Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Pháp Vân, đường về Hà Nội tắc dài 4km
Chiều 2/5, người dân ùn ùn quay trở lại Hà Nội, cùng với đó lại xảy tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Pháp Vân khiến giao thông hướng về thành phố ùn tắc.
Chiều 2/5, tại Km số 229, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ xảy ra va chạm giao thông giữa 1 ô tô khách với 4 ô tô con. (Ảnh: VOV Giao thông)
Vụ tai nạn xảy ra khiến nút giao Liêm Tuyền ùn dài hướng về Hà Nội. (Ảnh: VOV Giao thông)
Theo VOV Giao thông, đoạn qua ngã 3 Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nam) ùn dài 4km hướng đi về Hà Nội.
Video đang HOT
Cao tốc Pháp Vân – Hà Nội tắc từ chiều do nhiều người kết thúc kỳ nghỉ lễ sớm, quay trở lại Thủ đô. (Ảnh: OFFB)
Ô tô xếp hàng dài chờ di chuyển. (Ảnh: OFFB)
Cuối giờ chiều 3/5, đoạn cuối cao tốc Pháp Vân hướng vào nội thành xe cộ di chuyển khó khăn. (Ảnh: OFFB)
Giao thông hỗn loạn đoạn qua Cầu Giẽ. (Ảnh: OFFB)
Nhiều người chọn phương án đi đường Quốc lộ 1A nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng tắc đường trầm trọng. (Ảnh: OFFB)
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cũng tắc chiều về Hà Nội. (Ảnh: OFFB)
Không hạn chế quyền đi lại của người dân
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa báo cáo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về thí điểm chỉ áp dụng thu phí không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết, học tập kinh nghiệm các nước, Bộ đã xây dựng lộ trình triển khai hệ thống thu phí ETC qua 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1, các trạm thu phí vẫn tồn tại có barrier. Barrier sẽ mở cho xe đi qua trong trường hợp khi xe có thông tin thẻ dịch vụ hợp lệ, có đủ số dư tài khoản thu phí (vẫn tồn tại hình thức thu phí một dừng).
Bộ GTVT đặt mục tiêu trên 80% số lượng các phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ trong năm 2022.
Khi xe chưa gắn thẻ dịch vụ, hoặc có gắn thẻ dịch vụ nhưng không đủ số dư tài khoản thì hệ thống chuyển sang chế độ thu phí một dừng (MTC). Giai đoạn 2, tại các trạm thu phí không còn barrier, chỉ duy trì các giải phân cách các làn. Các phương tiện lưu thông tự do theo làn qua trạm thu phí (không tồn tại hình thức thu phí một dừng). Giai đoạn 3: Tại khu vực trạm thu phí chỉ còn duy trì giá long môn và các thiết bị thu phí gắn trên giá long môn. Các phương tiện lưu thông tự do đa làn qua khu vực trạm thu phí. Thực tế hiện nay, hệ thống thu phí điện tử không dừng của Việt Nam đang dừng ở giai đoạn 1.
Việc thí điểm thu phí không dừng là bước chuẩn bị cho chuyển lộ trình vận hành hệ thống thu phí không dừng từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, tiến tới xây dựng hoàn thiện hệ thống đồng bộ, hiện đại trên toàn quốc. Bộ GTVT khẳng định tại báo cáo: "Việc lựa chọn tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để triển khai thí điểm đã được nghiên cứu kỹ, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới phương án tài chính các dự án BOT, quyền đi lại của chủ phương tiện khi tuyến cao tốc có QL5 chạy song hành".
Về tiến độ thực hiện thí điểm, Bộ GTVT cho hay, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai thí điểm trong tháng 6/2022. Đến nay, phương án tổ chức giao thông, phương án xử lý các tình huống sự cố đã được thống nhất. Để thực hiện thành công, hạn chế tình huống bất cập, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với nhà đầu tư, Cục CSGT tuyên truyền tới chủ phương tiện trên địa bàn tuyến cao tốc đi qua, kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của chủ phương tiện. Liên quan đến phương án xử lý đối với các phương tiện chưa dán thẻ hoặc thẻ không đủ điều kiện đi nhầm vào tuyến cao tốc, Bộ GTVT cho biết, hệ thống biển báo, chỉ dẫn từ xa đã được hoàn thiện.
Đồng thời, đã bổ sung tính năng cảnh báo số dư tài khoản cho các phương tiện trước khi đi vào tuyến cao tốc, hạn chế phương tiện không đủ điều kiện đi nhầm vào cao tốc. Phương tiện không đủ điều kiện đi nhầm vào tuyến cao tốc sẽ có bộ phận hỗ trợ quay đầu xe hoặc dán thẻ ngay tại các trạm thu phí.
Về số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ, Bộ GTVT cho biết, hiện tỷ lệ phương tiện đã dán thẻ tại các tỉnh, thành phố tuyến đường cao tốc đi qua đạt trung bình 65%, tăng hơn 20% so với thời điểm chưa có chủ trương thí điểm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Bộ GTVT tin tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, việc thí điểm sẽ thành công, góp phần tăng tỷ lệ các phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên 80% số lượng các phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ trong năm 2022.
Quyết định 19/2020 của Thủ tướng nêu rõ: Để thu phí không dừng, một phương tiện phải được gắn thẻ đầu cuối với mã số định danh cố định được xác định bằng biển số phương tiện. Tuy nhiên, các xe mới sản xuất chạy thử nghiệm trên đường chỉ được phép gắn biển số tạm (bằng giấy).
Điều này cũng gây không ít khó khăn cho các hãng xe khi muốn chạy thử nghiệm xe trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Bởi việc chạy thử nghiệm trên đường cao tốc là một quy trình bắt buộc để đảm bảo thử nghiệm chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm. Những khó khăn nêu trên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án ra mắt sản phẩm mới.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa chỉ đạo Công ty TNHH thu phí tự động VETC nghiên cứu việc thực hiện dán thẻ đầu cuối cho các xe đã có đăng ký tạm, biển tạm. Tổng cục cũng yêu cầu doanh nghiệp có xe muốn chạy thử phối hợp với Công ty VETC triển khai dán thẻ đầu cuối cho các phương tiện thử nghiệm để sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng và triển khai việc chạy thử nghiệm bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Lùi thu phí tự động trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng phục vụ SEA Games 31 Tổng cục Đường bộ dự kiến lùi thời điểm áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC) trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến tháng 6 để phục vụ việc tổ chức SEA Games 31. Theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thời điểm áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC) trên tuyến cao...