Tài liệu tuyệt mật tiết lộ việc Facebook quyết định tích hợp tính năng thu thập dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn của người dùng
Facebook vẫn đang âm thầm làm những việc có lợi cho mình, thay vì có lợi cho người dùng và thế giới.
Hồi tháng 3 đầu năm nay, Facebook bị cáo buộc thu thập dữ liệu nhất ký cuộc gọi và tin nhắn của người dùng trên các thiết bị Android, trong khi người dùng không hề đồng ý điều đó. Facebook phủ nhận và cho rằng đã cảnh báo trước với người dùng, đồng thời cho phép họ có quyền tắt tính năng thu thập dữ liệu này.
Một bản tài liệu tuyệt mật của Facebook mới bị Quốc hội Anh công bố ngày hôm qua, đã tiết lộ sự thật về việc Facebook thu thập dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn của người dùng. Tài liệu này cho biết Facebook đã thảo luận nội bộ và quyết định sẽ thu thập dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn mà không yêu cầu sự đồng ý của người dùng một cách rõ ràng.
Theo các tài liệu này, trong đó bao gồm cả email nội bộ từ năm 2015, lãnh đạo Facebook nhận thức được rằng việc thu thập dữ liệu nhật ký cuộc gọi và tin nhắn của người dùng có rủi ro rất lớn.
Mặc dù vậy, nhóm phát triển của Facebook quyết định tính toán trước các thiết hại và vẫn tiến hành thực hiện.
Trong một email khác, nhóm phát triển lên kế hoạch để cho người dùng có thể quyết định cho phép tính năng thu thập dữ liệu này hoạt động hay không. Nó yêu cầu người dùng cấp quyền một cách rõ ràng cho Facebook để thu thập dữ liệu nhật ký cuộc gọi và tin nhắn.
Video đang HOT
Tuy nhiên các email tiếp theo lại tiết lộ rằng nhóm phát triển đang tìm cách để giấu tính năng này, “không cần thông qua một hộp thoại cấp phép Android”. Về cơ bản hộp thoại này sẽ bật lên khi người dùng cập nhật ứng dụng Facebook từ Play Store, yêu cầu người dùng cấp quyền cho ứng dụng hoạt động.
Hiểu một cách đơn giản thì tài liệu tuyệt mật tiết lộ rằng Facebook cố tình làm cho tính năng thu thập dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn trở nên khó phát hiện bởi người dùng. Thực tế là người dùng không biết việc họ cấp phép cho các tính năng này hoạt động, trong khi Facebook khẳng định rằng họ không tự ý làm điều đó mà không có sự đồng ý của người dùng.
Facebook vẫn đang âm thầm làm những việc có lợi cho mình, thay vì có lợi cho người dùng và thế giới.
Theo GenK
Trung Quốc yêu cầu Tencent, Alibaba thu thập dữ liệu người dùng
Dữ liệu hoạt động Internet của người dùng sẽ được các tập đoàn khổng lồ của quốc gia này như Tencent hay Alibaba thu thập một cách hợp pháp theo quy định mới của luật.
Hôm thứ 6 vừa qua, Trung Quốc đã ban hành quy định mới, yêu cầu các công ty hoạt động trên lĩnh vực Internet phải thu thập và lưu trữ dữ liệu hoạt động của người dùng.
Các nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet của Trung Quốc phải thu thập dữ liệu người dùng.
Theo đó, quy định mới áp dụng với mọi công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến trong nhóm có khả năng ảnh hưởng đến ý kiến dư luận hoặc "khuyến khích công chúng tham gia vào một việc cụ thể", theo thông báo được đăng tải trên website của Cục Quản trị mạng Trung Quốc.
Các công ty này phải bắt đầu ghi nhận nhật kí hoạt động của người dùng đăng tải bài viết trên blog, phòng chat, những nền tảng video, các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Theo giới chức Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia và trật tự xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cần phải có khả năng xác minh danh tính người dùng, lưu trữ các thông tin quan trọng như nhật kí cuộc gọi, trò chuyện, thời gian hoạt động, địa chỉ mạng.
Nhà chức trách sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định mới này của các công ty. Tuy nhiên, trường hợp nào chính quyền sẽ yêu cầu cung cấp dữ liệu thì chưa được quy định rõ.
Theo điều khoản sử dụng dịch vụ của các nền tảng mạng xã hội lớn tại quốc gia này như WeChat và Weibo, người sử dụng phải cung cấp thông tin cá nhân cho chính phủ Trung Quốc khi cần.
Hàng trăm triệu người dùng Weibo sẽ ảnh hưởng bởi chính sách mới.
Quy định mới sẽ ảnh hưởng lớn đến các tập đoàn và startup khổng lồ như Tencent, Alibaba, Baidu, ByteDance (công ty đứng sau ứng dụng video TikTok). Không rõ những tập đoàn quốc tế như Apple có nằm trong phạm vi điều chỉnh của quy định này hay không.
Thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường công tác quản lí thông tin trên Internet.
Đầu tháng 11, Cơ quan quản lí mạng đã đóng cửa gần 10.000 tài khoản mạng xã hội vì "vi phạm quy định về đạo đức, pháp luật" và "làm tổn hại đến dư luận tích cực của cộng đồng mạng". Trước đó, vào tháng 4/2018 chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa mạng xã hội Toutiao cho phép người dùng chia sẻ chuyện cười, video và ảnh động vì cho rằng có nhiều bài đăng thô tục.
Hầu hết nền tảng mạng xã hội và công cụ Internet phổ biến nhất toàn cầu, bao gồm Facebook, Google, và Twitter đều bị cấm ở Trung Quốc.
Theo Báo Mới
Mỹ: Kẻ thù ác liệt nhất của Facebook là ai? Facebook nên sợ ai nhất khi công ty này đang đối phó với một loạt các vụ bê bối về việc xử lý dữ liệu người dùng và vai trò của nó trong việc truyền bá tin tức giả mạo? Có thể là các chính trị gia Mỹ? Cũng có thể là các nhà vận động bảo mật của Đức và những giám...