Tài khoản trong ngân hàng Vietcombank bị kẻ lạ rút mất nửa tỷ đồng
Chỉ trong một ngày đêm, cho dù không giao dịch nhưng tài khoản Ngân hàng Vietcombank của chị Hương bỗng dưng “bốc hơi” mất nửa tỷ đồng.
Mới đây, chúng tôi nhận được phản ánh của chị Hoàng Thị Na Hương (trú tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), cho biết chị bị ai đó rút mất 500 triệu đồng trong tài khoản Ngân hàng Vietcombank trong khi chị không hề giao dịch.
Chủ thẻ không giao dịch nhưng tiền trong thẻ ATM Vietcombank bị người khác “móc” mất nửa tỉ đồng. Ảnh minh họa
Tài khoản của chị Hương số 001100115xxxx được mở tại Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Trần Quang Khải, Hà Nội. Chị Hương cho hay, lúc 23h18′ ngày 3/8/2016, tài khoản của chị bị chuyển 100 triệu đồng sang cho một tài khoản khác. Lúc 00h56′ ngày 4/8/2016, chuyển tiếp 2 giao dịch qua tài khoản với số tiền 100 triệu đồng. Tiếp tục, lúc 5h17′ ngày 4/8/2016, chuyển 3 giao dịch qua internet banking, mỗi giao dịch có số tiền 100 triệu đồng. Tổng các giao dịch là 500 triệu đồng.
Chị Hương nhận được tin nhắn báo số dư tài khoản qua email vào buổi sáng, tuy nhiên không có tin nhắn mã OTP như thường lệ khi có giao dịch. Vào thời điểm diễn ra việc chuyển tiền này, chị Hương đang ngủ ở nhà. Qúa lo sợ, chị Hương gọi điện cho Vietcombank để thông báo và khóa tài khoản vào lúc 7h50′ ngày 4/8/2016.
Chị Hương cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, phải rất khó khăn chị mới gặp được tổng đài 24/7 của ngân hàng để phản ánh về vụ việc. Hầu hết các tổng đài viên đều hỏi chị có click vào đường link nào không?
Video đang HOT
“Tôi nói là không và từ khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Viecombank tôi chưa bao giờ nhận được khuyến cáo nào”, chị Hương trình bày.
Hiện, phòng giao dịch Ngọc Khánh có yêu cầu chị Hương làm đơn tra soát và đã chuyển lại số tiền 300 triệu đồng trong sáng ngày 8/8/2016. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, số tiền 200 triệu đồng còn lại của chị Hương bị ai rút vẫn chưa được Vietcombank hoàn trả.
Ngày 11/8, trong cuộc gặp với đại diện Ngân hàng Vietcombank nhằm tìm hiểu về trường hợp của mình, chị Hương đã được Phó Tổng giám đốc của ngân hàng này, ông Đào Minh Tuấn cho biết đây là sự việc rất nghiêm trọng và đã được báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước.
Trước nghi vấn liệu tài khoản của mình có bị tin tặc đánh cắp hay không, chị Hương nói không biết thế nào và đang rất hoang mang về độ an toàn thông tin của hệ thống ngân hàng Vietcombank. Bởi số điện thoại có thể thực hiện giao dịch chỉ có mình chị sử dụng, ngoài ra khi lên mạng chị cũng không truy cập vào bất kỳ đường link nào có liên quan tới việc chuyển tiền hay bắt đăng nhập tài khoản ngân hàng.
Trao đổi với phóng viên, một đại diện Ngân hàng Vietcombank cho biết, trường hợp của chị Hương là có thật. Hiện tại Vietcombank đang trong quá trình phối hợp với cơ quan công an để điều tra vụ việc vì có liên quan tới yếu tố tội phạm.
Khi được hỏi, liệu có khả năng hệ thống Vietcombank bị tin tặc tấn công từ đó dẫn tới việc tài khoản của chị Hương bị mất tiền hay không? vị này khẳng định không có chuyện đó bởi hệ thống của Ngân hàng Vietcombank hoàn toàn đảm bảo về bảo mật.
“Có khả năng là do lỗi từ khách hàng khi họ vào trang web giả mạo từ đó dẫn tới việc thực hiện các giao dịch ngoài ý muốn”, vị đại diện Vietcombank nhận định.
Tuy nhiên, trước câu hỏi: Nếu không phải lỗi từ phía ngân hàng, tại sao sau khi xảy ra sự cố Vietcombank có hoàn trả 300 triệu đồng cho chị Hương? vị đại diện thừa nhận là có việc trả lại như vậy nhưng nội dung cụ thể cần phải xác minh và sẽ trả lời sau.
