Tai nạn giao thông trên đường thuỷ làm chết 400 người
Từ 2011 đến 2015, tai nạn giao thông trên đường thuỷ xảy ra hơn 500 vụ, làm chết 400 người và bị thương 65 người.
Sáng nay (19/10), tại TP Cần Thơ, Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Công an tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hoá giao thông với bình yên sông nước”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo 56 tỉnh thành trên cả nước.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, cuộc vận động xây dựng phong trào “ Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tác động mạnh mẽ đến ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xử sự có văn hoá khi tham gia giao thông đường thuỷ của toàn xã hội; góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội đường thuỷ nội địa.
Số vụ tai nạn giao thông đường thủy giảm những năm gần đây
Theo đó, trong 5 năm thực hiện cuộc vận động (từ 2011 – 2015), tai nạn giao thông trên đường thuỷ xảy ra hơn 500 vụ, làm chết 400 người và bị thương 65 người; so với 5 năm trước khi thực hiện cuộc vận động đã giảm 52% số vụ, 55% số người chết và hơn 50% số người bị thương.
Việc kéo giảm đáng kể về số vụ tai nạn giao thông đường thủy cũng như số người chết và bị thương thì công tác xây dựng các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt của việc thực hiện cuộc vận động lần này.
Đây là quá trình định hướng tạo môi trường thuận lợi, để thúc đẩy mỗi người dân khi tham gia giao thông đường thủy nội địa đều có những hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy.
Tính đến nay, trên cả nước đã xây dựng và duy trì hơn 1.600 mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”. Trong đó, hơn 250 khu dân cư, xóm làng văn hóa giao thông; gần 600 cảng, bến thủy nội địa, bền đò văn hóa an toàn cũng như hơn 500 mô hình nhân dân tự quản về đảm bảo an ninh trật tự giao thông đường thủy. Điển hình là ở các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Kiên Giang…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Chánh, Chánh Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, cuộc vận động thực sự làm thay đổi rõ rệt về nhận thức cũng như hành vi đối với người dân khi tham gia giao thông đường thủy.
Trong đó, các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” thực sự là đòn bẩy tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đem lại những thành công lớn nhất hiện nay đối với Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung./.
Hải Phong
Theo_VOV
"Đột nhập" quán karaoke phục vụ khách " tới bến" ở Sài thành
Giới ăn chơi rỉ tai nhau về một số tụ điểm vui chơi "thác loạn" , là nơi hoạt động mại dâm núp dưới vỏ bọc phòng karaoke trá hình đang ngang nhiên "làm ăn " giữa Sài thành.
Đột nhập...
Vẻ bề ngoài của quán karaoke phục vụ khách tới Z
Đúng theo kế hoạch đã sắp xếp thì anh D. cùng nhóm PV sẽ bắt taxi đến địa chỉ quán &'karaoke' trá hình trên. Đúng 19h, chiếc taxi dừng ngay trước địa chỉ trên đường Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Thoáng nhìn mặt tiền của ngôi nhà có treo biển Công Ty TNHH Dịch Vụ H..T..., không ghi rõ kinh doanh gì. Nếu không được D dẫn chúng tôi đến chắc có lẽ tôi và các đồng nghiệp cũng không thể biết căn nhà trên là một quán karaoke được phục vụ "từ A tới Z". Do anh bạn tôi là khách quen và đã điện thoại cho quản lý T. để đặt phòng trước nên khi vừa bước xuống xe T. đã chờ sẵn ở cửa quán và ra tận taxi đón chúng tôi xuống với thái độ rất thân thiện, và ngay lập tức chúng tôi được đưa lên lầu.
Quan sát dưới tầng trệt ngoài khu vực để xe thì quán karaoke này còn bố trí một quầy tiếp tân để đón khách, đi qua lớp cửa nhôm kính ở sát quầy tiếp tân lối đi lên lầu được đóng kín và khoá cẩn thận. T. ra hiệu và nhân viên canh cửa phía trong mở cửa để chúng tôi lên lầu. Từ tầng 1 đi lên, khách chỉ nhìn thấy nhau qua đèn điện mờ ảo của quán karaoke và những tiếng nhạc đập chát chúa bên tai phát ra từ phòng hát của quán. Với diện tích chỉ rộng khoảng 18m2 .Bên trong căn phòng sắp xếp một chiếc bàn khoảng 6m2, ghế hình chữ U ốp sát 3 mặt tường, mặt tường còn lại được gắn một chiếc ti vi màn hình phẳng, một cặp loa, giàn karaoke đã được âm hoá để phục vụ khách hát.
