Tai nạn thảm khốc: Không xử tận gốc thì còn chết oan?
Mỗi năm có hàng ngàn người chết, bị thương vì TNGT – nếu chúng ta không xử lý tận gốc vấn đề thì những vụ tai nạn thảm khốc sẽ không thể ngăn chặn.
Song song với việc siết lại kỷ luật, kỷ cương với dân, xử nghiêm với người điều khiển, phải siết lại cả kỷ luật, kỷ cương, nghiêm với cả nơi đào tạo, người sát hạch…bạn đọc Nguyễn Đình Hùng (Hà Nội) nhận định và góp kiến.
Ngăn chặn từ đầu nguy cơ tai nạn?
Người lái xe: Không có đạo đức của người lái xe, không có ý thức mình đang điều khiển loại phương tiện có nguồn nguy hiểm cao, không tuân thủ pháp luật, không coi trọng sinh mạng, an toàn của đồng loại. Có bằng lái nhưng không nắm vững về luật lệ, an toàn giao thông, điều khiển phương tiện không thuần thục.
Lực lượng thực thi chức trách liên quan: Người đào tạo, dạy, sát hạch lái xe chạy theo lợi nhuận, nhận đào tạo ồ ạt, thời gian học lý thuyết, thực hành qua loa; tiêu chuẩn sát hạch thấp, cấp bằng dễ dãi.
Người tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật ( Thanh tra giao thông, CSGT) chưa làm hết trách nhiệm, xử lý không nghiêm vi phạm giao thông, xử lý không đúng, người đáng phạt không phạt, không minh bạch…. không kiểm soát để ngăn chặn từ gốc vi phạm.
Vụ tai nạn xe Container cuốn hàng loạt xe máy khiến 4 người chết ở Long An
Hạ tầng giao thông: Nhiều cung đường chưa hoàn thiện, chất lượng đường xuống cấp; hệ thống biển báo, cảnh báo không rõ ràng, không đầy đủ; đường không có làn riêng cho các phương tiện khác nhau, bố trí giao thông không hợp lý.
Phương tiện: Phương tiện xuống cấp, đã quá hạn đăng kiểm nhưng vẫn lưu hành, hoặc được đăng kiểm nhưng thực chất không đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Ba vấn đề cần xem xét ngay
Ngay lập tức, các cơ quan chức năng, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GTVT, Bộ Công an, Ủy ban liên quan của QH cần tổ chức họp để kiến nghị cấp có thẩm quyền, Chính phủ, QH sớm thông qua các giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông, trong đó tập trung vào:
Thứ nhất, cần rà soát ngay lại quy trình đào tạo, cấp bằng lái xe; thời gian học, giáo trình học, thời gian thực hành, quy trình sát hạch, tiêu chuẩn cấp bằng: theo hướng chặt chẽ, tiêu chuẩn cao hơn, chú trọng dạy đạo đức người lái xe, tăng thời gian thực hành.
Nếu TNGT xảy ra, cần phải điều tra, người lái xe được xác định là có lỗi gây ra tai nạn thì bản thân họ phải chịu trách nhiệm tương xứng, nhưng trung tâm đào tạo, trung tâm sát hạch cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Tùy theo mức độ, nhẹ thì phải bị cắt giảm chỉ tiêu đào tạo, phải nộp lại khoản phí đã thu để nộp vào quỹ trợ giúp cho nạn nhân TNGT; nếu vụ tai nạn có mức độ nghiêm trọng, nặng thì phải bị đình chỉ dạy, đình chỉ tuyển sinh, đình chỉ hoạt động sát hạch trong một thời gian nhất định để giải trình, để rà soát hoạt động giảng dạy, sát hạch…
Video đang HOT
Thứ hai, đối với các vấn đề về kỹ thuật, liên quan đến chất lượng xe lưu thông, đến cơ sở hạ tầng giao thông cần tổng kiểm tra trên toàn quốc, rà soát lại quy trình, tiêu chuẩn đăng kiểm phương tiện; rà soát lại trách nhiệm quản lý, duy tu tất cả các tuyến đường.
