Tái hiện trận Bạch Đằng lịch sử trong mô hình dài 4,9m
Tàu giặc to bự nhưng chìm ngổn ngang trước sự dũng mạnh của tàu ta, tất cả được tái hiện chân thực trong sa bàn tại Đền thờ Trần Hưng Đạo (Q.3, TP.HCM).
Sa bàn trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 1288) do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy, sắp hoàn thành dưới sự chỉ đạo của thầy Nguyễn Trung Tín – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM.
Đây là một sản phẩm hết sức công phu, mang lại cho người xem một góc nhìn tổng quan có cả chiều rộng lẫn chiều sâu về một trận chiến vang danh lịch sử. Toàn bộ công trình được thiết kế, xây dựng bởi thầy Tín cùng các cộng sự mà đa phần là học trò cũ.
“Sa bàn trận Bạch Đằng là thành phần quan trọng và hoành tráng nhất trong dự án xây dựng phòng trưng bày lịch sử thời Trần. Ngoài sa bàn trận Bạch Đằng, phòng trưng bày còn giới thiệu nhiều hình ảnh liên quan, một số cổ vật dưới dạng mô hình được chế tác lại dựa trên sản phẩm gốc”, thầy Tín chia sẻ.
Thật vậy, trong một căn phòng rộng 175 mét vuông, dưới bàn tay “ma thuật” của thầy Tín thì mọi thứ được sắp xếp thật khoa học. Vừa bước vào cửa, bên trái là hình ảnh những vùng đất gắn liền với thời Trần, cứ thế người xem có thể di chuyển dần qua phải để tìm hiểu thông tin của 3 trận chiến chống quân Nguyên – Mông, cùng hình ảnh các tượng đài Trần Hưng Đạo từ Bắc chí Nam cũng như các đền thờ của ông. Còn ngay trung tâm chính là sa bàn trận Bạch Đằng rộng 4,9 mét, sâu 3,1 mét.
Toàn cảnh sa bàn trận Bạch Đằng.
Cũng theo thầy Tín, toàn bộ thời gian để hoàn thành phòng trưng bày, trong đó đã tính cả sa bàn trận Bạch Đằng là khoảng 6 tháng. Riêng về sa bàn, việc xây dựng phần phông nền đã phải tốn tới 3 tháng.
Đến hiện tại, dự án chưa hoàn chỉnh, nhưng thầy Tín khẳng định: “Chắc chắn sẽ hoàn thành xong trước rằm (tức trước ngày 8/9 – PV). Sau đó 3 ngày, sẽ có buổi lễ khánh thành vào ngày 11/9″.
Tuy nhiên, về cơ bản mọi thứ đã hoàn thành, chỉ cần cắm thêm cọc – mô phỏng cho việc quân ta sử dụng cọc và thủy triều để làm chìm thuyền địch, sau đó đổ nước vào và đóng kín lại bằng mặt kính. Song để phục vụ công tác tu dưỡng, sửa chữa về sau thì không thể thiếu cánh cửa đi vào từ bên hông sa bàn.
Thầy Tín hướng dẫn các cộng sự cũng là học trò cũ cách cắm cọc lên sa bàn.
Thầy Tín cho biết thêm: “Mọi thứ được thực hiện dựa trên tư liệu lịch sử, kể cả số lượng quân ta và quân địch cũng phải có sự tương quan như ghi chép trong lịch sử. Nếu có ai bảo “quân ta lấy ít địch nhiều” là chưa chính xác, bởi vì quân ta dù sử dụng tàu, thuyền nhỏ nhưng lực lượng cũng rất đông mới có thể đẩy địch vào bãi cọc và khiến địch sập bẫy. Từ đó, thầy Tín ước chừng số lượng mô hình con người đã dùng trong sa bàn là trên một ngàn.
Theo anh Cao Phong, một học trò của thầy Tín tại Trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM, và là một trong những người trực tiếp tham gia chế tác dự án: “Các hình người được làm theo khoảng 50 mẫu khác nhau. Quá trình thực hiện bao gồm lên bản vẽ, thiết kế khuôn, đúc và ghép. Tuy nhiên, do việc đúc các bộ phận của con người riêng biệt nên khi ghép lại có một số nhầm lẫn. Nhưng đó không phải là vấn đề vì khi ghép hình người này với tay, chân khác một cách hợp lý thì vẫn sẽ có được một mô hình người chuẩn”.
Trong khi con người được làm từ nhựa mô hình thì thuyền được làm bằng gỗ balsa, cánh buồm làm bằng vải, tất cả được sơn bằng màu acrylic, sơn mô hình và sơn dầu. Cọc thì được làm bằng gỗ cây bình thường, nhưng chia làm 3 nhóm tương ứng với chiều cao và khoảng cách gần, xa, được cắm chếch về phía trước.
