải. Theo đó, DN lớn nhất ngành đường sắt sẽ phải thực hiện tái cơ cấu đồng...