Khi có vụ tai nạn xảy ra, ngoài xác định vi phạm của người điều khiển, cần xác định tới cùng, nếu có nguyên nhân là do phương tiện không đảm bảo lưu hành, do hạ tầng cung đường, biển báo, bố trí giao thông không hợp lý… thì những cá nhân, cơ quan liên quan như đăng kiểm, quản lý đường bộ…cũng phải chịu trách nhiệm giải trình và phải bị đình chỉ công tác, điều tra, làm rõ, nếu có trách nhiệm trong đó thì phải bị truy cứu tương xứng…
Thứ ba, đối với trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật cần rà soát lại các quy định, quy trình, chế độ công tác của lực lượng thực thi pháp luật, nhất là của Thanh tra giao thông, CSGT, các lực lượng có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo ATGT. Cần có chế tài, có thưởng phạt rõ ràng, công minh, để tăng trách nhiệm của lực lượng này….
Làm như vậy, lực lượng thực thi pháp luật, thanh tra, CSGT sẽ có động lực, thấy việc mình làm hết trách nhiệm, đóng góp cho xã hội thì giá trị mình thu lại được lớn.
Không xử tận gốc thì còn chết oan
Đơn cử như vụ TNGT thảm khốc ở Long An gây chấn động dư luận vừa qua, hay các vụ tài xế say rượu đâm chết người ở nhiều địa phương gần đây, nếu chúng ta không xử lý tận gốc vấn đề thì những vụ việc tương tự sẽ không thể bị ngăn chặn.
Với những vụ như trên, ngoài người lái xe phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng, thì cần tra lại hồ sơ, làm rõ ai, trung tâm nào dạy nghề lái xe cho anh ta, cấp bằng sát hạch; đoạn đường đó bố trí giao thông thế nào, có biển báo đầy đủ…
Trước mắt, tất cả đều phải bị đình chỉ công tác để giải trình, điều tra làm rõ, và khi đã rõ trách nhiệm rồi phải xử lý nghiêm.
Nếu như quá trình điều tra cho thấy việc đào tạo lái xe này không đủ thời lượng, chất lượng theo như quy định; việc sát hạch, cấp bằng có dấu hiệu hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu cực, thì không chỉ đình chỉ hoạt động của trung tâm, mà phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân liên quan.
Trong tất cả các vụ việc, cơ quan cấp trên cần xem xét cá nhân cán bộ Thanh tra giao thông, CSGT phụ trách tuyến đường, địa bàn phải giải trình về việc thực thi nhiệm vụ được phân công có thiếu trách nhiệm, có tiêu cực gì hay không… Nếu có thiếu trách nhiệm, thậm chí tiêu cực, sai phạm thì cần truy cứu trách nhiệm tương xứng.
Song song với việc siết lại kỷ luật, kỷ cương với dân, xử nghiêm với người điều khiển, phải siết lại cả kỷ luật, kỷ cương, nghiêm với cả nơi đào tạo, người sát hạch, cho ra sản phẩm người lái xe, rồi người thực thi pháp luật, người đăng kiểm, người quản lý hạ tầng đường bộ.
Nếu chúng ta không làm được như vậy, nhiều gia đình sẽ còn tiếp tục mất người thân, nhiều người sẽ chết oan khuất như bị tên bay đạn lạc giữa thời bình mà không ai phải chịu trách nhiệm cả.
Theo PL
Bắc Giang dũng cảm, đi đầu trong việc thống kê số lượng TNGT
Đó là nhìn nhận của Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng tại hội nghị tổng kết công tác đảm bảo ATGT tại Bắc Giang
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia biểu dương tỉnh Bắc Giang dù TNGT tăng cao nhưng có cách thống kê TNGT toàn diện, trung thực
Chiều 14/1, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019.
