Tai nạn đường cao tốc: Đừng để người chết thay cây!
Bộ GTVT vẫn chưa có quy định chi tiêt về Quản lý-Khai thác và Bảo trì đường cao tốc. Doanh nghiêp quan ly đường cao tốc phải tự xây dựng quy định riêng cho mình!
Đường cao tốc “lọt sổ” quy định?
Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về Quản lý-Khai thác và Bảo trì (QL-KT-BT) công trình đường bộ. Thông tư này chỉ đề cập chung chung mà không cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong quá trình duy tu, bảo dưỡng trên các tuyến đường cao tốc.
Theo tìm hiểu của PV, quy định KT-BT từng tuyến cao tốc hiện nay (như đường cao tốc TP HCM – Trung Lương) cũng chỉ nêu: “Người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc phải “có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng, cản trở giao thông”. Quy định này hoàn toàn không có quy định về tốc độ của các phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, bảo dưỡng!
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng khi xe khách lao vào xe bồn tưới cây trên đường cao tốc TP HCM- Trung Lương.
Một doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc (không nêu tên) chia sẻ: “Theo tôi được biết, hiện Nghị định về quản lý KT-BT đường cao tốc đang được Bộ GTVT xây dựng. Trong khi đó, đến thời điểm này các quy định về QL-KT-BT với đường cao tốc về mặt kỹ thuật; các quy định chưa có chi tiết cụ thể…”
Theo doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này thì “việc xe bồn khi tưới cây trên đường cao tốc phải chạy với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn phải như thế nào”… đêu do doanh nghiệp tự xây dựng.
“Chúng tôi đang chờ Bộ GTVT có quy định cụ thể thực hiện trên đường cao tốc, chừng ấy doanh nghiệp mới có cơ sở đầu tư thiết bị hiện đại, thích hợp để phục vụ QL-KT- BT như các quốc gia khác đang làm”, vị cán bộ Quản lý đường cao tốc Long Thanh – Dâu Giây chia sẻ.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường cao tốc như: TP HCM – Trung Lương; TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Pháp Vân – Cầu Giẽ; Hà Nội- Lào Cai – Thái Nguyên đều thực hiện tưới cây xanh bằng xe bồn… và nguy cơ tai nạn thảm khốc là điều khó tránh khỏi khi phương tiện chạy với tốc độ nhanh gặp “xe bồn rùa” phía trước.
Xe bồn “cứu” cây xanh làm chết người?
Video đang HOT
“Vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng do xe khách tông vào xe bồn đang tưới cây xanh trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương tôi cho rằng trách nhiệm trước tiên là của lái xe bồn và doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này. Họ đã cho xe chạy chậm (20km/h) trên làn đường 100km/h trong khi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc không di chuyển chậm, phải đảm bảo tốc độ lưu thông!”, PGS-TS Nguyễn Quang Toản cua Đại học GTVT Hà Nội nhân đinh.
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội cho rằng: “Vụ tai nạn này trách nhiệm trước tiên là tài xế xe bồn và DN Quản lý đường cao tốc vì họ đã cho xe chạy chậm vào làn đường quy định 100km/h”.
Vị Phó giáo sư cho biết thêm: “Khi thực hiện bảo dưỡng, bảo trì trên đường cao tốc phải đóng đường để bảo đảm tuyệt đối ATGT hoặc phải có biện pháp cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để bất cứ giá nào, lái xe cũng phát hiện để chuyển làn. Nếu không có những quy định chặt chẽ thì tai nạn sẽ tiếp tục xảy ra và rất thảm khốc vì xe chạy trên đường cao tốc với tốc độ cao”.
Ông Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Quản lý Đường bộ 4 (đơn vị quản lý duy tu đường cao tốc Bộ GTVT) cho biết: “Do trên đường cao tốc không nhiều cây xanh nên đã sử dụng xe bồn tưới nước. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định khi xe tưới nước chạy 20km/h; trên xe có gắn 2 đèn chớp vàng và có công nhân phất cờ hướng dẫn”.
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, Cục Quản lý đường bộ 4 đã rút kinh nghiệm đồng thời báo cáo đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
“Nếu được chúng tôi sẽ thực hiện ngay”, ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.
Ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết: “Hiện tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây vừa đưa vào sử dụng 20km đầu và dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành toàn tuyến đang sử dụng thiết kế cũ dùng xe bồn tưới nước cây xanh. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn vừa rồi trên cao tốc TP HCM – Trung Lương, đơn vị sẽ điều chỉnh lắp đặt hệ thống tưới nước cây xanh bằng hệ thống tự động”.
Theo thiết kế cũ, tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây cũng thực hiện tưới nước cây xanh bằng xe bồn. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
Liên quan đến vụ TNGT thảm khốc, mới đây cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: “Qua giám định thiết bị định vị hành trình của xe khách Thảo Châu (do tài xế Trần Thanh Phong điều khiển và đã tử vong cùng 6 nạn nhân khác), vào thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách di chuyển với tốc độ 92km/h”.
“Trong khi chờ kết quả của CQĐT, tôi không dám đưa ra nhận xét gì và đã cố hết sức chia sẻ, hỗ trợ cho những nạn nhân và gia đình gặp nạn. Tuy nhiên, tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý hay không”, ông Võ Văn Bá, chủ xe khách Thảo Châu chia sẻ.
Chủ doanh nghiệp vận tải Thảo Châu (đơn vị có xe xảy ra tai nạn) mong muốn CQĐT làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý?
Bà Nguyễn Hồng Lan, một người dân sống gần đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai) góp ý: “Ngày nào cũng thấy xe bồn chạy rì rì tưới cây xanh trong khi tốc độ phương tiện lao đến chóng mặt cứ lo thảm nạn xảy ra. Tôi mong các ngành chức năng hãy nhanh chóng thay đổi phương án chăm sóc cây xanh, bão dưỡng đường chứ đừng để cứu cây xanh mà gây chết người như thế”.
