Tái hiện hàng loạt nghi lễ cung đình triều Nguyễn
Ngoài phục dựng và đưa vào hoạt động thường xuyên lễ đổi gác dưới cung vua Nguyễn, du khách đến tham quan Hoàng thành Huế còn có cơ hội thưởng thức những bản Nhã nhạc cung đình.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 5/3, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đơn vị đã phục dựng và đưa vào hoạt động hàng loạt nghi thức cung đình từ lễ đổi gác đến các đội đại nhạc, tiểu nhạc phục vụ khách tham quan. Từ ngày 26/3, các nghi lễ này sẽ được tái hiện từ 9h đến 9h30 sáng hàng ngày.
Đám rước từ chân Kỳ Đài tiến vào Hoàng Thành làm lễ đổi gác. Ảnh: Trương Hải
Video đang HOT
Nghi lễ đổi gác có từ thời đầu triều Nguyễn với việc các đội lính kiểm tra đổi gác cho nhau để canh giữ Tử Cấm thành 24/24h. Khi được phục dựng, nghi lễ sẽ được mô phỏng bằng một đám rước nhỏ gồm quan và lính ngự trong trang phục quan, lính, áo, mão Trân thủ Bát dật Võ, đi từ Kỳ Đài vào Ngọ Môn, sau đó từ Ngọ Môn đến nhà hát Duyệt Thị Đường và các điểm di tích…
Cùng với lễ đổi gác, trong Hoàng thành sẽ có các buổi biểu diễn Nhã nhạc với đội đại nhạc tại sân Thế Miếu, đội tiểu nhạc tại sân điện Thái Hòa; trưng bày chuyên đề tại Tả Vu, điện Thái Hòa, Tây Khuyết đài, Thái Bình lâu, điện Thọ Ninh, Trường lang Tử Cấm thành. Vào tháng 4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục đưa ca Huế vào hoạt động tại cung Trường Sanh.
Theo ông Phan Thanh Hải, lễ đổi gác đã được một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc phục dựng thành công, tạo cho du khách sự lý thú khi chứng kiến nghi lễ cung đình xưa. Đây là xu hướng tích cực trong việc phát triển, quảng bá du lịch cung đình.
Du khách nước ngoài thích thú khi được chứng kiến lễ đổi gác. Ảnh: Trương Hải
“Hiện các công trình kiến trúc tại cố đô Huế về cơ bản đã hoàn thành việc phục dựng. Nhưng các hoạt động cung đình còn khá nghèo nàn, thiếu phần hồn. Do đó, việc phục dựng và đưa vào hoạt động lễ đổi gác hay các đội Nhã nhạc có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo không gian, diện mạo xưa, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của hệ thống di tích cố đô Huế”, ông Hải nói.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng lễ dựng cây nêu (dựng cây tre đực vót cành, chỉ để lại phần ngọn với ý nghĩa đề phòng ma quỷ) tại cửa Hiển Nhơn đến Thế Miếu. Nghi thức này được tái hiện bằng các đội lính, nhạc.
Theo VNE
Phục chế thành công bộ Biên Khánh
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa tổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụng bộ Biên Khánh, một loại nhạc cụ truyền thống nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam).
Điều đặc biệt là bộ nhạc cụ này được chế tác bằng chất liệu đá lấy từ vùng núi Nhồi, Thanh Hóa. Đây là lần đầu tiên bộ Biên Khánh được phục chế thành công từ lúc bị thất truyền. Trước đó, năm 2010, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc đã phục chế và chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế bộ Biên Khánh. So với loại nhạc cụ do Hàn Quốc chuyển giao, bộ Biên Khánh mới này có độ dày hơn, và có sự thay đổi màu sắc ở bề mặt đá. Việc phục chế và đưa vào sử dụng bộ Biên Khánh góp phần hoàn chỉnh các loại nhạc khí của nhã nhạc, nhất là để phục vụ trong các chương của Lễ tế Nam Giao và Lễ tế Xã Tắc tại Huế.
Theo ANTD
Hà Nội: Tái hiện thảm họa sóng thần ở Nhật Triển lãm ảnh phóng sự động đất Đông Nhật Bản tại Hà Nội giúp người xem hồi tưởng thảm họa kinh hoàng đã xảy ra cũng như nghị lực phi thường của người dân xứ sở mặt trời mọc. 2 năm sau ngày xảy ra trận động đất, sóng thần kinh hoàng khiến ít nhất 16.000 người thiệt mạng, người dân Nhật Bản...