Phát biểu tại hội nghị, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, đến thời điểm hiện nay, Bắc Giang là địa phương đi đầu trong việc thống kê TNGT một cách trung thực, chi tiết và có sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể, có sự chỉ đạo từ Tỉnh ủy và có chỉ thị riêng của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, dù từ trước đến nay, chưa có địa phương nào tăng TNGT đến 200% như Bắc Giang.
"Cách làm này thể hiện một bức tranh toàn cảnh về TNGT, đây đích thực là tấm lòng của những người làm quản lý Nhà nước, của các cấp ủy chính quyền đối với người dân vì không để sót một trường hợp nào dù là bị thương, hay xây xát. Từ đó mới ra được trách nhiệm của ai, vấn đề ở đâu để tìm ra giải pháp khắc phục. Tôi rất cám ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan thành viên, VKSND đã rất dũng cảm, có trách nhiệm trong việc đánh giá một cách thẳng thắn, trung thực, đầy đủ nhất về công tác thống kê", ông Khuất Việt Hùng nói.
TNGT năm 2018 tại Bắc Giang cao nhất cả nước vì đâu?
Trước đó, Thượng tá Bùi Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng ban ATGT tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2018, toàn tỉnh Bắc Giang xảy ra 484 vụ TNGT làm chết 246 người, bị thương 382 người. So với cùng kỳ năm ngoái tăng 297 vụ (158,8%), tăng 163 người chết (196,3%), tăng 223 người bị thương (140,2%). Trong đó, TNGT đường bộ 480 vụ, TNGT đường sắt 4 vụ. TNGT liên quan đến trẻ em có 11 vụ, chiếm 2,29% làm chết 11 người, bị thương 2 người.
Duy nhất huyện Sơn Động có số người chết do TNGT giảm, 9/10 địa phương còn lại số người chết do TNGT tăng. Trong đó 7 địa phương tăng trên 200% gồm: Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên, Hiệp Hòa và Yên Dũng.
Các nguyên nhân gây ra TNGT chủ yếu do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường, không nhường đường (33,5%); vi phạm tốc độ xe chạy; chuyển hướng không chú ý; do tránh, vượt xe; sử dụng rượu bia,...
Ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Sở GTVT Bắc Giang nhận định buổi tổng kết là dịp để nhìn lại TNGT năm 2018 để đề ra giải pháp kéo giảm TNGT trong năm tới
Theo Thượng tá Thắng, nguyên nhân dẫn đến TNGT trên địa bàn gia tăng bởi số lượng phương tiện, nhu cầu vận tải, đi lại trên địa bàn tỉnh tăng đột biến do các hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh; các trục đường giao thông chính của tỉnh đều đang trong tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn hạn chế.
Cùng với đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan thành viên Ban ATGT các cấp chưa thực hiện hết trách nhiệm, thiếu chủ động trong tham mưu, chỉ đạo; còn tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt, đặc biệt là cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác bảo đảm TTATGT, tư tưởng né tránh, ỷ lại vào lực lượng chức năng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT có lúc, có nơi còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác TTKS và xử lý vi phạm chưa tạo được sự răn đe, phòng ngừa vi phạm, vi phạm TTATGT còn diễn ra nhiều.
Do nhu cầu san lấp mặt bằng KCN, khu dân cư, làm đường giao thông tại một số địa bàn tăng cao, yêu cầu tiện độ gấp nên phương tiện vận tải hoạt động nhiều, vi phạm gia tăng; trong khi vì lợi nhuận, các chủ mỏ, chủ bến bãi, đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện, lái xe vẫn cố tình vi phạm, tìm mọi cách trốn tránh lực lượng chức năng;...
Thượng tá Bùi Chiến Thắng đề nghị các cấp, các ngành, các lực lượng cần vào cuộc đồng bộ, nghiêm túc trong việc đảm bảo TTATGT trên toàn tỉnh
Không khen thưởng công tác đảm bảo ATGT năm 2018
Ông Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang tăng cả 3 tiêu chí về TNGT một cách "khủng khiếp", đứng thứ 63/63 về TNGT trên toàn quốc khiến các cấp lãnh đạo rất trăn trở, nhiều gia đình lâm vào cảnh tang thương, mất mát. Dù Chủ tịch UBND tỉnh đã ra chỉ đạo kéo giảm TNGT 6 tháng cuối năm 2018 nhưng vẫn không làm được, vấn đề này nằm ở nguyên nhân chủ quan của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm.
