Tái hiện cuộc chiến khí đốt
Tuyên bố của quyền Thủ tướng Ukraine A. Yatsenyuk dọa sẽ đưa nước Nga láng giềng ra tòa án trọng tài để giải quyết cuộc tranh cãi về giá khí đốt giữa 2 nước đang làm cả châu Âu lo ngại về nguy cơ tái hiện cuộc chiến khí đốt từng làm băng giá châu lục này.
Hệ thống cung cấp khí đốt của châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ Nga
Tuần trước, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã quyết định tăng giá khí đốt bán cho Ukraine từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1.000 m3 với 2 lý do: Thứ nhất, do Kiev không thanh toán đúng hạn và đầy đủ số tiền gần 2 tỷ USD nhập khí đốt còn nợ. Thứ hai, mức giảm ưu đãi 100 USD/1.000m3 mà Ukraine được hưởng là nhờ cho Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân của tại Crimea nay không còn hiệu lực.
Mỗi năm Ukraine tiêu thụ khoảng 50 tỷ m3 khí đốt, trong đó 30 tỷ m3 nhập khẩu từ Nga. Trong bối cảnh nợ nước ngoài của Ukraine tính đến cuối năm 2013 ở mức 80% GDP, tương đương 140 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn là 65 tỷ USD, gấp 4 lần dự trữ vàng của nước này, phải gánh thêm chi phí khí đốt đồng nghĩa với việc kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ. Thêm vào đó, do gần 40% lượng khí đốt xuất sang châu Âu là đi qua Ukraine nên việc Nga – Ukraine rơi vào cuộc chiến khí đốt khiến châu Âu lo sốt vó.
Hiện nay, Bulgaria, Phần Lan và Slovakia gần như 100% phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Pháp, Italia và Đức phải nhập khẩu từ 20 đến 40 % khí từ Nga, còn toàn bộ EU đang phụ thuộc Nga tới gần 30%. Trong các năm 2006 và 2010, do tranh cãi giữa Nga và Ukraine xung quanh giá khí đốt, tập đoàn dầu khí Gazprom từng hạn chế lượng khí đốt xuất sang các nước Tây Âu và Ukraine khiến cả châu lục lao đao.
Video đang HOT
Hơn ai hết châu Âu hiểu những nguy cơ do phụ thuộc khí đốt vào Nga, nhưng thoát khỏi mối ràng buộc này là quá khó. Nhớ lại năm 2009, Chủ tịch Ủy ban châu Âu M. Barroso từng tuyên bố: “Thật không thể chấp nhận khi người tiêu dùng khí đốt châu Âu bị bắt làm con tin trong cuộc tranh chấp giữa Nga và Ukraine. Chúng ta không thể cho phép mình bị đặt trong tình thế như thế này trong tương lai”. Vậy nhưng nay nguy cơ trên tái hiện, châu Âu chưa tìm ra lối thoát nào.
Lời hứa giúp đỡ của Mỹ cũng khá mơ hồ bởi vận chuyển khí hóa lỏng cho những nước nằm sâu trong đất liền ở châu Âu không hề đơn giản do không có đường ống dẫn. Chưa kể, những sản phẩm của Mỹ là từ công nghệ ép đá phiến sét để khai thác dầu mỏ (fracking) đang là một chủ đề gây tranh cãi tại châu Âu vì mức độ nguy hại cho môi trường, đặc biệt là tại Anh, Pháp, Áo, Hà Lan.
Liệu châu Âu và Mỹ có thể lợi dụng được gì từ con số dầu và khí đốt hiện chiếm 70% trong tổng số hơn 500 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của Nga và 52 % ngân sách liên bang? Đúng là tuy giữ vai trò như thị trường tiêu thụ khí đốt lớn nhất của Nga, giúp cung cấp cho cường quốc này sức mạnh, nhưng châu Âu lại không thể biến khí đốt thành đòn bẩy chính trị. Van khí đốt trong tay nước Nga có thể làm cả châu Âu tê liệt.