Theo Kiến thức
Các hướng đi tránh kẹt xe khi rời Sài Gòn
Từ ngày 25/1 (nhằm 25 tháng Chạp), lượng người rời TPHCM về quê ăn TếT sẽ tăng rất cao. Do đó, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã thông báo hướng dẫn các loại xe về lộ trình lưu thông từ TPHCM về các tỉnh miền Đông, miền Tây.
Thêm nhiều lộ trình tránh kẹt xe
Đối với các xe về các tỉnh miền Đông, ngoài lộ trình truyền thống là từ Quốc lộ 13 cầu Bình Triệu 1 Quốc lộ 13 Quốc lộ 1, Sở GTVT khuyến cáo người dân đi xe ô tô và xe khách nên chọn thêm lộ trình qua đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vừa mới đưa vào khai thác tạm.
Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vừa được đưa vào khai thác giúp giảm áp lực cho nhiều tuyến đường trục rời thành phố trong dịp Tết này
Để vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, xe khách xuất bến tại Bến xe Miền Đông có thể theo lộ trình sau: Bến xe Miền Đông Quôc lô 13 Đinh Bô Linh Bach Đăng Xô Viết Nghệ Tĩnh Điên Biên Phu cầu Sài Gòn 2 Xa lô Ha Nôi nút giao thông Cát Lái Mai Chi Tho Đông Văn Công Vành đai 2 Đương cao tôc.
Sau khi đi hết đường cao tốc vào địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), xe ô tô có thể chọn 1 trong 2 lộ trình sau để ra quốc lộ 1: rẽ trái vào Quôc lô 51 rẽ phải vào Tinh lô 769 Nga tư Dâu Giây; hoặc rẽ trái vào Quôc lô 51 rẽ phải vào Tinh lô 769 Hương lô 10 (đi Cẩm Đường) rẽ trái vào Quôc lô 56 Quốc lộ 1.
Đối với các xe về các tỉnh miền Tây có thể chọn các lộ trình sau để né đoạn quốc lộ 1 hay kẹt xe: Quốc lộ 1 Ngã 3 Phú Mỹ - Tỉnh lộ 866 Tỉnh lộ 865 Tỉnh lộ 867 Quốc lộ 1; hoặc Quốc lộ 1 Tỉnh lộ 868 đường Tứ Kiệt Quốc lộ 1; hoặc Quốc lộ 1 đường Võ Việt Tân đường Thanh Tâm Tỉnh lộ 868 đường Tứ Kiệt Quốc lộ 1.
Đối với các loại xe mô tô 2 bánh có thể lưu thông thêm lộ trình: Quốc lộ 1 đường Phó Cơ Điều (Tp. Vĩnh Long) Quốc lộ 57 Tỉnh lộ 882 Quốc lộ 60 cầu Hàm Luông Quốc lộ 60 cầu Rạch Miễu ngã 3 Trung Lương. Đối với các loại xe ô tô có thể lưu thông thêm lộ trình: Quốc lộ 1 đường cao tốc TPHCM - Trung Lương ngã 3 Đồng Tâm Tỉnh lộ 878 Quốc lộ 1.
Tăng cường điều tiết các điểm nghẽn
Nhằm tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, Sở GTVT TPHCM cũng đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tại các vị trí giao lộ thường xuyên xảy ra ùn ứ, đảm bảo không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài. Bởi nếu chỉ xảy ra 1 điểm ùn, thời gian quay đầu xe của các tuyến xe sẽ kéo dài dẫn đến trì trệ cả hệ thống, gây ùn ứ khách cục bộ tại TPHCM trong 1 số thời điểm.
Cụ thể, Sở đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trực thuộc Công an TPHCM hỗ trợ tăng cường lực lượng điều tiết giao thông tại các vị trí, giao lộ: đường Đồng Văn Cống, Quốc lộ 1 (đoạn từ nút giao Tân Kiên đến ranh tỉnh Long An và đoạn từ nút giao Trạm 2 đến cầu Đồng Nai), Vành đai 2 - đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây...
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thì đề nghị tăng cường CSGT điều tiết tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao Quốc lộ 1 - Đường tỉnh 870), ngã tư huyện Lai Cậy, cầu An Hữu đến trạm thu phí cầu Mỹ Thuận... Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng cường kiểm soát tại ngã 3 Vũng Tàu, Tam Hiệp, Hố Nai...
Sở GTVT TPHCM cũng đề nghị công an các tỉnh thành trên chủ động xây dựng kế hoạch xử lý hiện trường nhằm giải phóng nhanh mặt bằng trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn giao thông trên địa bàn quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các loại xe lưu thông, tránh tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường trục trong các lộ trình hướng dẫn lưu thông nêu trên.
Ngoài ra, Thanh tra giao thông các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, TPHCM cũng được đề nghị tăng cường lực lượng kiểm tra xử lý tình trạng các loại xe dừng đỗ trái quy định, các loại xe chở khách quá số lượng cho phép gây mất an toàn giao thông trên địa bàn quản lý; lắp đặt đầy đủ các biển báo hướng dẫn hướng lưu thông theo các lộ trình hướng dẫn nêu trên.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Xe cứu thương bỏ chạy, nạn nhân thoi thóp bị 'hôi của' Khi các tài xế xe cứu thương "bỏ chạy", cư dân mạng tỏ ra thông cảm. Tuy nhiên, thông tin nạn nhân bị hôi của khiến nhiều người thật sự phẫn nộ. Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang cho biết thân nhân của người bị nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc TP.HCM - Trung...