Tài liệu chưa từng được công bố về Android
Trước khi được Google mua lại vào năm 2005, Android là một startup phát triển hệ điều hành cho điện thoại với mô hình kinh doanh mới mẻ.
Android được thành lập năm 2003 bởi Andy Rubin, Chris White, Rich Miner và Nick Sears. Sau khi ý tưởng cung cấp hệ điều hành cho camera thất bại, công ty chuyển sang thị trường đang bùng nổ là điện thoại cơ bản và tương lai của ngành di động.
Từ đó, Android đã lên kế hoạch phát triển hệ điều hành mã nguồn mở cho di động rồi chào hàng trước đối tác, mục tiêu thuyết phục họ đặt hàng điện thoại cài sẵn Android.
Trong một bài thuyết trình năm 2004, công ty đã chia sẻ nhiều thông tin về thị trường di động, chiến lược đối phó với các hệ điều hành phổ biến thời điểm ấy như Windows Mobile, Symbian.
Andy Rubin là một trong những nhà sáng lập của Android vào năm 2003.
Ra đời nhằm cạnh tranh Windows Mobile, Symbian
Mở đầu slide thuyết trình, Android cho biết doanh số điện thoại năm 2004 gấp 3,7 lần PC. Lúc ấy, những chiếc điện thoại cơ bản có sức mạnh tương tự máy tính để bàn năm 1998. Công ty cho biết phần mềm sẽ chiếm phần lớn giá thành sản xuất của thiết bị.
Android đã chỉ ra điểm yếu trong hệ điều hành của nhiều mẫu điện thoại thời điểm đó, bao gồm sự tối ưu kém giữa phần mềm và phần cứng. Android khẳng định nền tảng của họ đã khắc phục những điểm yếu trên.
Khi Android xuất hiện, Windows Mobile và Symbian là những hệ điều hành di động phổ biến nhất thị trường. Tuy nhiên chúng là nền tảng mã nguồn đóng, chủ yếu dành cho người dùng doanh nghiệp hoặc điện thoại cao cấp. Theo Android, thị trường vẫn còn khoảng trống cho hệ điều hành di động mã nguồn mở, phục vụ nhu cầu sử dụng cơ bản, giải trí lẫn làm việc. Đó là thị trường mà Android hướng đến.
Để tiếp cận nhà mạng, Android đưa ra sứ mệnh cung cấp hệ điều hành di động mã nguồn mở với mô hình kinh doanh dựa trên dịch vụ Internet. Công ty dự báo thị phần Android tại Mỹ sẽ đạt 6%, đưa ra xu hướng của app di động trong tương lai dựa trên công nghệ 3G.
Video đang HOT
Slide thuyết trình cho thấy thị trường mà Android hướng đến ban đầu
Lúc ấy, Android đang đàm phán với Samsung và HTC, trao đổi với các nhà mạng và lãnh đạo Sun để được cấp giấy phép sử dụng Java. Một chiếc điện thoại cơ bản được mô tả trong slide thuyết trình của Android với trang chủ Google, các nút điều khiển vật lý.
Tiếp theo, Android đưa ra hàng loạt ưu điểm của hệ điều hành này so với đối thủ. Những ứng dụng nổi bật của hệ điều hành này gồm danh bạ có khả năng đồng bộ, ứng dụng lịch dễ dàng sử dụng và một số app liên lạc. Điều đáng chú ý là Voice UI, dường như nhắc đến tính năng điều khiển bằng giọng nói.
Android nhận định một số đối thủ trên thị trường nền tảng di động gồm Openwave, Savaje, Hopen, Monta Vista… Tuy nhiên, đa số chúng là nền tảng nguồn đóng, không có dịch vụ hoặc API để tùy biến. Công ty còn cung cấp số liệu về thị phần hệ điều hành di động năm 2003, những cái tên phổ biến gồm Symbian, Microsoft (Windows Mobile) và Palm OS.
Một mẫu điện thoại chạy Android được minh họa trong slide thuyết trình
Trở thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới
Android cho rằng cơ hội của hãng nằm ở điện thoại cơ bản, đồng thời đưa ra những lợi ích cho nhà mạng khi hợp tác với công ty. Với nhiều người, đây là ý tưởng không mấy khả thi bởi thị trường di động ngày ấy bị chi phối mạnh bởi nhà mạng. Tuy nhiên theo thời gian, Android đã chứng minh hướng đi của họ là hợp lý. Tháng 1/2005, đồng sáng lập Google Larry Page liên hệ Android. 6 tháng sau, công ty này được Google mua lại với giá 50 triệu USD.
Sau khi thâu tóm Android, Google tiếp tục phát triển hệ điều hành cùng tên, tích cực hợp tác với nhà mạng và hãng điện thoại. Theo PitchBook , Android đã huy động 310.000 USD trong một vòng gọi vốn trước khi về tay Google.
Kể từ đó, Android trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, chiếm thị phần khoảng 3/4 trên toàn cầu, theo thống kê của Strategy Analytics . Qua từng năm, nền tảng này liên tục được cải tiến, bổ sung tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm sử dụng, phục vụ nhu cầu khác nhau của mỗi người.
Cẩn thận mất tiền, thông tin cá nhân với ứng dụng FacePlay đang "gây sốt"
FacePlay là ứng dụng di động đang "gây sốt" cộng đồng mạng tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng nếu không cẩn thận, người dùng có thể bị mất tiền và thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng này.
