Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Hà Nội
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của cư dân đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi sẽ được tái hiện trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam – Đồng Mô – Sơn Tây – Hà Nội từ ngày 18 đến 23-11-2013.
Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc Việt Nam là hoạt động thiết thực, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn người xưa thuộc hải đội Hoàng Sa.
Yên Vân
Theo ANTD
Nước hồ Gươm dâng cao: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao?
Tính mạng của cụ Rùa và số phận của những ngôi nhà tồi tàn, tối tăm, ẩm thấp ở khu phố cổ của Hà Nội sẽ ra sao khi nước hồ Gươm dâng cao?
Hà Nội đang hứng những cơn mưa cực lớn, khiến nhiều người lo ngại, trận mưa lịch sử 2008 tái hiện
Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, mưa lớn khiến hồ Gươm (Hà Nội) ngập lụt, nước tràn lên các tuyến đường xung quanh gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Trước thực trạng này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Hà Đình Đức.
Video đang HOT
- Mưa lớn khiến hồ Gươm ngập nước tràn ra đường, vậy cụ Rùa có bị ảnh hưởng không, thưa ông?
Nước ở hồ Gươm từng dâng cao, tràn lên các tuyến phố nhiều lần rồi, nhưng năm nay tình hình nước nôi ổn định nên cụ Rùa xuất hiện rất ít. Theo tôi, với tình hình như hiện nay, không có gì đáng lo lắng cho tính mạng, sức khỏe của cụ Rùa.
Nước hồ Gươm tràn bờ: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao?
Hồ Gươm không phải là hồ chứa nước thải như nhiều hồ khác nên người dân buộc phải đi lại qua đây trong những ngày mưa gió như thế này nên cũng không đáng lo ngại lắm.
Mưa lớn cũng có phần tốt vì nó giúp pha loãng nước vốn có trong hồ với nước mưa tự nhiên, làm giảm độ ô nhiễm trong hồ.
- Liệu cụ Rùa có ngoi lên bờ không?
Cũng có thể lắm chứ. Nhưng Hà Nội đã có một đội an ninh rất đông đảo luôn túc trực quanh hồ. Họ sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an ninh trật tự quanh hồ cũng như sự an toàn cho cụ Rùa.
- Trước đây, cụ Rùa đã từng lên bờ chưa?
Cá nhân tôi thì chưa từng chứng kiến cảnh đó, nhưng vào những năm 60, ông Đào Quang Thép, lúc đó là biên tập viên Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội ở 47 Hàng Dầu, có nói với tôi rằng trời mưa to, một cụ Rùa bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).
Cụ này sau đó được đưa về 40 Hàng Bài. Lúc đó, chưa ai quan tâm tới cụ Rùa nên người ta đã mang cụ về làm thịt. Đó là cụ Rùa thứ 3 trong 4 cụ Rùa.
"Nhà rùa học" Hà Đình Đức
- Trong lần ngập lụt này, nhiều người cũng lo ngại chuyện tương tự kể trên sẽ xảy ra. Ông có cùng lo lắng trên không?
Tôi tin tưởng rằng đội an ninh túc trực quanh hồ sẽ có trách nhiệm bảo vệ cụ Rùa.
- Nếu thấy cụ Rùa lên bờ, người dân nên làm gì?
Cứ để bình thường rồi cụ lại xuống hồ chứ không nên xua đuổi hay làm ầm ĩ lên. Nếu kẻ xấu có ý định bắt cụ Rùa, đội an ninh sẽ bắt giữ họ.
Trước đây, cũng có trường hợp bắt rùa ở hồ Gươm, nhưng không phải loại rùa có họ hàng với cụ Rùa. Công an đã vào cuộc truy tìm những kẻ bắt rùa ở hồ Gươm, nhưng kết quả điều tra cho thấy người ta bắt, mua bán loại rùa khác, không phải rùa quý ở hồ Gươm.
- Theo ông, số phận của những căn nhà tồi tàn ở khu phố cổ sẽ ra sao?
Mưa lũ như thế này gây ảnh hưởng rất đáng lo ngại tới những căn nhà đó. Những ngôi nhà tồn tại lâu quá rồi mà không được cải tạo khó tránh khỏi đổ, sập.
- Vì đâu mỗi lần xảy ra mưa lớn, phố Hà Nội lại thành sông?
Trước năm 1954, cơ sở hạ tầng ở Hà Nội chỉ đủ dùng cho khoảng 500.000 người. Nhưng càng về sau, thành phố càng đông dân, trong khi hạ tầng không được cải tạo nhiều hoặc cải tạo theo kiểu chắp vá nên cơ sở hạ tầng nhất là phần cấp thoát nước chưa được chú ý.
Mặt khác, nền đất của Hà Nội khá thấp, chỉ cao hơn mặt biển 6 mét nên nước khó tiêu, thường phải tiêu bằng cách cưỡng bức tức là dồn nước xuống chỗ trũng rồi bơm đẩy ra sông Hồng chứ nước không thể tự tiêu được.
Nếu hệ thống máy bơm trục trặc hoặc không hoạt động thì Hà Nội sẽ ngập lụt trên diện rộng.
Nói chung, không thể lường trước được hậu quả trước những thiên tai, dịch họa, nhưng các nhà quản lý ở Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước dân vì điều đó.
Lãnh đạo Hà Nội thường không công bố rõ ràng là họ đang làm cái gì, làm từ đâu đến đâu, chương trình như thế nào để người dân còn biết. Chẳng hạn ở Lò Đúc, họ cứ thi nhau ngày đêm đào lên, lấp xuống khiến ngày mưa thì đường lầy lội, ngày nắng thì bụi bặm mà rồi dân cũng chẳng biết họ đang làm gì.
Chưa kể, mưa lớn thế này, các di tích lịch sử đã xuống cấp mà chưa được trùng tu sẽ gặp nguy, có thể bị sập đổ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Xahoi
Tìm kiếm tàu cổ khác xung quanh tàu 700 tuổi Nhằm bảo tồn di sản văn hóa dưới nước ở vùng biển Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi vừa quyết định giao cho Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương tiếp tục mở rộng vùng khảo sát, tìm kiếm các con tàu cổ khác xung quanh con tàu cổ 700 tuổi. Tàu cổ 700 tuổi chứa "kho cổ vật" chìm đắm ở vùng biển Bình...