Tai nạn giao thông là do…’dung túng’, ‘đỡ đầu’?
“Có nơi, có chỗ có dấu hiệu của những hành vi đỡ đầu, dung túng, bao che cho những vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải cũng như các quy định an toàn giao thông trong hoạt động vận tải”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã nói như vậy tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải đường bộ.
Tất cả đều đúng mà tai nạn vẫn xảy ra…
Theo Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Đinh La Thăng, 6 tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn giao thông và số người bị thương giảm nhưng số người chết lại tăng 244 người, tăng 5,23% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tăng số người chết do tai nạn giao thông là do số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe ôtô khách tuyến cố định và xe ôtô tải gây nên tăng cao so với cùng kỳ.
Phân tích từ các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng cho thấy các nguyên nhân chủ quan trực tiếp dẫn đến tai nạn là do ý thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không đảm bảo theo quy định, dẫn đến những hành vi vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường, vượt xe không đúng quy định.
Nguyên nhân khách quan (?!!!) là do có sự buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước về vận tải cũng như những hạn chế về hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải.
Theo Bộ trưởng Thăng, “có nơi, có chỗ có dấu hiệu của những hành vi đỡ đầu, dung túng, bao che cho những vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải cũng nhưng các quy định an toàn giao thông trong hoạt động vận tải”.
Nhận diện 8 tồn tại nổi cộm nhất trong công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong vận tải đường bộ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng đó là vấn đề buông lỏng quản lý trong công tác cấp giấy phép kinh doanh vận tải, chấp thuận mở tuyến, đăng ký khai thác tuyến; quy định về vận tải và xếp dỡ hàng hóa còn lỏng lẻo; các điều kiện về quy mô, cơ cấu tổ chức của đơn vị kinh doanh vận tải còn chưa đầy đủ; buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước tại bến xe, đầu mối hàng hóa để xảy ra hiện tượng tiêu cực.
Những nguyên nhân được chỉ ra lần này khác với trước đó trong một cuộc họp khẩn của Bộ Giao thông vận tải trước tình trạng tai nạn giao thông tăng đột biến, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đưa ra kết luận: “Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra, chúng ta không thể thờ ơ trước những gì đang diễn ra”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thăng: Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra!
Phải chăng còn do tình trạng xã hội đen bảo kê nguồn vật liệu xây dựng dẫn đến chất lượng đường tại các địa phương xấu khiến tai nạn xảy ra, dự án chậm tiến độ… như lời phát biểu gần đây của Bộ trưởng Thăng?.
Lại…phải xử lý nghiêm…
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, cái gốc của vấn đề là tuần tra kiểm soát và quản lý vận tải.
&’Trách nhiệm của người đứng đầu rất quan trọng, cần đưa ra tiêu chí đánh giá thái độ, tinh thần trách nhiệm của Ban An toàn giao thông các cấp; đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát, bắn tốc độ ở những tuyến đường không hạn chế tốc độ’, ông Hiệp nói.
Do không làm chủ được tốc độ, tài xế xe khách đã tông trực diện vào hai chị em đang chở nhau trên đường đi làm thủ tục thi.
Từ thực tế trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và lãnh đạo 63 địa phương làm rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trong Chỉ thị, đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ để thực hiện cho được chỉ tiêu Quốc hội giao là giảm từ 5-10% tai nạn giao thông.
Phó Thủ tướng chỉ đạo phải xử lý nghiêm Trưởng Ban An toàn giao thông các địa phương liên tục để xảy ra tai nạn nghiêm trọng; xử lý mạnh lái xe và chủ quản lý phương tiện có vi phạm.
Ông Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, cá nhân thực thi công vụ, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm, không để tồn tại vùng cấm trong quản lý và thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải.
Theo Đất Việt
Những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông
Huy động tối đa lực lượng kiểm soát giao thông; đình chỉ chức vụ, tiến hành điều tra những trường hợp có dấu hiệu bảo kê, dung túng cho các cơ sở kinh doanh vận tải, lái xe; loại khỏi đội ngũ những lái xe có hành vi sử dụng chất ma túy, rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông,... đó là những nội dung chính của Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng trong hoạt động vận tải, ban hành vào ngày 23-6.
