Tai nạn cực kỳ nguy hiểm vì vừa ăn vừa chơi?
Con tôi 2 tuổi, mỗi bữa ăn phải chạy theo bé khắp nhà để đút. Có người bảo cho con vừa ăn vừa chơi là nguyên nhân của tai nạn khiến tôi sợ điếng người…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Tr.T.H.M. (27 tuổi;quận 4, TP HCM) hỏi: Con tôi đã mấy lần bị sặc thức ăn nặng, cách đây 1 tháng thậm chí bé bị nặng đến nỗi thở không được, mặt tím cả lại, tôi hoảng hốt chạy đi kêu cứu, may có người hàng xóm chạy qua vỗ lưng mạnh mấy cái, miếng đồ ăn bật ra, cháu thở lại được. Cháu sau đó sợ hãi và phải vào viện vì họng đau rát. Cháu đã được chụp phim, kiểm tra kỹ nhưng không phát hiện bất thường gì khiến bé dễ sặc. Một người bạn tôi biết chuyện thì bảo tại tôi hay cho con vừa ăn vừa chơi nên mới sặc nhiều lần thế và dễ dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Bạn tôi nói có đúng không thưa bác sĩ?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Đúng là bạn nên chấm dứt việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi khắp nhà, đó có thể là nguyên nhân khiến bé dễ sặc như bạn của bạn nói.
Bất lợi đầu tiên của việc vừa ăn vừa chơi là việc hoạt động thể chất mạnh khiến hệ hô hấp phải hoạt động mạnh, tim đập nhanh, thực quản bị ép lại, khiến bé nuốt đồ ăn khó khăn.
Nguy hiểm hơn là việc sặc thức ăn. Phía trên khí quản có cơ quan gọi là nắp thanh môn: nắp này mở ra khi chúng ta thở, đóng lại khi chúng ta ăn uống. Bạn có thể quan sát: không ai có thể vừa thở vừa nuốt nước, thức ăn.
Video đang HOT
Khi chơi, bé phải thở nhiều, việc vừa ăn vừa chơi khiến nắp này chưa kịp đóng lại thức ăn đã trôi xuống, hoặc thức ăn đang xuống nó lại mở ra để thở và thế là thức ăn chui vào khí quản, gây sặc, thậm chí là nghẹt thở hoàn toàn như trường hợp con bạn đã bị.
Hoạt động của nắp thanh môn ở trẻ nhỏ chưa thuần thục, ở người lớn tuổi thì không còn đủ nhạy bén nên người già và trẻ nhỏ dễ sặc khi ăn nhất. Tương tự việc chạy chơi, vừa ăn vừa nói cũng ảnh hưởng đến hoạt động của nắp này và dễ gây sặc.
Trẻ em nên được tập cho ngồi ăn một chỗ ngay từ nhỏ, lúc nhỏ thì có ghế ăn trẻ em, lớn lên như con bạn phải tập ngồi vào bàn, tự cầm muỗng. Bạn không nên nuông chiều, chạy theo con để đút ăn nữa vì như tôi đã nói, việc vừa ăn vừa nói, vừa chơi có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm.
Anh Thư
Theo Người lao động
Ung thư phổi: Căn bệnh có thể mắc phải bất cứ lúc nào và nguyên nhân lại đến từ những thứ thân thuộc xung quanh bạn
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này và không nhận thức được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là từ đâu.
Phổi là một bộ phận của hệ hô hấp, giữ vai trò quan trọng là đưa oxy từ không khí vào và thải ra khí CO2 (carbon dioxide) ra khỏi cơ thể. Cấu tạo của phổi gồm có khí quản là ống dẫn khí chính (hay còn gọi là cuống phổi) và buồng phổi được chia đều sang 2 bên trái, phải của cơ thể, mỗi buồng phổi đều có ống dẫn khí. Bên trong các ống dẫn khí có lớp màng nhầy mỏng, có tác dụng giữ bụi và các chất bẩn khác.
Hiện nay, bệnh ung thư phổi đang ngày càng lan rộng và xuất hiện phổ biến hơn. Bệnh thường được hình thành trong các mô tế bào của phổi, xen kẽ trong các tế bào của ống dẫn khí. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về loại bệnh này là điều thật sự cần thiết để chủ động phòng tránh bất cứ lúc nào.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những khối u ác tính trong các tế bào của ống dẫn khí. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, khối u này sẽ dần lan ra ngoài phổi và đi đến các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể, đây cũng được biết đến là quá trình di căn.
Hầu hết, các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi được gọi là ung thư biểu mô. Có 2 loại ung thư chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).
Ung thư phổi chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở nam giới. Ngoài ra, ở nữ giới thì số người mắc bệnh và chết vì ung thư phổi cũng rất cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi là từ đâu?
- Hút thuốc lá thường xuyên: Chính thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Dần dần, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển lên thành ung thư. Ngoài những người hút thuốc lá thường xuyên, những người phải ngửi khói thuốc trực tiếp trong một thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra loại chất gây ung thư, có thể đe dọa tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.
- Mắc bệnh phổi mãn tính: Những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi vô cùng cao. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính cũng có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sản sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh, dần dần phát triển thành ung thư phổi.
- Ô nhiễm không khí: Nguồn không khí quanh nơi bạn sống, hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. Đặc biệt, nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon, amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, hay quá trình luyện thép, ni-ken, crôm, khí than... thì càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Tương tự đó, những người có công việc phải tiếp xúc trực tiếp trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc phải bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.
- Yếu tố di truyền: Ngoài những nguyên nhân trên thì bạn cũng nên tìm hiểu về những người thân trong gia đình mình. Bởi nếu nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm từ sớm. Do bệnh này nếu phát hiện ra càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thêm nữa, với những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, do đó hoạt động trao đổi chất cũng bị suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng mắc phải các bệnh về phổi.
Theo Trí Thức Trẻ
Tạo hình thành công khí quản cho bệnh nhân tắc đường thở Các bác sĩ Khoa ngoại Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa tạo hình khí quản thành công cho bệnh nhân 67 tuổi ở Cần Thơ bị tắc đường thở. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị tắc đường thở do chèn ép khí quản. Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Hoàng E. (ở Cờ Đỏ- Cần...