Theo ANTD
Ukraine dọa kiện Nga ra tòa vì tăng giá khí đốt
Chính phủ Ukraine ngày 5/4 đã có phản ứng gay gắt trước việc Nga tăng mạnh giá khí đốt hai lần trong vòng 3 ngày, với tuyên bố sẵn sàng đưa vụ việc ra tòa. Hiện Ukraine đang là nước phải mua khí đốt từ Nga với giá đắt nhất châu Âu.
Ukraine đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khí đốt
Phát biểu trong một cuộc họp với các bộ trưởng, Thủ tướng Ukraine Asreniy Yatsenyuk đã gọi quyết định tăng giá liên tiếp của Nga là một sự "khiêu chiến về kinh tế", nhằm trừng phạt các nhà lãnh đạo mới Kiev vì đã lật đổ chính phủ do Mátxcơva hậu thuẫn.
Tuần qua, tập đoàn dầu mỏ Gazprom của Nga đã hai lần tăng giá khí đốt bán cho Ukraine thêm 81%, từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1000 m3, khiến quốc gia thành viên Liên Xô cũ này trở thành nước phải mua khí đốt từ Nga cao hơn bất kỳ khách hàng châu Âu nào khác.
Quyết định trên đe dọa làm gia tăng những căng thẳng ngoại giao về tương lai của Ukraine giữa Nga và phương Tây, vốn khiến nhiều quan chức Nga bị cấm vận.
"Áp lực chính trị là không thể chấp nhận được. Chúng ta không chấp nhận mức giá 500 USD (mỗi 1000m3), ông Yatsenyuk khẳng định trong một cuộc họp với các bộ trưởng hàng đầu, được triệu tập để xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế, có nguy cơ làm leo thang căng thẳng tại quốc gia này.
"Nga đã không thể chiếm lấy Ukraine bằng khiêu khích quân sự. Giờ họ đang triển khai kế hoạch thâu tóm Ukraine thông qua khiêu khích kinh tế", vị Thủ tướng tạm quyền tuyên bố.
Ông Yatsenyuk khẳng định Ukraine sẵn sàng tiếp tục mua khí đốt từ Nga với giá 268,5 USD, bởi đây là "mức giá chấp nhận được". Nhưng ông cũng cho biết thêm Ukraine phải chuẩn bị cho khả năng "Nga sẽ có thể hạn chế hoặc ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine" trong vài tuần hay vài tháng tới.
Gazprom hiện vẫn đang cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt cho các quốc gia EU, bất chấp các nỗ lực của Brussels nhằm hạn chế sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Gần 40% lượng khí đốt đó chảy qua Ukraine, trong khi phần còn lại được chuyển qua tuyến ống Dòng chảy phương Bắc đi ngầm dưới biển, tới Đức và các tuyến đường khác qua Belarus và Ba Lan.
Phát biểu trong cuộc họp trên, Bộ trưởng năng lượng Ukraine Yuriy Prodan khẳng định Kiev sẵn sàng đưa Gazprom ra tòa trọng tài tại Stockholm nếu Mátxcơva từ chối đàm phán giảm giá.
"Tôi đã tuyên bố chắc chắn rằng chúng tôi sẽ tìm cách đạt được một thỏa thuận", Prodan nói. "Nhưng nếu chúng tôi không thể thỏa thuận, chúng tôi sẽ tới tòa trọng tài, bởi hợp đồng hiện tại cho phép chúng ta làm điều đó. Hiện vẫn còn thời gian để thỏa thuận với Nga".
Thủ tướng Yatsenyuk thì cho biết Kiev đang thương thảo với một số láng giềng phía Tây về khả năng mua khí đốt từ những nước này. Nếu thành công, giá khí đốt Ukraine phải trả sẽ rẻ hơn mua từ Gazprom khoảng 150 USD/1000 m3. Ukraine đã được Ba Lan và Hungary bán cho một lượng nhỏ.
Theo Dantri
Nga đòi Ukraine trả nóng 11,4 tỷ USD Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 5/4 đã chính thức yêu cầu Ukraine phải trả ngay 11,4 tỷ USD tiền chiết khấu giá mua khí đốt. Động thái có thể khơi mào cho một cuộc chiến pháp lý và làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu. Ukraine sẽ phải thanh toán ngay các khoản nợ cho Nga nếu...