Tai nạn phòng the: Xử trí như thế nào?
Đau tim, đột quỵ, gãy súng, viêm tiết niệu… là nhưng tai nạn có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Hoạt động tình dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: làm giảm huyết áp, giúp bạn ngủ ngon hơn, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên, trong quá trình “lâm trận” đôi khi cũng xảy ra những tai nạn mà bạn không ngờ.
Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho thấy khoảng 1/3 dân số trưởng thành đã từng trải qua những tai nạn trong chuyện phòng the. Sau đây là những mối nguy hiểm thường gặp nhất và cách phòng tránh chúng.
1. Gãy “súng”
Cấu trúc của “cậu bé” không có xương mà chỉ có các mô mềm. Do vậy, tình trạng gãy “công cụ chiến đấu” của cánh mày râu có thể xảy ra khi “cậu bé” gặp trục trặc trong quá trình “đứng nghiêm”, tạo ra những vết rách ở lớp vỏ của màng bao xơ.
Tai nạn này thường xảy ra khi các chàng trai thực hiện các động tác quá mạnh mẽ trong lúc “giao ban” hoặc “tự xử”. Nếu “cậu bé” bị gãy, nam giới sẽ nghe thấy âm thanh kèm theo các triệu chứng như “cậu bé” bị đau, sưng phồng và thâm tím. Khi gặp phải tai nạn này, bạn cần đến bệnh việc để được giúp đỡ ngay về mặt y khoa.
Sau khi xác định chính xác vị trí bị tổn thương, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để khâu hoặc nối lại những vết rách, đứt. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ khiến “cậu bé” bị dị dạng và bạn phải đối mặt với chứng rối loạn cương dương.
2. “Cô bé” bị rách
Tình trạng “sa mạc hóa” của “cô bé” được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vết rách. Bạn sẽ gặp phải sự cố “khô hạn” khi không được kích thích ham muốn đủ mức cần thiết, hay do những thay đổi về hóc-môn hoặc stress. Sau đây là một số cách để tăng cường thêm độ “ướt át” cho “cô bé”:
- Sử dụng chất bôi trơn. Bạn nên dùng chất bôi trơn dạng nước để làm giảm sự khô rát. Cần kiểm tra kỹ nhãn mác trước khi mua vì một số thành phần như glycerin hay lidocaine có thể gây kích ứng cho vùng da mỏng manh ở khu vực này.
- Thay đổi tư thế “yêu”. Tư thế “nữ ngồi trên” được đánh giá là kiểu “yêu” lý tưởng nhất để làm giảm nguy cơ xuất hiện các vết rách ở vùng kín.
- Đừng quên chú trọng nhiều vào màn dạo đầu. Hãy kéo dài thời gian dạo đầu để “cô bé” có đủ độ ướt cần thiết trước khi “xung trận”.
Nếu vết rách quá lớn, chảy nhiều máu hoặc bị viêm, bạn cần đến bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và điều trị ngay.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hoạt động tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ. Trong quá trình “giao ban”, vi khuẩn từ khu vực “vùng kín có thể xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang hay thận gây ra những triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu như đi tiểu thường xuyên, tiểu rát, buốt, đau vùng thắt lưng, đau bụng. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:
Video đang HOT
- Tiểu trước và sau khi “yêu”. Điều này giúp tống đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo và làm giảm áp lực cho bàng quang. Cần đảm bảo rằng bàng quang đã sạch nước tiểu sau khi bạn bước ra khỏi phòng vệ sinh.
- Rửa tay trước và sau khi “yêu”, sau mỗi lần tiếp xúc với vùng kín, hậu môn.
- Uống nhiều nước. Bổ sung thêm nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn bằng cách làm loãng nước tiểu và giúp bạn đi tiểu nhiều hơn.
4. Đau đầu
Tình trạng đau đầu do các hoạt động tình dục gây ra thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của những rắc rối nghiêm trọng khác về sức khỏe như hạ huyết áp, có khối u trong não hoặc chảy máu não.
Đau đầu sau khi “yêu” thường xảy ra ở thời điểm trước hoặc trong quá trình “thăng hoa” cả giới nam và nữ hoặc xảy ra tức thì sau khi cuộc “giao ban” kết thúc. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau xảy ra bất ngờ hoặc cơn đau có cường độ tăng dần theo diễn biến của cuộc “yêu”.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ở lần đầu tiên bạn gặp phải tình trạng này, hoặc khi chúng đi kèm với những triệu chứng khác như cứng cổ, nôn mửa, gặp rắc rối trong cử động, tâm trí rối loạn…
5. Đau tim
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2011, những hoạt động phòng the quá mạnh mẽ có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim lên gấp ba lần chỉ trong vòng vài giờ sau cuộc “vui”, đặc biệt là đối với những người không có thói quen hoạt động nhiều. Sau đây là những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý:
- Đau ngực kéo dài vài phút hoặc thoáng qua rồi trở lại nhanh chóng. Mức độ đau rất khác nhau, có thể giống như một áp lực đè nhẹ lên ngực, cảm giác quặn thắt hoặc chèn ép ở vùng ngực.
- Thở ngắn có thể xuất hiện cùng lúc với cơn đau hoặc trước khi cơn đau ở ngực xảy ra.
- Nhịp tim dao động hoặc thay đổi bất thường hay còn gọi là tình trạng đánh trống ngực.
- Những dấu hiệu khác bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng hoặc đau dạ dày và đau đầu nhẹ.