Theo ông Sơn, năm 2018, Bắc Giang không có khen thưởng cá nhân, đơn vị trong việc đảm bảo TTATGT mà tất cả cần phải chịu trách nhiệm trước việc để TNGT tăng.
Phấn đấu kéo giảm TNGT 5% so với năm 2018
"Năm 2019, Bắc Giang đặt mục tiêu giảm TNGT là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả những người đứng đầu các ngành, các cấp trên địa bàn, cố gắng kéo giảm TNGT ít nhất 5% so với năm 2018. Siết chặt tình trạng xe quá tải, cơi nới thành thùng và tăng cường tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho người dân", Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh
Thượng tá Bùi Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, để thực hiện kế hoạch Năm An toàn giao thông 2019 với chủ đề "ATGT cho hành khách và người đi mô tô, xe máy", kéo giảm TNGT trên địa bàn, đề nghị các cấp, ngành, đơn vị cần vào cuộc đồng bộ.
Riêng công an tỉnh cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động TTKS, xử lý vi phạm xe quá khổ quá tải; phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương kết nối chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác bảo đảm TTATGT, quản lý lái xe, lái tàu, quản lý phương tiện, xử lý vi phạm TTATGT, hạ tầng giao thông,...
Đề nghị lực lượng chức năng cấp xã nêu cao vai trò, tham gia thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo TTATGT tại địa phương như tăng cường biện pháp cảnh giới tại khu vực giao cắt với đường sắt, quản lý chặt chẽ hoạt động của đò ngang, tăng cường vận động người đi đò mặc áo phao,...
Ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019, Sở GTVT tỉnh sẽ đồng hành cùng địa phương các cấp trong việc đảm bảo ATGT nông thôn, giải phóng hành lang ATGT tại các huyện. Cùng với đó, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, ngăn ngừa triệt để tình trạng xe quá niên hạn, không đảm bảo ATGT,...
Thượng tá Đàm Văn Thái, Phó trưởng công an huyện Sơn Động cho biết năm 2018 huyện Sơn Động đã xây dựng nhiều kế hoạch để kéo giảm TNGT
Theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, các báo cáo của Bắc Giang rất cụ thể, việc ngành giao thông Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến đảm bảo an toàn môi trường giao thông rất trúng, rất đúng, rất trách nhiệm và toàn diện khi triển khai từ cấp thôn, cấp xã trở lên. "Tôi khẳng định 100% với cách làm này thì TNGT ở Bắc Giang sẽ giảm, giảm rất sâu trong năm tới", ông Khuất Việt Hùng tin tưởng, nói.
Liên quan đến một số kiến nghị, ông Khuất Việt Hùng cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến kiến nghị về trang bị cân xách tay và camera. 70% tiền xử phạt đã được chuyển về cho địa phương, rất mong HĐND tỉnh chủ động bố trí, trang bị. Ngoài ra, toàn bộ tiền xử phạt từ TTGT và các lực lượng xử phạt giao thông mà không phải công an huyện đề nghị các đồng chí cũng báo cáo HĐND dành hết cho ATGT để có nguồn lực sắm camera, cân xách tay trang bị cho công an cấp huyện, thành phố.
Yến Chi
Theo Laodong
Quảng Nam: Hiểm nguy vì Quốc lộ 40B hư hỏng nặng Gần 1 năm qua, Quốc lộ 40B đoạn qua thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam phục vụ cho việc vận tải lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và ngược lại về thành phố Tam Kỳ đã khiến cho tuyến đường này ngày càng xuống cấp trầm trọng. Mặt đường Quốc lộ 40B bị bong tróc hư...