Được biết, đây là một công trình có vốn đầu tư. Mặc dù không thể chia sẻ số liệu cụ thể, nhưng thầy Tín cho biết: “Tính toán lại thì thấy lỗ rồi, nhưng thấy thích nên vẫn cứ vui vẻ làm thôi, không vấn đề gì cả!”.
Thuyền địch to lớn, nhưng bị bao vây bởi thuyền ta.
Quân ta đánh lên thuyền địch.
Các nghệ nhân phải tỉ mỉ dán từng chi tiết nhỏ nhất.
Quân lính đánh nhau trên thuyền địch.
Video đang HOT
Anh Cao Phong, học trò cũ của thầy Tín đang tạo gợn sóng.
Những mô hình người hết sức sống động.
Có cả lửa bốc lên.
Một số cổ vật thời Trần được mô phỏng lại.
Thuyền ta nhỏ bé nhưng đã chiến thắng quân xâm lược.
Cuối tháng 12 năm 1287, quân xâm lược vượt biên giới tiến công Đại Việt. Sau hai tháng, quân Nguyên tuy chiếm dược một vùng rộng lớn, nhưng ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy lãnh đạo kháng chiến của nhà Trần không thực hiện được. Bấy giờ, quân ta tiến công nhiều nơi, quân Nguyên ốm yếu và thiếu lương thực, thiếu tinh thần chiến đấu. Thoát Hoan cũng như các tướng lĩnh của y đã thấy chán nản rã rời, muốn rút quân về. Từ các nguồn tin thu nhập ở Thăng Long và Vạn Kiếp, quân ta đã nắm chắc được lực lượng và kế hoạch rút lui của quân Nguyên. Từ chỗ dự đoán đường rút của quân Nguyên và dự kiến kế hoạch tác chiến của mình, Trần Quốc Tuấn đã dùng đại bộ phận thủy quân cùng một lực lượng lớn bộ binh bố trí thành một trận địa mai phục ở thượng lưu sông Bạch Đằng. Kèm theo đó, một trận địa bãi cọc ngầm được chuẩn bị, bày sẵn đón địch.
Theo Khampha
Cận cảnh "thao trường" của giới mô hình quân sự
Nhiều người gọi việc lắp ghép và sơn mô hình quân sự là thú chơi. Nhưng thực tế đây là một bộ môn nghệ thuật được phát triển lên đẳng cấp cao trên thế giới.
Những người chơi mô hình quân sự ở Hà Nội thuộc diễn đàn Mohinh.net vừa có cuộc họp mặt cuối năm và trưng bày các tác phẩm mới thực hiện.
Hàng chục mô hình quân sự đã được các thành viên diễn đàn Mohinh.net trưng bày tại cuộc họp mặt. Người xem có thể bắt gặp tại đây khẩu pháo tự hành M107 với tên gọi Vua Chiến trường được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hay chiếc máy bay Mig 21 mang số hiệu 5121 của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Phạm Tuân.
Việc lắp ráp, gắn từng chi tiết nhỏ li ti thành mô hình mới chỉ là bước đầu của tất cả người chơi
Đáng chú ý nhất trong lần trưng bày này là những mô hình máy bay Su- 27, Su- 30 MK2 hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Anh Hải - một thành viên Mohinh.net ở Đà Nẵng đã phải đóng những mô hình máy bay có tỷ lệ 1/32 này trong một thùng các tông chứa đầy xốp, rồi vận chuyển qua đường hàng không, mang ra Hà Nội trưng bày dịp cuối năm.
Tuy nhiên, sự kỳ công này xem ra cũng là rất nhỏ so với việc anh Hải bỏ hàng tháng trời ngồi ráp từng chi tiết thành hình chiếc máy bay và sơn phủ mô hình. Người thích thú xem, ngắm vuốt mô hình thì nhiều, nhưng người thực sự mê và theo đuổi để nâng tầm nó thành một thứ nghệ thuật cũng không được bao nhiêu.
Để mang được mô hình máy bay có tỷ lệ 1/32 này từ Đà Nẵng ra Hà Nội, anh Hải phải dùng một thùng các tông chứa đầy xốp
Hiện tại cả nước có vài trăm người chơi mô hình quân sự. Họ thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, đến với thú chơi này bằng niềm đam mê nghệ thuật, ước muốn tái hiện hình ảnh lịch sử qua các mô hình và sa bàn thu nhỏ.
