Tài khoản chung cho vợ chồng son: Nên hay không?
Đúng là tiền không thể mua được tình yêu, nhưng nó cũng lại là một trong những nguyên nhân chính gây ra xích mích giữa các cặp đôi.
Một trong những câu hỏi “hóc búa” nhất mà các cặp vợ chồng son gặp phải là :”Chúng mình có nên có tài khoản chung không hay là tiền ai người ấy giữ?” Không có câu trả lời đúng/sai cho vấn đề này, nhưng giữ cho mình một khoản riêng và một sự cân nhắc cần thiết có thể giúp bạn quyết định điều gì sẽ là tốt nhất cho cả bạn và người bạn đời. Và vấn đề tế nhị này được đưa ra “cân đo” lợi và hại.
Tài khoản chung
Những cặp đôi “chia sẻ mọi thứ với nhau”
Dấu hiệu của sự gắn bó và tin tưởng lẫn nhau trong hôn nhân là khi 2 người dành dụm tiền của mình vào trong một tài khoản chung. Chia sẻ số tiền mà mình có được với vợ/chồng nghe thật lãng mạn, nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi bạn đồng ý, dù không hoàn toàn nhưng cũng phần nào ủng hộ việc chi tiêu bao nhiêu và để lại bao nhiêu.
Miriam Arond, đồng tác giả cuốn sách “Năm đầu tiên của thời kỳ hôn nhân” nói :”Đây giống như là một kế hoạch đòi hỏi các cặp vợ chồng mới cưới cần thận trọng trong giap tiếp và hợp tác về vấn đề tài chính, vì họ đang trong lúc gửi tiền và rút tiền từ cùng một tài khoản”. Điều này cũng có nghĩa là họ phải tôn trọng lẫn nhau đủ để không tiêu quá tay sang cả phần vợ/chồng kiếm được.
Mặc dù vậy, nếu bạn và vợ/chồng của mình có nhiều cách khác nhau để dành dụm tiền, chẳng hạn như bạn là một người chi tiêu khôn ngoan và anh ấy thì chi tiêu tiết kiệm, thì tính cách khác nhau có thể tạo ra sự bất hòa khi một trong 2 người cảm thấy tức giận khi nhìn thấy những sự tiêu pha không cần thiết.
Và sau đó, vấn đề về thu nhập nảy sinh. Nếu như sự chênh lệch về thu nhập cá nhân là quá lớn, điều này có thể dẫn tới sự bất bình đẳng trong việc quyết định “trụ cột” trong gia đình
Video đang HOT
Tài khoản riêng
Cặp đôi độc lập
Có tài khoản riêng không có nghĩa là cuộc hôn nhân của bạn thiếu sự cam kết. Đơn giản là bạn thích giữ bí mật việc quản lý tiền nong của mình. Bạn chi trả cho các khoản mua sắm thông thường bằng chính đồng lương của mình, chẳng hạn như tiền điện, tiền ăn, các kỳ nghỉ lễ- hoặc 50-50 hoặc theo tỉ lệ mà bạn kiếm được, và khoản dư thừa sẽ dành cho các mục đích cá nhân.
Điểm mạnh của cách làm này là bạn có thể sẽ cảm thấy độc lập, và sẽ không phải lo lắng về người bạn đời sẽ nói gì khi nhìn nhấy các hóa đơn mua sắm của bạn.
Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rắc rối khi 2 bạn cần một khoản tiền chung để mua một cái gì đó. Thêm nữa, vì ít bị liên quan, nên có khi kế hoạch mua sắm chung này sẽ bị trì hoãn. Nó cũng đồng nghĩa với việc giảm khả năng bạn có một bức tranh rõ ràng về tình trạng tài khoản hiện tại của đối phương.
Sự kết hợp giữa tài khoản riêng và tài khoảng chung
Cặp đôi tôn trọng không gian riêng của nhau
Với sự thỏa thuận này, mỗi người sẽ giữ tiền của mình theo cả chung và riêng. Tài khoản chung sẽ thường được sử dụng cho chi trả các chi tiêu chung như tiền thuê nhà, điện, thức ăn, trong khi đó tài khoản cá nhân dùng cho mục đích riêng của mỗi người. Hoặc là 2 người sẽ dành ra một khoản để đóng góp vào tài khoản chung.
Lợi ích hiển nhiên của cách này là bạn có khả năng chi tiêu những gì mình thích. Bạn có thể quản lý tài khoản của mình một cách độc lập, đồng thời vẫn đảm bảo vấn đề tiền nong ổn thỏa giữa 2 người. Mặt tiêu cực là bạn càng có nhiều tài khoản riêng bao nhiêu thì bạn sẽ càng tốn nhiều thời gian hơn để ghi chép chúng vào một cuốn sổ.
Ngoài ra, nếu như có một sự chênh lệch về khoản tiền lương mà mỗi người kiếm được, thì bạn phải tìm ra giải pháp làm sao để công bằng nhất khi đóng góp vào tài khoản chung.
Thu nhập từ một phía
Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ mình bạn là người có thu nhập trong gia đình? Sẽ hơi khó khăn một chút nhưng vẫn có 2 cách giải quyết thích hợp cho đôi bên. Thứ nhất, bạn vẫn thiết lập một tài khoản do bạn đóng góp hoàn toàn và sử dụng chúng cho mọi việc liên quan đến 2 người. Thứ hai, người đóng vai trò trụ cột trong gia đình sẽ lập một tài khoản chung và trả “tiền trợ cấp” cho người bạn đời. Nếu cả hai cách đều không khả quan thì cả hai nên ngồi lại với nhau để bàn bạc và cảm thấy thoải mái hơn.