Theo_VietNamNet
Ngân hàng đầu tiên báo lãi lớn nhờ cho vay lãi suất cao
Vietcombank vừa công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2016 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch năm. Một trong những nhân tố đóng góp chính vào lợi nhuận của Vietcombank là đẩy mạnh cho vay vào các phân khúc có lãi suất cao như cho vay cá nhân...
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết tính đến 30.6.2016, huy động vốn đạt 535.203 tỷ đồng, tăng 6,72% so với 2015, đạt 102,23% kế hoạch 6 tháng và đạt 92,93% kế hoạch cả năm.
"Tín dụng tăng cao hơn mức tăng của ngành ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ, cao nhất trong 4 năm trở lại đây khi dư nợ tín dụng đạt 437.580 tỷ đồng, tăng 10,76% so với cuối năm 2015, đạt 102,63% kế hoạch 6 tháng và đạt 94,67% kế hoạch năm. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, thu hồi nợ ngoại bảng đạt kết quả khả quan, các hệ số an toàn tiếp tục được đảm bảo", ông Dũng cho biết.
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank
Cũng theo ông Dũng, 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ xấu được xử lý là 2.411 tỷ đồng; hệ số an toàn vốn (CAR) cao hơn mức quy định của NHNN. Các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 24,8 tỷ USD, tăng 8,34% so với cùng kỳ...
"Với các kết quả đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch năm 2016", ông Dũng cho biết.
Bình luận về kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Vietcombank, CTCK TPHCM (HSC), cho rằng cho vay đến cuối tháng 6 chủ yếu vào phân khúc cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Điều này giúp cho tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) tăng 0,1%, từ 2,65% trong 6 tháng đầu năm 2015 lên 2,75% nhờ tỷ lệ LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) thuần tăng.
"Bên cạnh đó, tăng trưởng cho vay vượt tăng trưởng huy động cộng với sự chú trọng của Vietcombank vào các phân khúc cho vay lãi suất cao chẳng hạn như cho vay cá nhân. Đồng thời Vietcombank có thế mạnh mạng lưới nên có thể tập trung cho vay các mảng cho vay có lãi suất cao chẳng hạn như cho vay tiêu dùng. Điều này là nhờ hệ số LDR ở mức hợp lý trong khi tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng ở mức thấp", HSC phân tích.
Được biết, năm 2016, Vietcombank dự kiến đạt tổng tài sản 765.438 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2015. Dư nợ cho vay tăng 17%, tiền gửi của khách hàng tăng 15%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 10% so với mức lợi nhuận đạt được năm 2015.
Tuy nhiên, HSC dự báo tăng trưởng tín dụng của Vietcombank sẽ đạt khoảng 21%. "Với hệ số LDR thấp đồng thời CAR được cải thiện sau phát hành riêng lẻ, theo đó Vietcombank có thể đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng hơn nữa", HSC dự báo.
HSC cũng dự báo tỷ lệ NIM của Vietcombank trong năm 2016 sẽ tăng 0,06%, do lo ngại về yêu cầu giảm lãi suất cho vay gần đây của NHNN.
Tuy nhiên, HSC cho rằng có 4 yếu tố giúp Vietcombank duy trì đà tăng của tỷ lệ NIM, đó là hệ số LDR tăng; ảnh hưởng cả năm của đầu tư trái phiếu USD lợi suất cao; tác động có lợi từ sự thay đổi của cấu trúc cho vay khi lãi suất ưu đãi áp dụng cho năm đầu tiên của các khoản vay đã không còn và theo đó ghi nhận lãi suất cao hơn cho những năm sau; cho vay cá nhân tăng 40 -50% so với năm 2015.
"Chúng tôi ước tính cứ 1% tăng của tỷ trọng các khoản vay cá nhân sẽ tương ứng tác động tăng 0,02% tỷ lệ NIM. Mảng cho vay cá nhân là đóng góp quan trọng ở đây, tuy nhiên, thực tế cho thấy sản phẩm cho vay cá nhân của VCB không quá hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác", HSC bình luận.
Chẳng hạn, ngân hàng không còn cung cấp dịch vụ thấu chi, một sản phẩm phổ biến trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và ngân hàng có vẻ vẫn quá thận trọng trong việc kiểm soát tỷ suất nợ vay trên tài sản thế chấp đối với cho vay tiêu dùng.
Theo Danviet
"2 năm vẫn không vay được vốn 67": Nhân viên tín dụng thiếu chuyên nghiệp! Báo NTNN/Dân Việt ra ngày 24.6 phản ánh việc một ngư dân ở Quảng Ngãi mất gần 2 năm tìm hiểu, làm thủ tục vay vốn đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 nhưng vẫn không được ngân hàng cho vay... Theo các chuyên gia kinh tế và ngân hàng, trong vụ việc này có sự thiếu chuyên nghiệp của cán bộ...