Tái hiện hình ảnh của người Ai Cập cổ đại cách đây 35.000 năm
Các chuyên gia Brazil đã sử dụng hình ảnh kỹ thuật số để tái hiện khuôn mặt của một người đàn ông sống ở Ai Cập cổ đại khoảng 35.000 năm trước.
Tái dựng hình ảnh từ hài cốt của một người đàn ông gốc Phi, tuổi từ 17 đến 29 vào thời điểm tử vong. Ảnh CÍCERO MORAES
Nhà khảo cổ học Moacir Elias Santos, công tác tại Bảo tàng Khảo cổ Ciro Flamarion Cardoso thuộc Ponta Grossa (Brazil), và nhà thiết kế đồ họa 3D Cícero Moraes đã dựa vào hài cốt được khai quật ở Ai Cập để tái hiện hình ảnh kỹ thuật số về người Ai Cập cổ đại.
Hình ảnh là kết quả của nỗ lực thể hiện khuôn mặt của hộp sọ Nazlet Khater 2, hóa thạch 35.000 năm tuổi được tìm thấy ở Thung lũng sông Nile năm 1980, theo Đài CNN hôm 8.4.
Kết quả phân tích nhân chủng học sau đó xác định hài cốt thuộc về một người đàn ông gốc Phi, tuổi từ 17 đến 29 vào thời điểm tử vong. Đối tượng có chiều cao 1,6 m khi còn sống.
Đội ngũ chuyên gia đã sử dụng biện pháp ước lượng khuôn mặt và phép đo ảnh để hoàn tất việc tái hiện hình ảnh khuôn mặt từ một hộp sọ, hiện được bảo quản ở Bảo tàng Quốc gia về Nền Văn minh Ai Cập ở Cairo.
Đây cũng là quy trình được các chuyên gia thế giới gần đây áp dụng nhằm xác định cách thức con người tiến hóa qua các thế kỷ.
Hồi tháng 2, các nhà nghiên cứu công bố mô hình tái dựng 3D một phụ nữ người Nabatae cổ đại, dựa trên hài cốt được tìm thấy vào năm 2015 bên trong một ngôi mộ 2.000 năm tuổi ở Hegra (Ả Rập Xê Út).
Hé lộ lý do khiến người Ai Cập cổ đại sùng bái loài mèo
Hai ông Santos và Moraes hy vọng công trình của họ có thể cung cấp thêm thông tin cho lĩnh vực nghiên cứu về tiến hóa ở người. Hình ảnh này của người Ai Cập cổ đại dự kiến sẽ được công bố tại một cuộc triển lãm trong thời gian tới.
Ngôi mộ cổ Ai Cập 3.800 tuổi mỗi năm phát sáng một lần?
Đặc điểm độc đáo nhất của ngôi mộ cổ chính là kiến trúc của nhà nguyện khi mỗi năm một lần, vào ngày đông chí, toàn bộ không gian sẽ bừng sáng rực rỡ.
Ngôi mộ cổ có nhà nguyện hướng về phía mặt trời mọc vào ngày đông chí (22/12) có thể là ngôi mộ cổ nhất thuộc loại này ở Ai Cập.
Nhóm khảo cổ học đã phát hiện thấy ngôi mộ độc đáo này ở gần thành phố Aswan nằm trong nghĩa địa cổ Qubbet el-Hawa. Công trình được xây dựng dưới triều đại thứ 12 của Ai Cập cổ đại.
Nhà nguyện sáng rực vào ngày đông chí nhờ thiết kế hoàn hảo (Ảnh: Lives).
Trước đó, đây là nơi an nghỉ của 2 người đứng đầu các thành bang cổ đại với chức vụ là thống đốc. Những kẻ trộm mộ đã tới lấy đi hầu hết những món cổ vật quý giá, đồ tạo tác và cả 2 xác ướp. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, bản thân ngôi mộ tuổi đời 3.800 năm này vốn là một báu vật.
Bên trong mộ cổ còn có một nhà nguyện. Nơi này ban đầu đặt tượng của vị thống đốc xây dựng lăng mộ. Nhưng công trình chưa bao giờ được hoàn thành. Lý do vì sao đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tên vị thống đốc xây dựng ngôi mộ vẫn chưa được biết. Trong khi vị còn lại có tên là Heqaib III theo dòng chữ cổ tìm thấy tại lăng và ghi chép lịch sử để lại. Họ từng phụ trách thị trấn Elephantine gần đó ở những thời điểm khác nhau.
Các chuyên gia nhận định, đặc điểm độc đáo nhất của ngôi mộ cổ chính là kiến trúc của nhà nguyện. Mỗi năm một lần, vào ngày đông chí, toàn bộ nhà nguyện lại bừng sáng rực rỡ.
Hiện tượng tưởng như kỳ bí này thật ra là khoa học thuần túy. Theo tính toán của các kỹ sư thời Ai Cập cổ đại, họ đã tính toán tỉ mỉ khi xây dựng lối vào nhà nguyện sao cho tia nắng mặt trời ngày đông chí chiếu thẳng vào trong. Chỉ trong đúng ngày đó, mặt trời có thể chiếu thẳng hoàn toàn và thắp sáng không gian bên trong.
Những công trình cổ đại cho thấy trí tuệ của người Ai Cập cổ sớm sở hữu nhiều kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực (Ảnh: Independent).
Điều này được coi là một minh chứng cho thấy những người Ai Cập cổ đại sớm sở hữu những kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực toán học và hình học không gian, qua đó giúp họ tạo nên nhiều kỳ quan lớn trong đó có ngôi mộ này.
Ngôi mộ cổ lần đầu được phát hiện vào năm 1885 do nhà Ai Cập học Ernest Alfred Thompson Wallis Budge tìm thấy. Nhưng tới tận giai đoạn 2008-2018, các chuyên gia mới tiến hành khai quật. Kết quả phân tích cho thấy tuổi đời của công trình khoảng 3.800 năm.
Ai Cập vẫn đang nỗ lực phục hồi lĩnh vực du lịch chủ chốt của mình, thông qua việc công khai hàng loạt những phát hiện ngành khảo cổ gần đây.
Trước đó, ngành du lịch mũi nhọn của nước này bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc nội chiến xảy ra từ năm 2011, rồi tiếp đó bị giáng thêm đòn mạnh do Covid-19 gây nên.
Bằng chứng chứng minh du hành thời gian là có thật? Các nhà nghiên cứu nghi ngờ chữ tượng hình Ai Cập cổ đại giống như hình máy bay, tìm thấy trong một ngôi đền cổ là bằng chứng về du hành thời gian. Những phát hiện khảo cổ ở Ai Cập luôn ẩn chứa nhiều bí mật bất ngờ về lịch sử, làm say mê các nhà nghiên cứu hàng nghìn năm qua....