Hai xe tải tông nhau trên đèo Quy Hòa thuộc QL1D, đoạn qua P.Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, Bình Định, vào chiều 22-6, làm 3 người chết, 3 người bị thương
Chỉ thị nêu rõ: Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô khách chạy tuyến cố định và ô tô tải gây ra.
Nguyên nhân chính là do lái xe và các cơ sở kinh doanh vận tải vi phạm các quy định về an toàn giao thông; công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải còn bị buông lỏng, hiệu lực của công các tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm còn hạn chế.
Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh để xảy ra TNGT nghiêm trọng
Để chấn chỉnh tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để rà lại chặt chẽ các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe; triệt để xử lý những kẻ hở trong VBQPPL dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác này. Đồng thời, bổ sung quy định điều kiện an toàn kỹ thuật, niên hạn xe ô tô vận tải hành khách trên tuyến cố định; quy hoạch và công bố công khai mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh toàn quốc.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý vận tải, đạo tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh vận tải không thực hiện phương án kinh doanh đã đăng ký và để xảy ra TNGT nghiêm trọng; những cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe không đạt các điều kiện theo quy định.
Đồng thời, Bộ GTVT chỉ đạo phối hợp với các địa phương tích hợp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô để quản lý, phát hiện, cảnh báo và xử lý theo quy định pháp luật những vi phạm về tốc độ, hành trình, thời gian lái xe liên tục đối với lái xe và cơ sở kinh doanh vận tải; đẩy nhanh xây dựng hệ thống trạm kiểm tra tải trọng xe ô tô, tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất tải trọng xe, trước mắt tập trung trên các tuyến quốc lộ trọng điểm;...
Xe máy chạy ẩu, đối đầu xe tải làm 1 người chết, 1 người nguy kịch, xảy ra vào ngày 22-6, tại TP.HCM. Ảnh; T.Phong
Huy động tối đa lực lượng xử lý lái xe vi phạm
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, đẩy mạnh tuần tra lưu động, tập trung xử lý lái xe vi phạm các lỗi có nguy cơ gây tai nạn cao như: chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, tránh vượt xe trái quy định, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, quá số người quy định.
Đồng thời, Bộ Công an cần chỉ đạo công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, khởi tố để sớm đưa ra xét xử một số trường hợp vi phạm điển hình trong lĩnh vực TTATGT.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành thanh tra công vụ, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị và cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm ATGT có hành vi vi phạm quy định trong thực thi công vụ; đình chỉ chức vụ để tiến hành điều tra đối với những trường hợp có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay, dung túng cho các cơ sở kinh doanh vận tải, các cơ sở kiểm định, cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, các bến xe và lái xe vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và TTATGT.
Thanh tra toàn bộ cơ sở kinh doanh vận tải
Với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo thanh tra toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng container, bến xe khách, cơ sở đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe, trung tâm đăng kiểm trên địa bàn.
Trước hết, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh cần tập trung thanh tra các cơ sở liên quan đến các vụ TNGT trong thời gian qua; đình chỉ hoạt động những cơ sở cố tình vi phạm các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật để xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng...
Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh yêu cầu cơ sở kinh doanh vận tải tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ và đột xuất đối với đội ngũ lái xe và áp dụng các biện pháp cần thiết khác, trước hết là lái xe khách tuyến cố định, lái xe buýt, xe taxi, xe vận tải container; phát hiện và loại khỏi đội ngũ những lái xe có hành vi sử dụng chất ma túy, rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông,...
Theo vietbao
Đà Nẵng kiểm tra thiết bị giám sát xe khách Nhằm chấn chỉnh hoạt động của các phương tiện vận tải khách, Đà Nẵng đã tăng cường kiểm tra tại 93 đơn vị kinh doanh vận tải về việc lắp đặt và vận hành thiết bị giám sát hành trình. Trong tháng 6/2013, Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra thiết bị giám sát hành trình được lắp...