6. Đột quỵ ( tai biến mạch máu não)
Các cuộc “giao ban” hiếm khi gây ra cơn đột quỵ trừ khi bạn đã có sẵn những yếu tố nguy hiểm như một dị tật nhỏ ở tim được gọi là lỗ bầu dục thông (PFO). Những dấu hiệu rõ ràng nhất của một cơn đột quỵ bao gồm:
- Gặp khó khăn khi nói như nói lắp hoặc không nói được.
- Đau đầu dữ dội
- Cảm giác suy yếu hoặc tê cóng một bên cơ thể, đặc biệt khi tình trạng này xảy ra bất thình lình.
- Gặp rắc rối trong việc phối hợp các hoạt động của một bên cơ thể.
- Những trục trặc về thị lực hoặc khó tập trung nhìn người hoặc đồ vật nào đó.
Theo PNO
5 việc giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Uống nhiều nước
Nhắc đến nước tiểu, phản ứng đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là "rác" của cơ thể và quả thật các độc trong máu như urê , acid uric, creatinin, creatine, đã được thận lọc sạch và đưa vào bàng quang và bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.
Do lượng nước hàng ngày cơ thể dung nạp và thải ra tương tự nhau, vì vậy, mỗi ngày uống 1.500-2.000ml nước để đảm đảo tiểu tiện bình thường là một việc rất quan trọng.
Ngoài bài trừ độc tố, nước tiểu còn có một chức năng quan trọng khác là làm sạch niệu đạo. Vùng niệu đạo thường có vi khuẩn cư ngụ, một số vi khuẩn còn có thể xâm nhập bàng quang và khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiễm trùng. Nếu lượng nước tiểu nhiều, liên tục được bài tiết sẽ tránh được vi khuẩn sinh trưởng trong đường tiết niệu.
Do vậy, vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết nóng đổ mồ hôi càng cần uống nhiều nước để phòng chống nhiễm trùng niệu đạo.
Không hút thuốc
Viêm nhiễm niệu đạo cũng liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc, uống rượu. Nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy ngoại trừ yếu tố uống thuốc, khả năng bị tiểu mót, tiểu dắt của phụ nữ hút thuốc gấp 1,7-3 lần so với phụ nữ không hút thuốc.
Với những người hay bị viêm nhiễm niệu đạo, các bác sĩ bệnh viện Mayo (Mỹ) khuyến nghị không nên uống cà phê, cồn rượu và các đồ uống chưa cafein, bởi vì trong thời gian viêm nhiễm đó, những thực phẩm này sẽ kích thích bàng quang làm cho người bệnh tiểu nhắt, đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra, người nhiễm trùng niệu đạo nên ít ăn đồ cay nên ăn nhiều dưa chuột, rau xanh và cà chua.
Giữ vệ sinh
Tỉ lệ viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ trung niên cao gấp 8-10 lần nam giới. 50% phụ nữ viêm nhiễm niệu đạo do thói quen vệ sinh. Do đó, cần chú ý:
Thường xuyên giặt quần chip: Tuyến mồ hôi ngoài âm đạo của phụ nữ rất phong phú, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm, nếu chăm sóc không đúng cách dễ làm cho cục bộ âm đạo thời gian dài ở trong tình trạng ẩm ướt, lúc này vi khuẩn sẽ sinh trưởng rất nhanh. Vì vậy, trời nóng ra nhiều mồ hôi nhớ thường xuyên thay giặt quần chip.
Sau khi đại tiện nên vệ sinh từ trước ra sau bằng giấy hoặc bằng vòi nước.
Vệ sinh ngay sau "yêu": Một điều tra của từ Đài Loan cho biết, khoàng 1/4 phụ nữ bị viêm bàng quang sau tuần trăng mật.
Không ngồi lâu, tăng cường thể thao
Vi khuẩn ở đường ruột, đại tràng vốn không gây hại nhưng nếu lọt vào niệu đạo sẽ gây viêm. Nghiên cứu cho thấy 80% nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn đại tràng gây ra.
Thói quen ngồi lâu sẽ làm cho cục bộ âm đạo ở trong tình trạng ẩm thấp thời gian dài, vi khuẩn phát triển nhanh, biểu hiện rất rõ rệt trong thời tiết và môi trường nóng ẩm.
Vì vậy, những người hay ngồi lâu, tốt nhất mặc quần áo rộng rãi, quần chip 100% cotton là tốt nhất, không nên mặc quần lọt khe, quá chật....
Thay vào đó nên uống nhiều nước, siêng đi tiểu, sau quãng thời gian nhịn tiểu nên cố gằng đẩy hết nước tiểu tích trữ trong bàng quang ra ngoài.
Không coi thường các bệnh khác
Một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, thận mãn tính... làm cho sức đề kháng giảm thấp, nguy cơ tăng nhiễm trùng niệu đạo cao.
Tắc nghẽn niệu đạo do sỏi, hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt phình to... đều trực tiếp dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo.
Những người gần đây làm phẫu thuật đường tiết niệu, đặt ống thông, nội soi bàng quan.
Một khi phát hiện tiểu nhiều, tiểu mót, tiểu đau, ớn lạnh, sốt, đau lưng nhất định cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa để chữa trị.
Khi chữa trị phải kiên trì, kịp thời, tuân thủ nguyên tắc chữa trị đủ liệu trình, không nên "chữa bệnh theo cảm giác" thấy đỡ là lập tức dừng uống thuốc, nếu không nhiễm trùng niệu đạo sẽ tái phát lại.
Tùng Đan
Theo sina
6 điều nên làm nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng đường tiểu Nhiễm trùng đường tiểu gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết... Vì vậy phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là rất quan trọng. Nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc bàng quang làm ảnh hưởng đến chức...