Sau đó nhân viên phục vụ nam mang bia, đá, khăn, thức ăn khô đặt trên bàn và vui vẽ gắp đá khui bia cho chúng tôi. 5 phút sau T. có mặt cùng với hơn 10 cô gái ăn mặc mát mẻ, sắp hàng dài trước màn hình tivi để chúng tôi lựa chọn. T. ra hiệu nhân viên cởi những tấm vải đang khoát hờ trên người để khách lựa chọn. Sau màn ra mắt chọn nhân viên, số còn lại lui ra ngoài. Các "ả đào" được chọn sà vào lòng chúng tôi như từng đã quen biết từ lâu lắm rồi. Màn chào hỏi đầu tiên là các "ả đào" chủ động cầm tay khách đưa lên đặt vào những vị trí... nhạy cảm.
từ A đến Z...
Những cảnh ăn chơi tới bến.
Ngồi trong phòng hát khoảng 30 phút, tôi ra ngoài và ngỏ lời gợi ý với T. "phục vụ tới Z luôn nha em, giá cả bao nhiêu"? T. nói: " ngồi phục vụ tại bàn 2 xị, tới Z là 5 xị" ( 1 xị = 100 ngàn ). Tôi cũng không quên rút trong bóp ra 200 ngàn để lì xì cho T. , tôi trở lại phòng vờ như hỏi mấy anh em đi cùng , một lát sau, tôi quay ra và nói với "T" sắp xếp cho một hai "em út" . Nhưng T. nói phải chờ vì hiện tại đang hết phòng thực chất căn phòng đó không phải là phòng hát mà là phòng để "em út" phuc vụ khách &'tới Z" . Ngồi bên cạnh M. , tôi tỏ vẻ thắc mắc và quay sang hỏi M: "Sao lâu thế em , ở quán có nhiều phòng phục vụ khách không?". M nhẹ nhàng nói: " Quán chỉ có 2 phòng thôi, mình đợi nếu có phòng nhân viên sẽ báo ngay". Sợ mất lòng khách, M. thỉnh thoảng thoảng đi ra ngoài hỏi nhân viên có sắp xếp được phòng chưa .
Khoảng 20 phút sau, khi được nam nhân viên thông báo đã có phòng, M. dẫn tôi lên lầu 3, ngay phía trên phòng hát. Một nam nhân viên khác đang ngồi trước cửa phòng "đặc biệt" nam nhân viên lúc nào cũng có mặt ở bên ngoài để trông cửa và sắp xếp chỗ cho khách và các " ả đào" vào "vui vẻ" . Thấy tôi và M. đi lên, nam nhân viên đứng dậy và dẫn tôi cùng M. vào trong một căn phòng ở lầu 3..
Vào bên trong căn phòng rộng khoảng 12m2 chỉ có một chiếc bàn rộng khoảng 4m2 và ghế ngồi. Căn phòng này được thiết kế theo dạng phòng karaoke, chỉ có điều không gắn loa và tivi . Nhưng căn phòng chật hẹp và đầy mùi hôi hám kia lại là nơi dành cho các "thượng đế" . Sau khi hát và các nữ tiếp viên sẽ cùng khách "vui chơi" tới bến . Tôi vừa ngồi xuống ghế ,M. và cậu nhân viên đó đi ra ngoài để khách một mình. Một lát sau quay trở lại , M. bước vào ngồi cùng tôi. Cậu nhân viên cũng nhanh nhảu bước vào ,tay cầm mấy túi khăn ước để lên bàn. Thoáng nhìn trong những túi khăn ướt ấy lộ ra 1 chiếc bao cao su đầy hàm ý. Ngồi vào cạnh tôi, M. nhẹ nhàng nói "anh cho cậu ấy (nam nhân viên -PV) 50 hay 100 nghìn cho cậu ấy trông cửa" . Nghe vậy tôi liền rút trong ví ra cho cậu nhân viên, đổi lại cậu ta cám ơn rồi đi ra ngoài.
Bỗng chốc , M. trút bỏ xiêm y như cách mà cô vẫn làm khi ngồi cạnh những vị khách khác. Tôi quay sang hỏi M, mỗi lần đi khách như nay thì cô được bao nhiêu tiền ? M trả lời mỗi lần tiếp khách mình được 700 nghìn (200 tiền hát ,500 nghìn tiền phục vụ khách tới Z và phải nộp lại cho T. 100 ngàn). Tôi hỏi M làm ở đây bao lâu rồi và một ngày tiếp nhiều khách không, em trả lời đã làm ở đây được 2 năm rồi. Và một ngày em tiếp được 5-6 khách.