FacePlay là ứng dụng cho phép ghép gương mặt của người dùng vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cung cấp. FacePlay cung cấp một kho video đa dạng, từ những video cổ trang Trung Quốc đến những đoạn video nổi tiếng trên mạng xã hội... khả năng xử lý và ghép gương mặt của người dùng vào video của FacePlay rất ấn tượng và khá khớp, điều này giúp cho FacePlay nhanh chóng "gây sốt" và được cư dân mạng yêu thích, đặc biệt tại Việt Nam.
FacePlay cho phép ghép gương mặt người dùng vào những đoạn video hài hước.
Tuy nhiên, nếu sử dụng FacePlay, người dùng có thể phải đối mặt với nguy cơ mất tiền và cả mất các thông tin cá nhân.
FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros (có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc). Ứng dụng này ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng không hiểu vì lý do gì hiện tại phiên bản FacePlay trên nền tảng CH Play dành cho Android đã bị xóa bỏ, chỉ còn phiên bản dành cho iOS.
FacePLay chỉ cho phép người dùng sử dụng thử ứng dụng trong 3 ngày, nhưng phiên bản miễn phí của ứng dụng sẽ thường xuyên xuất hiện quảng cáo, dán nhãn bản quyền lên những video sau khi xử lý và đặc biệt quá trình xử lý video sẽ diễn ra rất chậm.
Để không bị làm phiền bởi quảng cáo và tăng tốc độ xử lý video, người dùng có thể trả tiền để đăng ký bản quyền của ứng dụng. Tuy nhiên, FacePlay sẽ không cho phép người dùng mua đứt ứng dụng trong một lần, mà chỉ có thể đăng ký dùng ứng dụng với một thời hạn nhất định.
Cách hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của FacePlay có thể khiến nhiều người hiểu lầm và chấp nhận chi tiền.
Hiện FacePlay có mức giá 139.000 đồng/tuần sử dụng, hoặc 1,059 triệu đồng cho một năm sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi hiển thị mức giá phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng, FacePlay lại rút ngắn đi 2 số "0" trong mức giá tiền, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ứng dụng chỉ có giá 1.390 đồng/tuần hoặc 10.590 đồng/năm, mức giá chỉ bằng 1% so với mức giá thực tế mà họ phải trả, khiến nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua ứng dụng, mà không hay biết họ sẽ trả số tiền cao hơn gấp 100 lần mức giá đã hiển thị.
Đặc biệt, sau khi hết 3 ngày sử dụng thử, nếu người dùng không gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị, FacePlay sẽ tự động đăng ký mua phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng với hạn sử dụng trong một tuần mà không cần hỏi ý kiến của người dùng. Do vậy nếu không chú ý, người dùng sẽ bị mất tiền oan bởi tính năng này
Thông báo cho thấy FacePlay sẽ tự động gia hạn khi sắp hết thời gian sử dụng, nhưng nhiều người đã không chú ý đến chi tiết này.
Chưa dừng lại ở đó, ứng dụng còn có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản chuyên nghiệp ứng dụng. Chẳng hạn, nếu người dùng đăng ký sử dụng phiên bản Pro của ứng dụng trong vòng một tuần, thì sau khi hết hạn, ứng dụng sẽ tự động gia hạn thêm một tuần sử dụng nữa mà không cần hỏi ý kiến của người dùng, điều này sẽ khiến FacePlay trừ tiền trong thẻ tín dụng của người dùng ngay cả khi họ không có ý định tiếp tục dùng ứng dụng này.
Do vậy, để tránh mất tiền oan, người dùng cần gỡ bỏ ứng dụng trước khi thời hạn sử dụng kết thúc và phải hủy bỏ đăng ký phiên bản Pro nếu không có ý định tiếp tục dùng ứng dụng này.
Ngoài vấn đề mất phí, một vấn đề khiến nhiều người lo ngại khác đó là FacePlay sẽ thu thập khá nhiều thông tin trên smartphone của người dùng. Đầu tiên, do đây là ứng dụng xử lý video dựa vào gương mặt của người dùng, nên FacePlay sẽ thu thập hình ảnh về gương mặt, từ đó giúp ứng dụng có thể nhận diện và xử lý gương mặt trên video được hiệu quả và chính xác hơn.
FacePlay đòi hỏi nhiều quyền hạn không cần thiết cho một ứng dụng xử lý video, như thông tin về địa điểm hay thông tin cá nhân của người dùng.
Đặc biệt, phiên bản FacePlay trên iOS sẽ yêu cầu khá nhiều quyền hạn dường như không cần thiết đối với một ứng dụng xử lý video, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc (email, số điện thoại...), lịch sử giao dịch... Việc FacePlay thu thập những thông tin nhạy cảm này có thể khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng AppStore của Apple và vẫn chưa cảnh báo thực sự nào về việc ứng dụng thu thập thông tin cá nhân của người dùng, do vậy, bạn vẫn có thể sử dụng FacePlay để tạo ra những đoạn video hài hước, nhưng chấp nhận các rủi ro gặp phải khi dùng ứng dụng.
Mã độc Android được cho là phát tán từ Việt Nam đã tấn công hơn 10.000 tài khoản Facebook trên 140 quốc gia Công ty bảo mật Zimperium đã phát hiện ra một chiến dịch lây lan mã độc thông qua việc chiếm quyền điều khiển trên mạng xã hội, các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba và các ứng dụng được cài đặt bên ngoài. Một loại Trojan Android mới đã được xác định bởi công ty an ninh mạng Zimperium, phần mềm...