Tai nạn đường sắt trên cao: ‘Các ông phải đi tù’ nếu công an làm rõ
Tại cuộc họp về Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng gay gắt yêu cầu tổng thầu EPC và tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm chính trong vụ tai nạn vừa xảy ra sáng 6.11.
Đặt câu hỏi với đại diện tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc, Bộ trưởng Thăng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của nhà thầu đến đâu trong vụ tai nạn rơi thanh thép làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Ông Trương Kiến Huân, Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông của tổng thầu EPC cho rằng, tổng thầu đã chịu trách nhiệm phối hợp cứu người, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp nhân lực, bồi dưỡng cho đơn vị thi công… Việc thi công tại công trường cũng theo phương pháp được chủ đầu tư phê duyệt. Kiểm tra hiện trường cho thấy, nguyên nhân tai nạn do trong quá trình cẩu thép, làm rơi thép vào người đi đường.
“Tổng thầu EPC đã áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình thi công, việc thi công trên cao là trọng điểm, nên đã cắt cử kỹ sư trên công trường”, ông Huân báo cáo.
Đại diện tư vấn giám sát không có mặt tại hiện trường thi công thời điểm xảy ra tai nạn – Ảnh: Hà An
Video đang HOT
Không bằng lòng với câu trả lời, Bộ trưởng Thăng truy lại, sự kiện xảy ra ai chịu trách nhiệm chính? Ông Huân chỉ khẳng định, về an toàn chất lượng, tổng thầu EPC sẽ chịu trách nhiệm xử lý sự cố. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thăng, “tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính”.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng truy trách nhiệm của tư vấn giám sát ( Công ty TNHH Giám sát xây dựng – Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh) tại sao không có mặt tại hiện trường thi công thời điểm xảy ra tai nạn? Theo ông Tống Vận, Phó tổng giám đốc công ty này, thời điểm tai nạn không nghiệm thu nên đại diện tư vấn giám sát không có mặt mà chỉ có mặt tại khu vực lân cận.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thăng, tư vấn không thể bao biện chỉ có mặt giai đoạn nghiệm thu, mà phải có mặt tại công trường trong quá trình thi công, giám sát chất lượng thi công cũng như an toàn thi công.
“Đây là bài học sâu sắc và đau xót của các bên. Thực tế dự án đã triển khai nhiều lần công việc tương tự, dự án đang vào giai đoạn nước rút, gấp gáp về thời gian, mặt bằng thi công hạn hẹp. Đây là sự việc đáng tiếc, bất khả kháng”, ông Tống Vận lý giải.
Vặn lại câu trả lời này, ông Thăng khẳng định: không thể nói là sự việc bất khả kháng, khi thi công phải có các giải pháp như xi nhan, yêu cầu dừng lưu thông dưới đường lúc vận chuyển vật liệu… “Tư vấn giám sát cũng phải chịu trách nhiệm chính. Công an đang điều tra làm rõ vụ việc. Xác định rõ nếu là trách nhiệm của tổng thầu, tư vấn giám sát thì các ông phải đi tù. Xí nghiệp cầu 17 – Cienco 1 là nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ tai nạn”, ông Thăng nêu rõ.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho biết đã yêu cầu Hội đồng thành viên (HĐTV) Cienco 1 làm rõ trách nhiệm của ông Phạm Dũng, Chủ tịch HĐTV. Ông Dũng phải viết báo cáo kiểm điểm và sẽ xem xét hình thức kỷ luật vì thái độ vô cảm, vẫn họp giao ban mà không ra hiện trường vụ tai nạn, dù Bộ trưởng đã có yêu cầu.
Theo Thanh Niên
Thi công đường sắt gây tai nạn chết người: Đình chỉ hàng loạt chức vụ
Ngay sau khi xảy ra tai nạn gây chết người khi thi công đường sắt trên cao Hà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo đình chỉ đối với chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường.
Qúa trình thi công đường sắt trên cao đã gây tai nạn chết người ở Hà Nội (Ảnh: ND)
Chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp khẩn, với sự tham gia của đại diện Ban QLDA đường sắt, Tổng thầu, nhà thầu phụ trực tiếp thi công, tư vấn giám sát.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá đây là vụ tai nạn nghiêm trọng, mà nguyên nhân xảy ra theo báo cáo ban đầu của nhà thầu do vi phạm trong thao tác và không kiểm soát hết được thi công.
Theo thứ trưởng Đông, trách nhiệm trước hết thuộc về tổng thầu, đơn vị trực tiếp thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, quản lý dự án. Ban QLDA đường sắt phải có báo cáo chi tiết vụ việc, rà soát trách nhiệm của các đơn vị và việc xử lý trách nhiệm. Cùng với chỉ đạo Ban QLDA, nhà thầu cắt cử người đến với các gia đình nạn nhân để lo liệu công việc, Thứ trưởng Đông cũng chỉ đạo đình chỉ công việc đối với Chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường xảy ra tai nạn.
Đồng thời, ông Đông cũng yêu cầu rà soát toàn bộ hiện trường thi công, đánh giá lại phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động. Ban QLDA tạm thời dừng thi công công trường dự án này, nơi nào đảm bảo an toàn thi công thì nhà thầu có văn bản đề nghị.
Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đơn vị đã tập trung nhân lực để giải quyết vụ việc và sẽ xem xét toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Cũng theo ông Hùng, ngày hôm trước đơn vị cũng đình chỉ 15 ngày đối với nhà thầu và tư vấn giám sát để xảy ra vụ việc máy bơm vữa bắn vào người đi đường cũng xảy ra ở dự án này.
Theo đại diện nhà thầu phụ thi công: khi xảy ra tai nạn có 5 công nhân thi công, có Chỉ huy trưởng công trường, còn đại diện của nhà thầu tư vấn giám sát không có mặt ở đó. Nguyên nhân dầm sắt bị rơi có thể do khi cẩu lên, mối hàn giữa 2 thanh thép bị gãy và văng xa.
Đại diện nhà thầu chính cho biết, khi xảy ra sự việc, nhà thầu phụ không trực tiếp thông báo cho nhà thầu chính. Theo hồ sơ mà nhà thầu chính nắm được, chiếc cần cẩu còn hạn kiểm định và công nhân lái cẩu có chứng chỉ điều khiển phương tiện phù hợp.
Đại diện nhà thầu chính đánh giá trong quá trình thi công và có vi phạm về thao tác. Bất kể nguyên nhân nào thì cũng không được buộc dây cáp vào vật được cẩu lên cao. Còn sàn bảo vệ phía dưới và trên cao chưa được tốt, tôn quây chưa kín hết phạm vi thi công.
Về phía tư vấn giám sát nêu 3 khả năng có thể dẫn đến tai nạn, do móc cẩu chưa được khóa chặt, dây thừng buộc vào khung cốt thép chưa buộc chặt và cẩu xoay dẫn đến góc va đập. Cả 3 khả năng trên đều phản ánh việc vi phạm quy trình thi công an toàn và kỹ sư phụ trách thiếu trách nhiệm trong công việc.
Theo Infonet
Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao gặp sự cố, gây chết người Bước đầu, cơ quan công an xác định có vấn đề đứt mối hàn tai quang (giá đỡ bó thép khi cẩu lên). Công an Hà Nội cho biết nạn nhân Nguyễn Như Ngọc tử nạn là cán bộ Công an huyện Gia Lâm, đang đi học tại Học viện An ninh Nhân dân. Trong ngày, cơ quan công an đã tiến hành...