Tái lập thêm một đoạn đường Lê Lợi trên tuyến metro Bến Thành- Suối Tiên
Sau nhiều năm rào chắn đường Lê Lợi để thi công dự án metro Bến Thành – Suối Tiên, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc tái lập hoàn trả mặt bằng.
Một phần đường Lê Lợi, đoạn từ Nguyễn Huệ đến Pasteur đã được bàn giao mặt bằng.
Ngày 27/4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) cho biết đã tái lập và hoàn trả mặt bằng khu vực hầm đào hở đường Lê Lợi, đoạn từ Nguyễn Huệ đến Pasteur. Riêng đoạn từ ngã tư Lê Lợi – Pasteur đến ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng đã tháo dỡ rào chắn và sẽ được bàn giao trước Lễ 30/4 – 1/5.
Mặt bằng đường Lê Lợi, đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến Pasteur được đưa vào nghiệm thu.
Ông Vũ Phan Minh Trí, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án 1 (Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh) cho biết, việc hoàn trả mặt bằng đường Lê Lợi để góp phần chào mừng Kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022) và Quốc tế Lao động, cũng như đánh dấu mốc quan trọng của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Ngoài ra, việc hoàn trả mặt bằng đường Lê Lợi còn mang lại hiệu ứng tích cực cho những cư dân xung quanh dự án, đồng thời góp phần hồi phục về kinh tế, du lịch của TP Hồ Chí Minh sau đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Đường Lê Lợi, đoạn từ Pasteur đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã được tháo dỡ hàng rào và sẽ hoàn trả mặt bằng trước Lễ 30/4-1/5.
“Đoạn từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi đến ngã ba Phan Bội Châu chúng tôi dự kiến hoàn trả mặt bằng và đưa vào nghiệm thu cũng như tháo dỡ hàng rào vào giữa tháng 6/2022. Riêng đoạn trước chợ Bến Thành chúng tôi dự kiến sẽ hoàn trả mặt bằng trước Lễ 2/9/2022″, ông Trí cho biết thêm.
Đoạn trước chợ Bến Thành dự kiến sẽ hoàn trả mặt bằng trước Lễ 2/9/2022.
Trong buổi sáng cùng ngày, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức Lễ biểu dương gương điển hình người lao động tiên tiến trong công tác tái lập mặt bằng đường Lê Lợi của gói thầu 1A tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh biểu dương các gương điển hình người lao động tiên tiến trong công tác tái lập mặt bằng đường Lê Lợi.
Sự cố gối cầu dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vẫn chưa được giải quyết
Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố về sự cố gối cầu cao su của cầu cạn thuộc gói thầu số 2 (CP2) dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; trong đó yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm sự việc theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình.
Các đơn vị đi kiểm tra hiện trường, nơi xảy ra sự cố gối cao su sử dụng cho dầm cầu cạn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bị mất ổn định rơi khỏi đá kê gối (ảnh tư liệu).
Sự cố gối cầu bị rơi, chuyển vị khỏi đá kê gối thuộc gói thầu CP2 bắt đầu xảy ra vào cuối tháng 10/2020. Kết quả kiểm tra phát hiện 1 vị trí trụ bị rơi gối cao su và 5 vị trí có chuyển vị gối cao su trong tổng số 900 trụ (chiếm 0,67%).
Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, khi được phát hiện đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, dù Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và UBND TP Hồ Chí Minh đã có nhiều văn bản ý kiến, chỉ đạo. Ban Quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị liên quan vẫn chưa có kết luận cuối cùng và có sự chưa thống nhất giữa các đơn vị liên quan về nguyên nhân sự việc.
"Ban Quản lý đường sắt đô thị đang phụ thuộc vào công tác xác định và các số liệu quan trắc, thí nghiệm của Liên danh SCC (nhà thầu CP2) cùng các báo cáo đánh giá của Liên danh WSP Finland và Transico (tư vấn độc lập bên thứ ba của Liên danh SCC) gây tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng công trình và phát sinh khiếu kiện, khiếu nại của các nhà thầu liên quan", Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh phân tích.
Theo dự kiến của Ban Quản lý đường sắt đô thị thì "Tư vấn độc lập bên thứ ba của Liên danh SCC sẽ có các đánh giá về các nguyên nhân của sự việc rơi, chuyển vị gối cầu cao su dự kiến ngày 15/12/2021. Trên cơ cở đó, Ban Quan lý và đại diện của Chủ đầu tư - Tư vấn NJPT sẽ đưa ra đánh giá và kết luận cuối cùng".
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Ban Quản lý đường sắt đô thị và các đơn vị liên quan vẫn chưa có kết luận và giải quyết sự việc. Do đó, Ban Quản lý đường sắt đô thị cần khẩn trương, chủ trì, phối hợp với các tư vấn và nhà thầu lập kế hoạch chi tiết giải quyết sự việc đảm bảo phù hợp thực tế và quy định pháp luật để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc và có biện pháp xử lý nếu tiếp tục xảy ra việc chậm trễ.
Trước đó, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh cũng đã có các văn bản phân tích, báo cáo UBND thành phố và gửi Ban Quản lý đường sắt đô thị về trách nhiệm quản lý chất lượng và xử lý phát sinh trong quá trình thi công dự án của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Theo đó, trong quá trình thi công tuyến metro số 1 (công trình cấp đặc biệt), Ban Quản lý đường sắt đô thị, Tư vấn chung NJPT và nhà thầu là các đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công trình; khi công trình có phát sinh sự việc, tồn tại về chất lượng thì các cơ quan, đơn vị này có trách nhiệm giải quyết sự việc.
Ban Quản lý đường sắt đô thị với vai trò chủ đầu tư phải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tư vấn và nhà thầu xác định nguyên nhân sự việc, đề ra biện pháp và triển khai khắc phục đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án. Trường hợp trong quá trình thực hiện có phát sinh nội dung vượt thẩm quyền mới cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, việc Ban Quản lý đường sắt đô thị khẳng định "Liên danh SCC hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các chậm trễ nêu trên và chất lượng công trình" và kết luận "Ban Quản lý đường sắt đô thị và đại diện Chủ đầu tư - Tư vấn NJPT sẽ đưa ra đánh giá và kết luận cuối cùng, từ đó sẽ tiếp tục có báo cáo cụ thể hơn về nguyên nhân sự việc và đề xuất cho UBND thành phố hướng xử lý" là chưa phù hợp.
Ngoài ra, tại công văn ngày 21/3 vừa qua, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cũng đã có ý kiến "Hiện nay, Chủ đầu tư chậm trễ trong việc kết luận về xác định nguyên nhân sự cố và giải pháp khắc phục sửa chữa" và yêu cầu "Khẩn trương tổ chức xác định nguyên nhân sự cố rơi gối cầu, phê duyệt biện pháp khắc phục sửa chữa làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo".
Để đảm bảo giải quyết sự việc phù hợp quy định, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đề nghị Ban Quản lý đường sắt đô thị thực hiện đầy đủ các ý kiến, chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng; thường xuyên báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng trong quá trình giải quyết sự việc; thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, chỉ đạo các tư vấn và nhà thầu khẩn trương giải quyết dứt điểm sự việc theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình; lập kế hoạch giải quyết sự việc đảm bảo phù hợp quy định; có biện pháp xử lý các cá nhân, đơn vị có hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết sự việc.
Đào tạo lái tàu tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội 40 học viên lái tàu thuộc Dự án Đường sắt đô thị thí điểm (metro), tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đang được đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành tại Depot Nhổn và Đại học công nghiệp Hà Nội (cạnh Depot). Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), trong quá trình đào tạo, các...