Quay trở lại phòng hát kêu tính tiền. Biết chúng tôi chuẩn bị ra về T. bước vào phòng ngồi nói chuyện và không quên xin số điện thoại khách rồi hẹn chúng tôi khi có "hàng độc" sẽ gọi các anh ghé đến " ủng hộ". Tôi tỏ vẻ chưa hài long lắm, T. trấn an: "Nếu anh không hài lòng thì chúng em còn mấy quán nữa em sẽ dẫn các anh đến đó và phục vụ các anh chu đáo". Ra khỏi phòng "T" và một vài nhân viên nam vui vẻ chào và dẫn chúng tôi xuống dưới . Ở bên ngoài, một nhân viên khác đã gọi sẵn taxi đợi chúng tôi rời quán karaoke. Vậy là cuộc "đột nhâp' vào chốn ăn chơi kiểu "tới bến" theo kiểu "hàng độc" giữa trung tâm Sài Thành đã đúng như D.nói.
BÍ MẬT BÊN TRONG KARAOKE
Để kiểm chứng lời kể của D., chúng tôi lại tiếp tục đến các quán: Quán H.B..N. trên đường Phan Xích Long, P3, Phú Nhuận, quán H..N..B H L P 7 , quán S.H.S trong hẻm đường Hoa Sữa. Quán Không Tên đường Phan Xích Long, P7, PN, quán C.N..., Nguyễn Kiệm, P9, quán T.H. trên đường Nguyễn Kiệm, P9, PN, quán M.C trên đường Trần Huy Liệu, PN, quán A.L trên đường Phan Đăng Lưu, P7... Tới đâu, chúng tôi đều nhận được những cam kết "sẽ phục vụ chu đáo nếu khách có yêu cầu". Các quán ở đây có số lượng tiếp viên khoản 30-40 người và nếu thiếu tiếp viên thì các tiếp viên các quán khác sẽ đến hỗ trợ tiếp khách.
Để tỏ vẻ mình là dân ăn chơi tiếp khách thừ thiệt bạn tôi, D. điện thoại cho một quản lý ở quán khác và đặt phòng. Chúng tôi rời quán H.L lên taxi để đi đến quán C.N trên đường Nguyễn Kiệm, P9, PN mà D. đã đặt phòng trước đó. Khi đến trước cửa quán, thấy quán đóng cửa, tôi hỏi D. tại sao đặt phòng trước mà mới 20h đã đóng cửa, thể hiện mình là người chịu chơi, D. bốc máy gọi điện cho quản lý, đầu dây bên kia giải thích: "Anh thông cảm, em mở cửa ngay. Vì hôm nay có đoàn kiểm tra được báo trước nên tụi em đóng cửa tiếp khách bên trong để tránh cuộc chơi bị gián đoạn".
Đúng 5 phút sau cánh cửa mở ra, và cũng qua lớp cửa nhôm kính chắn giữa nhà. Chúng tôi được quản lý B. cam kết sẽ phục vụ chu đáo tới Z. Chúng tôi tỏ vẻ chê cơ sở vật chất ở đây xuống cấp tiếp khách quan trọng không được. B. xin số điện thoại của tôi và nói "em sắp khai trương quán mới A.T.B ở 294 Huỳnh Văn Bánh. Nhà hàng em mới sang trọng lịch sự và có cầu thang máy phụ vụ các anh tốt hơn". Đúng như lời B. nói, khoàng 1 tuần sau hắn ta điện thoại mời tôi đến địa chỉ trên và cũng được phục vụ chu đáo.
Một vòng dạo quanh các quán một thời gian dài, rất bài bản và hết sức tinh vi, giống nhau về cách bài trí các cửa chắn bảo vệ phía dưới. Giá cả tương đối đều như nhau, khách hàng đều được phục vụ " Từ A tới Z"
Thu Thảo
Theo_Người Đưa Tin
TP.HCM: Khói bốc cuồn cuộn từ cửa hàng điện thoại Sau tiếng nổ lớn, khói đen bốc cuồn cuộn từ bên trong căn nhà cũng là cửa hàng điện thoại di động trên đường Hùng Vương, TP.HCM khiến nhiều người một phen kinh hoàng. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 9h ngày 10.10 tại căn nhà làm nơi kinh doanh cửa hàng điện thoại trên đường Hùng Vương (phường 4, quận 5,...