Việc lắp ráp, gắn từng chi tiết nhỏ li ti thành mô hình mới chỉ là bước đầu của tất cả người chơi. Sự khác biệt và đẳng cấp nghệ thuật thực sự phân hóa từ bước làm cũ mô hình để tái hiện nó giống nhất với ngoài đời thực.
Lấy ví dụ một chiếc xe tăng chiến đấu ở môi trường sa mạc Bắc Phi hay môi trường khí hậu ở Châu Âu có sự khác biệt về màu sơn, mảng màu gỉ sét, nước mưa, bùn đất... Công việc của người chơi là phải diễn tả chân thực chiếc xe tăng đó đúng với đời thực, diễn tả chân thực hiệu ứng thời tiết tác động lên xe... Đỉnh cao của nghệ thuật chơi mô hình là sa bàn. Từ một dữ kiện lịch sử, người làm mô hình phải tái hiện sinh động, chính xác và chi tiết một trận đánh, bối cảnh lịch sử bằng mô hình và cách bài trí cảnh vật.
Trong giới mô hình quân sự có thể phân ra nhiều trường phái hay kiểu chơi. Có người thích mô hình xe pháo, tàu bè, lính thời Thế chiến thứ hai. Nhưng cũng có người thích chơi mô hình khí tài quân sự thời kỳ chiến tranh Việt Nam hay hiện đại.
Người chơi mô hình không chỉ am hiểu về màu sắc, tỷ lệ, cấu tạo vật liệu, mà còn phải rất am hiểu lịch sử. Nói cách khác, tìm hiểu lịch sử, đối chiếu - so sánh lịch sử là sở thích, công việc của tất cả người chơi mô hình.
Mô hình quân sự được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, phong trào này mới thực sự nở rộ ở một số thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... nhờ sự xuất hiện của nhiều diễn đàn online dành cho người chơi. Tại đây, người tham gia có thể học hỏi được kỹ thuật, kinh nghiệm lắp ráp, sơn phủ, làm cũ mô hình, cũng như dựng lại sa bàn một trận đánh, bối cảnh trong lịch sử.
Dưới đây là một số mô hình được trưng bày trong cuộc gặp mặt cuối năm của các thành viên Mohinh.net.
Hàng chục mô hình được đem đến trưng bày trong cuộc gặp mặt cuối năm của diễn đàn Mohinh.net
Đỉnh cao của chơi mô hình quân sự chính là sa bàn. Trong ảnh, sa bàn xe tăng KV-1 của Hồng Quân Xô Viết bên rặng cây bạch dương.
Các chi tiết từ thùng phuy đến cây cỏ được tái hiện với màu sắc như thật
Pháo tự hành M107 còn được mệnh danh Vua chiến trường sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Mô hình xe thiết giáp Sdkfz 222 của quân đội Đức trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Mô hình xe thiết giáp BTR60- BP
Xe đầu kéo Maz 537
Tăng T90 tỷ lệ 1/35
Mô hình máy bay Sukhoi 27, tỉ lệ 1/72
Khoang lái của máy bay được lắp ghép, sơn phủ tỉ mỉ tới từng chi tiết
Mô hình tái hiện chiếc máy bay lịch sử Mig 21 mang số hiệu 5121 của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Phạm Tuân.
Để lắp ghép, sơn phủ và làm cũ một chiếc tàu chiến với cả nghìn chi tiết, người chơi phải mất hàng tháng trời. Trong ảnh, tàu tuần dương hạm Varyag, tỷ lệ 1/350.
Nhiều chi tiết trên mô hình tàu chiến cực kỳ nhỏ.
Tàu khu trục Sovremenny tỷ lệ 1/200
Máy bay trực thăng siêu nhỏ trên mô hình tàu khu trục hạng nhẹ USS Nicholas- Acedemy.
Trực thăng siêu nhỏ
Mô hình Mi-8MT tỷ lệ 1/35 của thành viên Vnbadboy
Phần lớn dân chơi mô hình quân sự đều ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có không ít người chơi hiện là sinh viên đại học, học sinh trung học phổ thông. Họ đến với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, niềm đam mê và say sưa nhìn ngắm các tác phẩm mô hình nghệ thuật.
Theo Khampha
Chuyện về tướng Trần Khánh Dư và lệnh ép dân đội nón Ma Lôi Trần Khánh Dư là một vị tướng giỏi, một người nhạy cảm và tiên liệu được các khả năng của địch, nhưng không phải là con người nhân hậu... Đại Việt sử ký chép về tư cách đạo đức của Khánh Dư "tham lam, thô bỉ, những nơi ông trấn nhậm, mọi người đều rất ghét".Khánh Dư cũng là người có đầu óc...