Nhưng cho dù chỉ có chồng bạn là người kiếm tiền hay cả hai cùng có thu nhập, thì lời khuyên cho các cặp vợ chồng mới cưới là, hãy chuẩn bị tinh thần để trải qua một thời kỳ thử thách trước khi cả hai có một sự sắp xếp thích hợp.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Rủi ro khi tin vào lời chàng
Còn tiếp tục nghe những lời đường mật chàng thủ thỉ bên tai, những nguy cơ mà bạn gặp phải sẽ còn tăng lên nhiều. Hãy bảo vệ bản thân mình trước thì bạn mới có thể sống vui vẻ và mạnh khỏe.
Theo Thesite, dưới đây là một vài bẫy chàng hay tung ra với bạn:
Yên tâm, anh sẽ "xuất" ra ngoài
Phương pháp phóng tinh ra ngoài chính là khi tiến hành một cuộc giao hợp bình thường, vào giây phút muốn phóng tinh thì rút "dụng cụ" ra ngoài cô bé.
Phóng tinh dịch ra ngoài có thể đạt được tác dụng ngăn cản tinh trùng kết hợp với trứng nhưng thực thế không tin cậy cho lắm. Một là, đại đa số nam giới rất khó biết chính xác là lúc nào kéo dương vật ra ngoài, khi cao trào và hưng phấn rất khó để kéo dương vật ra ngoài kịp thời. Cho nên có một phần nhỏ tinh dịch đã chảy vào trong âm đạo của người phụ nữ. Vả lại khi phóng tinh thì trong số tinh dịch đầu tiên phóng ra ngoài lại có nhiều tinh trùng nhất, cho nên rất dễ thụ thai.
Hai là dựa vào quy luật sinh lý của dương vật. Thực tế đã chứng minh không phải chỉ khi nào phóng tinh, tinh trùng mới phóng ra theo đường sinh dục của nam giới, mà thường thường trrước khi có động tác phóng tinh, tức là trong khi đang quan hệ tình dục dương vật liên tục dập dình gây hưng phấn, đồng thời với sự co bóp ống dẫn tinh có một số ít tinh trùng đọng lại ở trong ống dẫn tinh có thể thông qua việc phân tiết dịch ở trong đường sinh dục mà chảy ra.
Cho nên ngay cả người có khả năng khống chế mạnh nhất, việc phóng tinh ngoài âm đạo cho dù có nắm vững được thời cơ nhưng trước khi phóng tinh đã có một số tinh trùng chảy ra ngoài thì không thể khống chế được, dẫn đến việc tránh thai thất bại. Vả lại cả hai trường hợp này người đàn ông rất khó biết được.
Anh chẳng có bệnh tật gì thì làm gì phải đi kiểm tra?
Trừ khi hai người có một mối quan hệ ổn đỉnh, "một vợ một chồng" và đã qua kiểm tra các loại bệnh lây lan qua đường tình dục, còn không mọi rủi ro đều xảy ra.
Có thể bạn bị lây bệnh truyền qua đường tình dục mà chẳng hay biết. Khi sự cố xảy ra thì thiệt thòi bao giờ cũng nghiêng về phía nữ. Vì thế, nếu đối tác là người lăng nhăng, anh ta có thể nói dối về các loại bệnh và cố gắng che giấu nó đi. Một số nhiễm khuẩn có thể lây lan bằng cách trực tiếp như dùng kim tiêu chung. Vì thế, là một cô gái lành mạnh bạn chớ qua bỏ các xét nghiệm về HIV và viêm gan.
Em nên làm thế nếu yêu anh
Tình dục là sự lựa chọn và chấp thuận. Nếu không muốn làm một điều gì đó, thì chẳng việc gì phải sợ hãi khi nói "không". Người tình đứng đắn, tử tế và biết quan tâm đến bạn sẽ hiểu và tôn trọng quyết định ấy.
Nếu ai đó cố gây sức ép hoặc buộc bạn tham gia chuyện ấy khi bạn không muốn làm, thì mối quan hệ này khó mà duy trì. Nếu chàng đe dọa bỏ rơi bạn vì đã không dâng hiến thì bạn cũng chẳng cần phải níu kéo. Bạn phải thấy mình may mắn vì đã không phải chịu đựng cảm giác bị lạm dụng.
Một chút chất kích thích không sao đâu!
Vài người cần có chất kích thích để "bốc" hơn, số khác lại coi đó là chất hỗ trợ cho phong độ và sự tự tin của mình. Nếu không tỉnh táo vì uống rượu hoặc dùng thuốc phiện thường xuyên thì bạn cũng có thể đặt mình vào những rủi ro. Rất dễ bỏ qua những quy tắc về tình dục an toàn thậm chí cả sự an toàn của bản thân.
Lưu ý: Mặc dù một số loại thuốc kích thích tốt cho sức khỏe nhưng vẫn cần có kiến thức để hiểu và bảo vệ mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bỏ rơi tình cũ, bất hạnh tình mới Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác đôi khi nó còn lớn hơn lúc đầu. Hoàn cảnh của Hương và Trung là minh chứng cho câu nói: "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa". Yêu nhau được hơn một năm, trong một lần gần gũi, Bình...